Sau hơn một năm kể từ lần cuối đến thăm và gặp bà con giáo dân Cồn Dầu, những thông tin về mảnh đất Cồn Dầu từ xa lạ đến thân quen đối với chúng tôi ngày càng nhức nhối. Mảnh đất đó rất xa lạ với chúng tôi, ở đó chúng tôi không có người thân, chẳng có họ hàng, không có bất cứ một quyền lợi nào của mình ở đó. Thế nhưng, chỉ đơn giản là mảnh đất đó có những giáo dân, đồng đạo của chúng tôi cũng như những công dân Việt Nam khác đang đau đớn trước nguy cơ bị đàn áp bạo tàn và Cồn Dầu có nguy cơ xóa sổ khỏi mặt đất này bởi một dự án của một vài cá nhân lắm tiền. Những ai đã một lần đi qua Cồn Dầu, chứng kiến thảm cảnh giáo dân và những người dân xung quanh đã chịu, thì chắc chắn sẽ khó có thể yên tâm xếp nó vào một góc ý thức mà không trăn trở. Từ đó, Cồn Dầu trở thành một địa danh luôn nhắc nhở chúng tôi nhớ đến họ. Tiếng kêu vô vọng của những người dân Cồn Dầu và lân cận đã cất lên, khi mạnh, khi yếu nhưng chưa thấm vào đâu những đớn đau, khốn khổ mà người dân Cồn Dầu đã phải chịu.

Anh Toma Nguyễn Thành Năm bị đánh đập cho đến khi chết ngày 3/7/2010
Đà Nẵng và những đổi thay
Chúng tôi trở lại Đà Nẵng lần này trên một chuyến xe đò chạy xuyên đêm từ Hà Nội, chiếc xe gồng mình chở chúng tôi đến Đà Nẵng khi đã khá trưa sau vài bận vỡ lốp. Tìm chỗ ăn và nghỉ ngơi sau một quãng đường xa, nhìn Thành phố Đà Nẵng có nhiều thay đổi so với những lần trước chúng tôi vào. Các tuyến phố giờ có thêm những tấm bảng cấm đánh giày, bán sách báo dạo, bán hàng rong… Những tấm biển nhắc chúng tôi rằng, những nơi này, những kẻ bần cùng đừng bén mảng đến mà kiếm ăn.
<!–more-
Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây