Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh, Điểm Tựa Cho Trẻ Nghèo Và Trẻ Đường Phố


2011-12-01

Blue Dragon Children’s Foundation, Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh, có văn phòng chính ở Ba Đình, Hà Nội, một tổ chức NGO ngoài chính phủ chuyên hoạt động hỗ trợ trẻ đường phố ở Việt Nam.

Photos from Michael Brosowski

Michael đang trò chuyện với các “Trẻ đường phố Hà Nội”.

Giáo viên Michael Brosowski

Từ lúc khởi sự năm 2002, hơn hai nghìn trẻ suýt bỏ học được Rồng Xanh đưa trở lại trường, trên một trăm em trai lẫn gái được cấp phương tiện sinh sống, hơn tám trăm em nhỏ được Rồng Xanh đưa đi khám bệnh, năm thiếu niên nghiện ngập được gởi gắm vào vào trại cai nghiện, kiếm công ăn việc làm cho sáu mươi tư người trẻ, giải thoát một trăm ba mươi mốt trẻ là nạn nhân buôn người, đưa gần một trăm em bụi đời về đoàn tụ với gia đình chỉ nội năm 2010, và trên một ngàn trận bóng đá cho các em vui chơi một cách lành mạnh.
Đó là chưa kể đến bao nhiêu bao gạo phát không, bao nhiêu bữa ăn ngon lành, bao nhiêu ly sửa bổ dưỡng, bao nhiêu chiếc giường êm ấm cho trẻ đường phố, trẻ bụi đời có một nơi ngã lưng khi đêm về.
Hầu hết nói đến ở đây là trẻ con nhà nghèo, trẻ vùng quê bỏ nhà bỏ học đi bụi đời, đi kiếm sống bằng đủ nghề như làm thuê làm mướn, khuân vác, đánh giày, bán vé số, bán hàng rong cho du khách.
Sáng lập Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh là Michael Brosowski, mà tháng trước được đài truyền hình CNN ở Hoa Kỳ vinh danh là “Người Hùng” bởi tấm lòng nhân ái và những việc công ích xã hội mà ông và mang lại cho trẻ đường phố Việt Nam:

Lần đầu tới thăm Việt Nam tôi bị mê hoặc bởi cảnh đẹp quanh vùng
Châu Đốc, khu vực núi Cấm và đồng bằng sông Cửu Long. Tôi nói với bạn
tôi rằng đây là một đất nước xinh đẹp và đáng yêu mà tôi muốn trở
lại.

Michael Brosowski

Tôi là người Australia, lớn lên từ nông trại, trở thành giáo viên Anh ngữ tại Sydney.
Năm 1999, Michael Brosowski đến Việt Nam lần đầu tiên như một du khách. Năm 2002, ông trở lại trong tâm trạng về chốn cũ để thực hiện một điều gì mới mẻ cho bản thân mình:
Lần đầu tới thăm Việt Nam tôi bị mê hoặc bởi cảnh đẹp quanh vùng Châu Đốc, khu vực núi Cấm và đồng bằng sông Cửu Long. Tôi nói với bạn tôi rằng đây là một đất nước xinh đẹp và đáng yêu mà tôi muốn trở lại.

Những cậu bé làm nghề đánh giày trên đường phố

Những cậu bé làm nghề đánh giày trên đường phố

Khi trở lại Việt Nam tôi sống tại thành phố Hồ Chí Minh một thời gian trước khi dọn hẳn ra Hà Nội, làm việc tại Đại Học Kinh Tế Hà Nội.
Thế rồi, từ những buổi chiều sau giờ làm việc, lang thang trên đường phố thủ đô, Michael Brosowski gặp gỡ và làm quen với những em bé đánh giày :
Phần đông mấy em đó là con trai, tuổi từ 14 đến 17, đa số từ miền quê lên Hà Nội. Các em không có cơ hội đến trường, nhưng điều tôi cảm nhận là chúng rất muốn đi học, khao khát được đi học. Chúng là những đứa trẻ tốt vì cố gắng kiếm tiền giúp gia đình .
Và khi biết tôi là thầy giáo dạy tiếng Anh các em bày tỏ với tôi là muốn học lắm. Chuyện giản dị thế thôi, từ chỗ lân la trò chuyện với những em đánh giày đó trong tôi nẩy ra ý nghĩ là tại sao mình không làm điều gì thiết thực để đưa các em ra khỏi cảnh nghèo nhỉ. Còn nhớ khi đó tiếng Việt của tôi tệ lắm chứ không được như bây giờ đâu.

Nhờ một nhóm sinh viên tại trường Đại Học Kinh Tế, vốn đều là học trò của ông, đề nghị giúp một tay, một lớp dạy Anh văn cho trẻ đánh giày mở cửa mỗi tuần một lần vào chiều Chúa Nhật.
Và cứ sau mỗi buổi học thì chúng tôi dẫn các em đi ăn tối, ăn phở bò ở cái quán nơi góc đường thôi. Cho đến khi có thêm nhiều trẻ lang thang nữa đến học thì chúng tôi quyết định thành lập một đội bóng đá. Cứ thế đội bóng đá của các em dàn quân mỗi tuần và trò chơi lành mạnh này tiếp tục mãi đến giờ.

Và khi biết tôi là thầy giáo dạy tiếng Anh các em bày tỏ với tôi là
muốn học lắm. Chuyện giản dị thế thôi, từ chỗ lân la trò chuyện với
những em đánh giày đó trong tôi nẩy ra ý nghĩ là tại sao mình không
làm điều gì thiết thực để đưa các em ra khỏi cảnh nghèo nhỉ.

Michael Brosowski

Vì càng ngày càng nhiều trẻ lang thang, trẻ nghèo, trẻ từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tìm đến càng đông, nhu cầu trợ giúp cũng tăng lên, Michael Browsowski phải làm thêm nhiều việc, kiếm thêm nhiều giờ dạy ở đại học cho đến khi quyết định tập trung những hoạt động hỗ trợ trẻ đường phố.

Tổ Chức Blue Dragon

Năm 2003, Michael Brosowski đăng ký tại Australia, trở thành NGO tổ chức trợ giúp trẻ đường phố. Năm 2004 Blue Dragon chính thức ghi danh ở Việt Nam dù đã hoạt động từ 2002:
Tôi lớn lên trong sự nghèo khó, gia đình tôi rất nghèo, không có nỗi một mái nhà tươm tất. Vì thế, khi thấy những em nhỏ Việt Nam ngoài đường phố thì tôi nghĩ chúng cũng giống mình thôi. Dù không cùng xứ sở, văn hoá, tiếng nói, tôi nghĩ tôi vẫn hiểu được các em. Tôi tin chúng là những đứa trẻ tốt, muốn vươn lên, muốn thoát khỏi cảnh đời khó nghèo. Tôi tìm thấy một phần của chính mình qua thân phận các trẻ đường

Những bữa ăn miễn phí của Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh tại Hà Nội
Những bữa ăn miễn phí của Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh tại Hà Nội

phố đó.
Hãy tin tôi đi, những tệ nạn như trẻ bụi đời, trẻ bỏ nhà đi hoang, trẻ đi kiếm sống khi tuổi còn nhỏ dại, dễ biến chúng thành đối tượng bị lạm dụng, bị khai thác, bị bóc lột bởi những kẻ bất lương. Đó mãi mãi và luôn luôn là một vấn nạn lớn của xã hội.

Tôi lớn lên trong sự nghèo khó, gia đình tôi rất nghèo, không có nỗi
một mái nhà tươm tất. Vì thế, khi thấy những em nhỏ Việt Nam ngoài
đường phố thì tôi nghĩ chúng cũng giống mình thôi. Dù không cùng xứ
sở, văn hoá, tiếng nói, tôi nghĩ tôi vẫn hiểu được các em.

Michael Brosowski

Chính vì thế, giám đốc Blue Dragon Michael Brosowski nhấn mạnh, việc đầu tiên khi đến với những đối tượng dễ bị thương tổn đó là tạo cho các em niềm tin và cảm giác an toàn.
Đã có biết bao kẻ bất hảo lợi dụng sự ngây thơ và lòng tin nơi con trẻ để lạm dụng chúng, ông nói tiếp, điển hình những người lớn tuổi có vẻ đáng kính và những du khách bệnh hoạn. Cách hay nhất là phải trò chuyện với trẻ, dạy cho các em biết cảnh giác, biết đề phòng, biết đến với những nơi nào có thể cho em kiến thức, sự hiểu biết và niềm tin để bước vào tương lai.
Rõ ràng là thời đại này không thiếu những kẻ chuyên rình rập các em trai hay em gái nhỏ, dụ dỗ mang chúng đi bán, biến chúng thành nạn nhân, huỷ hoại cả một cuộc đời non trẻ.
Chính vì thế giúp một đứa trẻ nghèo và lang thang, ông Michael Brosowski quả quyết với Thanh Trúc, điều tiên quyết là phải trở thành người bạn thực sự của chúng. Điều này cần thời gian, ông khẳng định, để trẻ hiểu mình và tin mình cũng như mình có thể hiểu được chúng.
Đừng quên là trẻ còn có gia đình, có bà, có cô có chú, và chúng ta cần tìm hiểu gốc gác của chúng. Chỉ nội quá trình tìm hiểu đó thôi mà nếu không tâm lý và không khéo léo thì lập tức chúng ta bị đặt vào một tình

Michael Brosowski và các em trong ngày Tết năm 2010

Michael Brosowski và các em trong ngày Tết năm 2010

huống hiểm nguy mà có thể dẫn tới một kết quả không như ý muốn.

