Lưu trữ ngày: Tháng Tư 2, 2012
Giải pháp nào cho ngư dân Việt Nam?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-04-02
Chỉ còn một ngày nữa là đúng một tháng đối với vụ Trung Quốc bắt giữ hai tàu đánh cá của Việt Nam trong khi họ tác nhiệp trong vùng đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà – Quảng Nam hôm 05/07/2011.
Gia đình Blogger Điếu Cày khiếu nại việc làm mờ ám của CA
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012-04-02
Gia đình blogger Điếu Cày, tức nhà báo Nguyễn Văn Hải, vừa gửi đơn khiếu nại việc làm mờ ám của công an đễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Blogger Điếu Cày, tức nhà báo Nguyễn Văn Hải chụp năm 2008 trước khi bị bắt.
Đọc tiếp Gia đình Blogger Điếu Cày khiếu nại việc làm mờ ám của CA
Ngư dân Việt ngày càng gặp khó khăn khi ra khơi!
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-04-02
Dư luận tại Việt Nam tiếp tục quan ngại đến tình hình ngư dân trong nước ra khơi đánh cá bị nước ngoài bắt giữ và mọi thiệt thòi họ phải gánh chịu. Cuộc mưu sinh của những ngư dân ngày càng khó khăn hơn.

Vợ con của 21 ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ ngoài Hoàng Sa mỏi mắt trông chồng, cha.
Bão số 1 gây ảnh hưởng nhiều tỉnh Nam bộ
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-04-02
Bảy tỉnh thành tại khu vực nam trung bộ và nam bộ chịu những thiệt hại do ảnh hưởng của trận bão số 1 gây nên.

Ngay tại TPHCM nhiều cây cổ thụ bị bật gốc gây ùn tắc giao thông.
Sự cố Sông Tranh 2: biện pháp sửa chữa có thuyết phục?
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-04-02
Tình hình đập thủy điện Sông Tranh 2 tại tỉnh Quảng Nam bị nứt và nước chảy ra bề mặt thân đập tiếp tục gây lo lắng cho dân chúng và chính quyền địa phương dù rằng chủ đầu tư có một số trấn an là đập vẫn an toàn.

Những công nhân đang xử lý rò rỉ nước ở thủy điện Sông Tranh 2 hôm 21-03-2012.
Đọc tiếp Sự cố Sông Tranh 2: biện pháp sửa chữa có thuyết phục?
Thấy gì từ cuộc bầu cử bổ sung ngày 01.04.2012 ở Myanmar
Bây giờ là sáng sớm ngày Chủ nhật 01.4.2012 (2555 Phật lịch), chỉ còn chưa đến một giờ đồng hồ nữa 45/48 khu vực (Ủy ban bầu cử công bố hoãn cuộc bầu cử tại 3 điểm ở Bang Kachin, vì lý do an ninh), 6.480.000 cử tri Myanmar sẽ đi bầu bổ xung 45 dân biểu các cấp. Trong đó 37 dân biểu Hạ viện, 06 dân biểu Thượng viện và 02 dân biểu ở hội đồng địa phương (Bang) và sẽ phục vụ cho hết nhiệm kỳ trong năm 2015. Cuộc bầu cử bổ sung lần này sẽ chính thức mở của để cho cử tri Myanmar tại các khu vực bầu cử bổ sung tham gia chọn lựa 45 đại biểu đại diện của họ trong 2 viện Quốc hội. Thời gian bỏ phiếu bắt đầu từ 06 giờ sáng cho đến 16 giờ chiều cùng ngày.
Thế là sau hơn 20 năm, kể từ năm 1989 đến nay không khí bầu cử tự do dân chủ và đa đảng mới trở lại với đất nước Myanmar, kể từ sau khi đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm 1989 và bị chính quyền độc tài quân sự đơn phương hủy bỏ kết quả bầu cử và áp dụng biện pháp quản thúc bà Aung San Suu Kyi tại gia trong hơn 20 năm qua. Hiện nay, theo Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Myanmar năm 2008, quy định Quốc hội gồm hai Viện, Hạ viện và Thượng viên. Hạ viện Myanmar có 440 ghế, trong đó ấn định số lượng 110 ghế được dành riêng cho quân đội, tương tự như vậy 56 ghế trên tổng số 224 có ở Thượng viện cũng dành riêng cho quân đội. Số còn lại 330 ghế ở Hạ viện và 168 ghế tại Thượng viện sẽ được lựa chọn qua thông qua bầu cử của cử tri. Đặc biệt ngoài ra còn có 14 Hội đồng địa phương (Bang). Nói tóm lại, tất cả các cơ quan dân cử từ trung ương đến địa phương đều mặc nhiên phải dành cho quân đội 25% tổng số ghế không cần qua bầu cử.
Đọc tiếp Thấy gì từ cuộc bầu cử bổ sung ngày 01.04.2012 ở Myanmar
Trách nhiệm nặng bao nhiêu?
Có lẽ vụ thấm nước của con đập thủy điện SôngTranh 2 là đề tài nóng nhất hiện nay. Nóng vì nó liên quan đến hàng trăm ngàn con người dưới hạ nguồn với nỗi lo về viễn ảnh con đập bị vỡ do thấm nước không còn khả năng giữ nước như thiết kế.
Đã có hàng trăm ý kiến về lỗi kỹ thuật làm cho con đập trở nên nguy hiểm. Ý kiến của GS.TSKH Phạm Hồng Giang, chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam cho rằng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của một đập nước thủy điện không được phép để nước thấm chảy qua.
GS.TS Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, hiện đang giảng dạy tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng sau khi đi thực tế tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 đã cho rằng nếu có một cơn dư chấn bất thường do động đất ở khu vực này có thể phá hủy đập bất cứ lúc nào.
Nghịch lý ở VN về lãnh thổ và bạn vàng: Cái bẫy đưa dân vào tù?
Một lần, ngồi nói chuyện với một Trung tá an ninh tôn giáo về bài viết “Ba mươi năm chiến tranh xâm lược, đâu rồi lòng yêu nước” anh ta nói:
– Anh viết thế thì được lợi gì? Chẳng qua là Đảng và nhà nước ta tuyên bố vậy thôi, chứ với Trung Quốc, thì mãi mãi đảng và nhà nước ta vẫn xem là kẻ thù truyền kiếp, nhưng nói ra bây giờ không có lợi.
Mình bảo:
– Thế nghĩa là sao? Đảng và nhà nước vẫn tuyên bố 16 chữ vàng và 4 tốt. Chẳng lẽ đảng và nhà nước lại nói ngược sự thật? Nói dối cả dân tộc, cả 90 triệu dân?
– Thì anh phải biết là có những việc người lớn làm nhưng trẻ con không được biết.
– Thế hóa ra, chú coi đảng và nhà nước này mới là người lớn và gần 90 triệu người dân còn lại này là trẻ con cả sao?
– Ví dụ một vụ án hiếp dâm trẻ em thì không thể đưa ra công khai cho cả xã hội biết, như vậy thì tương lai đứa trẻ đó sẽ như thế nào?
Đọc tiếp Nghịch lý ở VN về lãnh thổ và bạn vàng: Cái bẫy đưa dân vào tù?
Ai thắng ai?
Bộ trưởng đến thăm nhà thứ trưởng, thấy thứ trưởng đang đỏ mặt, hầm hầm và lẩm bẩm trong miệng ra chiều rất tức giận, bộ trưởng cười:
– Có gì mà ông giận giữ thế?
– Báo cáo anh, cái bọn này nó láo, báo chí, blốc bờ liếc giờ không coi ai ra gì nữa rồi, chúng nó chửi ầm ầm trên kia kìa.
– À cái vụ lột tiền dân chứ gì, nó chửi kệ nó.