Dự án quyên tặng sách của sinh viên quỹ giáo dục Việt nam

VnBookDrive, Dự Án Quyên Tặng Sách, là một chương trình bắt đầu từ 2007, khi các sinh viên và nghiên cứu sinh VEF Quĩ Giáo Dục Việt Nam gặp nhau ở Florida trong một kỳ sinh hoạt thường niên do VEF tổ chức mỗi năm.

Từ 2007, cứ mỗi năm các bạn trẻ tình nguyện viên của Dự Án Quyên Tặng Sách lại tổ chức ngày Annual Book Day để thu thập, lọc lựa những đầu sách đã xin được rồi gởi về Việt Nam. Tính đến lúc này, 10 đại học trong nước đã ký thỏa thuận nhận sách của VnBookDrive mà nếu đi từ Bắc vào Nam thì có Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Đại Học Thủy Lợi Hà Nội, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội.

Hai trường ở miền Trung gồm Đại Học Vinh, Đại Học Đà Nẵng . Sắp tới, năm 2015, là Đại Học Duy Tân Đà Nẵng.

Trong Nam, các trường hợp tác và nhận sách của VnBookDrive ở thành phố Hồ Chí Minh là Đại Học Tự Nhiên, Đại Học Bách Khoa, Đại Học Tôn Đức Thắng. Mới đây nhất, thêm một đại học muốn liên lạc và xin sách là Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP Hồ Chí Minh.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vnbookdrive-project-10092014090057.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Giờ này anh ở đâu?

Hôm thứ bảy tuần trước nữa toán tuyển thủ quốc gia Bắc Hàn thi đấu bóng tròn Á Vân hội Incheon đã hội họp để gọi là ” nhớ nhung nung nấu vị lãnh tụ khả kính, Thống Chế Kim Jong-Un”

Thông tấn xã KCNA của Bình Nhưỡng viết :”Tâm hồn của toàn bộ nhân viên phái đoàn và cầu thủ đều hướng về Người, mà họ xa cách đã lâu, dù Người đang thức hay ngủ!”

Ký giả ngoại quốc thì chỉ cho rằng phái đoàn cầu thủ không phải là những người duy nhất đang tự hỏi về lãnh tụ trẻ tuổi: Kim Jong-Un đã vắng mặt trước công chúng từ ngày 3 tháng 9.

Sự vắng mặt không phải là chưa từng xảy ra, nhưng lần này gây chú ý. Nhà nghiên cứu về Bắc Hàn của đại học Nam California Mike Chinoy cho rằng Kim Jong-Il, người cha, cũng thường vắng bóng giống như Un.  Từ ngày nắm quyền lực vào tháng 12 năm 2011, Un đã ba lần vắng mặt dài ngày: 21 ngày, 24 ngày và 18 ngày vào tháng 3- 2012, tháng 6- 2012 và tháng 1-2013. Lần này Un vắng bóng đã 26 ngày. Bức màn chính trị kín mít của Bắc Hàn không cho ai thấy Un đi đâu, làm gì.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/kim-s-whereabouts-10092014160528.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bế tắc ở sông Mekong

Ngày 8 tháng 10 năm 2014 tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, tổ chức phi chính phủ Stimson tổ chức một cuộc hội thảo về những tác động môi trường do việc xây dựng các đập nước khổng lồ trên dòng chính sông Mekong. Cuộc hội thảo bàn tới các xung đột quyền lợi của các quốc gia có sông Mekong chảy qua. Chủ trì cuộc hội thảo là Tiến sĩ Richard Cronin, giám đốc chương trình Đông nam Á của tổ chức Stimson. Hội thảo cũng có một diễn giả đến từ Trung quốc là bà Yongmin Bian hiện đang nghiên cứu về luật môi trường tại đại học Georgetown, Hoa Kỳ.

Sông Mekong, nguồn sống của hàng chục triệu người dân châu Á, trở thành điểm nóng của các nước này. Trung Quốc xây hơn chục con đập ở thượng nguồn khiến ngư dân, nông dân ở các nước hạ nguồn gặp khó. Trong khi đó, các nước khác cũng tính chuyện xây thêm 11 con đập khác, nhằm khai thác thuỷ điện, khiến các lo ngại về hệ sinh thái cũng như an ninh thực phẩm ngày càng gia tăng.

Tiến sĩ Richard Cronin, giám đốc chương trình Đông Nam Á của tổ chức Stimson, chia sẻ:

Richard Cronin: 1995 các nước sông Mekong là Lào, Thái Lan, Việt nam và Cam Pu chia đã ký một thỏa thuận nhằm cố gắng tái lập sự hợp tác bền vững và tập trung chủ yếu vào dòng chính của con sông vì những tác động xuyên biên giới của nó.

Các quốc gia này đã triển khai các qui định hợp tác với nhau về các đập trên dòng chính, nhằm trách các xung đột về chủ quyền. Nhưng đáng tiếc là sau 20 năm thì những bước đầu tiên trong việc lập nên các qui định này bị thất bại.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/far-darkness-of-mekong-river-10092014134024.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Ảnh hưởng cuộc biểu tình tại Hong Kong đến TQ và khu vực

Thỏa thuận về đối thoại giữa những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong và chính phủ mới đây đã tan vỡ gây ra những lo ngại về những bất ổn chính trị kéo dài tại Hong Kong. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Bruce Dickson, giảng dạy môn khoa học chính trị và bang giao quốc tế, Giám đốc Trung tâm Sigur về Châu Á thuộc đại George Washington để tìm hiểu câu trả lời.