Một tổ chức xã hội hơn là một tổ chức từ thiện

Tùy nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân mà lập kế hoạch giúp đỡ là phương châm của Blue Dragon. Tổ chức có một đội ngũ nhân viên đa phần người Việt, gồm cán sự xã hội, nhân viên tâm lý, điều phối viên giáo dục, nhân viên dạy nghề và hướng dẫn nghề, nhân viên làm việc ban đêm. Nhà an toàn của Blue Dragon tự nó không phải trường học nhưng có một số giáo viên dạy chữ và ôn tập trước khi đem em trở lại trường.
Ngoài ra còn có những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và lo cái ăn cái mặc cho trẻ như đã trình bày ở đầu bài. Cho đến lúc này, những trẻ lang thang hay kiếm sống ngoài đường phố không còn thuần là trẻ đánh giày như lúc đầu mà còn bao gồm trẻ bụi đời, trẻ bị buôn bán, trẻ ở nông thôn lên thành phố đi ở đợ, kể cả trẻ khuyết tật.
Theo cô Hương Giang, chuyên ngành công tác xã hội, quản lý chương trình Bước Tiến trong Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh tại Hà Nội, Blue Dragon với những hoạt động hỗ trợ trẻ đường phố thực chất là một tổ chức xã hội hơn là một tổ chức từ thiện. Quan trọng và cần thiết nhất ở đây, cô nói, là nâng cao năng lực cho trẻ:

Đặc biệt mình không làm chương trình này với mục đích từ thiện mà là
hoạt động xã hội. Từ thiện là mình cầm đến và mình cho, còn ở đây các
cán bộ xã hội cùng làm việc với từng trường hợp cụ thể, mỗi em một hoàn
cảnh khác nhau.

cô Hương Giang

Em đến với Blue Dragon từ khi tổ chức này còn rất nhỏ, cái em thấy hiệu quả của chương trình là nâng cao năng lực cho trẻ em, giúp chúng phát hiện ra vấn đề của chúng là gì. Đặc biệt mình không làm chương trình này với mục đích từ thiện mà là hoạt động xã hội. Từ thiện là mình cầm đến và mình cho, còn ở đây các cán bộ xã hội cùng làm việc với từng trường hợp cụ thể, mỗi em một hoàn cảnh khác nhau.
Hiện tại thì tổ chức còn hỗ trợ trẻ em bị buôn bán nhằm mục đích lao động nữa. Hoặc cũng có một số trường hợp tổ chức giúp trẻ trở về nước từ Trung Quốc.
Buôn bán trẻ em vào đường lao động thì nói rõ để chị hiểu là những trẻ em ở Huế bị bán vào thành phố Hồ Chí Minh để làm việc trong các nhà máy, ví dụ may mặc chẳng hạn. Tổ chức đã giúp các em trở về quê hương. Thực ra lúc đầu họ không nghĩ đó là buôn bán đâu. Sau quá trình làm việc cùng chính quyền địa phương mình mới chỉ rõ cho gia đình hiểu đó cũng là một hình thức buôn bán sức lao động trẻ em. Sau khi phối hợp cùng chính quyền địa phương và gia đình để tiến hành giải cứu thì tổ chức giúp các em trở lại trường.

Ngoài những chương trình hoạt động hỗ trợ trẻ đường phố ở Hà Nội, hiện tại Blue Dragon còn có một dự án ở Huế, một chương trình mang tên Ở Lại Trường Học tại Bắc Ninh, một Nhà Cho Trẻ Em ở Hội An.
Nguồn tài trợ của Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh đến từ các nhà mạnh thường quân và các tổ chức nước ngoài, trong đó cả các đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội.
Đến với Rồng Xanh và sát cánh cùng tổ chức này hơn sáu năm qua, Hương Giang cũng chia sẻ cảm nghĩ tương tự như người sáng lập Michael Brosowski, rằng đến gần để giúp đỡ những trẻ dễ bị tổn thương, tức trẻ đường phố, trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trẻ bị lạm dụng, trẻ khuyết tật, trẻ bị buôn bán vân vân… không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng như trên lý thuyết :
Bọn em nhiều khi gặp những tình huống buồn cười lắm. Mình gặp con họ và sẵn sàng đưa con họ trở về gia đình. Dù là trước khi về mình đã gọi điện rồi nhưng khi đưa về thì họ cứ nghĩ mình …gần như là tống tiền. Thế là họ chuẩn bị ở nhà rất hùng hậu họ chờ mình đến. Nhưng mà thực ra mình có làm gì sai đâu và sau đó thì người ta hiểu. Chứ còn lúc đầu thì người ta đề phòng sợ mình như là buôn bán người đó. Nhiều tình huống buồn cười lắm chứ không phải mình làm tốt mà ai cũng hiểu được đâu.
Nhưng không phải ban đầu ai nấy cũng đều hiểu lầm công việc của Rồng Xanh đâu. Một phụ huynh ở Hà Nội, bà Châu, kể với Thanh Trúc:
Con mình bị down, tức là thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Nói chung nuôi cháu rất vất vả. Nhưng mà sau đó các cháu ở bên tổ chức đến nhà mình, thấy hoàn cảnh gia đình mình rất khó khăn , tài sản gia đình không có gì cả, cho nên cháu được Rồng Xanh hỗ trợ.

Thực ra khi cháu tham gia vào tổ chức Rồng Xanh này, được giao tiếp
thì cháu khôn ra, nó mạnh dạn hơn, nó tự tin hơn, đến nơi thì vui vẻ
hoà đồng với các bạn. Vào đấy thì Rồng Xanh kết hợp giáo dục nên là
cháu có những cái tự lập tốt hơn.

bà Châu ở Hà Nội

Thứ nhất là cháu được hỗ trợ tiền học hàng tháng, cái thứ hai nữa là cho cháu đi khám sức khỏe, thứ ba là cho cháu tham gia những tổ chức vui chơi cùng với các cháu trẻ em đường phố , trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật khác. Thế còn hết giờ học về là cháu đi bơi, mẹ con mình vừa mới đi bơi về đây.
Sự tiến triển rõ rệt nhất nơi đứa con thiểu năng trí tuệ của mình mà bà Châu nhận thấy là:
Thực ra khi cháu tham gia vào tổ chức Rồng Xanh này, được giao tiếp thì cháu khôn ra, nó mạnh dạn hơn, nó tự tin hơn, đến nơi thì vui vẻ hoà đồng với các bạn. Vào đấy thì Rồng Xanh kết hợp giáo dục nên là cháu có những cái tự lập tốt hơn. Cháu được chăm sóc sức khỏe nên trường hợp biểu hiện gì thì đã có sỗ hỗ trợ rồi.
Chưa hết, Rồng Xanh còn là nơi sinh hoạt của cha mẹ các em, để từ đó rút ra ý nghĩa và việc làm xác thực hơn cho con cái:
Khi mà sinh hoạt trong tổ chức Rồng Xanh thì mình nói với các phụ huynh là có những người không thân thích , ở đâu đó rất xa ví dụ như Michael, ví dụ như Hương Giang và một số cháu nữa, làm gì có quan hệ họ hàng với con mình, vậy mình bộc lộ lòng biết ơn bằng cách kết hợp với họ và giúp cho con mình tiến bộ hơn.
Năm 2012, Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh kỷ niệm mười năm thành lập. Dưới mắt Michael Brosowski, từng trẻ bất hạnh, trẻ bụi đời, trẻ đường phố, trẻ tàn tật, trẻ bị lạm dụng vân vân… thì không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào. Mẫu số chung mà các em có là em nào cũng xây đắp một giấc mơ riêng cho mình.
Nếu em muốn học, ông quả quyết, Rồng Xanh phải tìm cách cho em đến trường. Em muốn đi làm để giúp gia đình ư? Rồng Xanh sẽ tiếp sức cho em, dạy nghề cho em . Còn em muốn làm du học sinh, giấc mơ cao vời làm sao, vậy mà Rồng Xanh đã kiếm được một học bổng cho một em qua Singapore và ba học bỗng khác cho ba em qua New Zealand rồi đấy. Quí vị nghĩ sao?
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh, Điểm Tựa Cho Trẻ Nghèo Và Trẻ Đường Phố”

Gửi phản hồi cho Ẩn danh Hủy trả lời