Việt Hà: Thưa giáo sư, những người biểu tình ở Hong Kong cho rằng chính phủ đã không giữ lời hứa cho phép họ được tự do bầu chọn người đứng đầu đặc khu vào năm 2017, theo ông điều gì khiến Bắc Kinh bỏ lời hứa của mình?

GS Bruce Dickon: Theo quan điểm của Bắc Kinh thì đây là một sự làm rõ luật hơn là một sự thay đổi, tức là người dân vẫn được quyền bầu cử nhưng các ứng cử viên cần phải qua xét duyệt trước đó. Đây là điều mà người Hong Kong không muốn nhưng đối với những người vốn nghi ngờ về khả năng Trung Quốc cho Hong Kong dân chủ toàn bộ thì quyết định này không có gì đáng ngạc nhiên.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/repercussions-of-hk-protests-vh-10092014121631.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Lãnh đạo Khmer Krom biểu tình chống VN bị đe dọa

Cuộc biểu tình của người Khmer Krom chống Việt Nam vẫn tiếp tục trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh.

Ông Thạch Setha, giám đốc cộng đồng người Khmer Kampuchia Krom thành viên tổ chức các cuộc biểu tình này cho đài Á Châu Tự Do biết những diễn tiến và yêu sách của người Khmer Krom trước tuyên bố của ông tham tán chính trị Trần Văn Thông về lịch sử của phần đất mà người Khmer Krom cư trú tại Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Mặc Lâm thực hiện. Trước tiên ông Thạch Setha cho biết:

Ông Thạch Setha: Mình không nói về Đảng cộng sản Việt Nam đàn áp người Khmer Krom đâu, mình biểu tình lần này để nói về vấn đề mà người phát ngôn của tòa đại sứ Việt Nam tại Campuchia nói về lịch sử của Campuchia nó sai  bởi Campuchia Krom trước là đất nước của người Việt Nam. Không phải người Việt ở đó từ ngày đầu tiên đó là điều ai cũng biết nhưng họ nói Khmer Krom là đất nước của người Việt từ lâu rồi vì vậy mình chống lại những điều ổng đã nói sai nhưng đảng Cộng sản Việt Nam không chịu trả lời gì hết vì vậy mới có các cuộc biểu tình này.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/khmer-krom-protest-vn-10092014120559.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Tràn bùn đỏ bauxite Lâm Đồng gây lo ngại

Vụ tràn bùn đỏ xảy ra rạng sáng ngày 8/10/2014 ở nhà máy bauxite Tân Rai Lâm Đồng gây nhiều lo ngại trong bối cảnh nhiều hồ chứa bùn thải quặng sắt và quặng titan đã liên tiếp bị vỡ.

Câu chuyện mới nhất xảy ra ở nhà máy bauxite Tân Rai Lâm Đồng như gióng lên hồi chuông báo động trong dư luận. Theo TS Nguyễn Thanh Giang chuyên gia địa chất hiện sống và làm việc ở Hà Nội, kỹ thuật khai thác khoáng sản có nguy cơ gây độc hại cho môi trường chung quanh đang hiện diện ở nhiều địa phương củaViệt Nam. TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng, việc tổ chức khai thác khá hỗn loạn, không chỉ là đối với bauxite với sắt, ngay cả khai thác titan hay khai thác vàng cũng đang gây ô nhiễm môi trường tàn phá sinh thái rất nặng nề. Ông nhấn mạnh:

“Điều đó chứng tỏ trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng có những vấn đề chưa được xem xét đến một cách chu đáo. Cách đây ít ngày, đã xảy ra vụ vỡ đập hồ chứa bùn thải của mỏ sắt ở Việt Bắc, hôm qua (8/10) lại xảy ra tràn bùn đỏ. Hiện bây giờ họ đã cố tình giải thích rằng đấy chỉ là bùn rửa quặng không phải là bùn thải. Nhưng nói thật, những thông tin như vậy và cách giải thích như vậy thì cũng chưa làm cho người ta yên tâm được, xác suất tin vào lời giải thích ấy nó thấp.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/red-mud-overflowed-at-tan-rai-bauxite-project-nn-10092014114524.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?

Thông tin về bé gái tên Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vì đói đã bị ngã xuống mương chết thảm trên đường đi học về nhà hôm 25 tháng 9, được loan trên mặt báo không khiến dư luận giật mình mà chỉ tỏ lòng tiếc thương cho một cảnh đời không may mắn. Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch UBND địa phương trong phóng sự của kênh truyền hình VTC 14, nói là “nghèo thì có chứ đói thì không. Còn để đánh giá rằng cháu Nhung do ảnh hưởng của cái đói, ảnh hưởng của sự lận đận do sa sút của cái này cái nọ để ảnh hưởng đến cái chết là không phải” đã làm dấy lên sự phản ứng của công luận cho rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội của Chính phủ thờ ơ và vô trách nhiệm đối với đời sống của những người dân vốn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/predictable-deaths-in-vn-ha-10092014103848.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nới lỏng cấm vận vũ khí của Mỹ phải gắn với nhân quyền

Tại Washington phóng viên Vũ Hoàng của RFA có cuộc trao đổi với T.S luật Cù Huy Hà Vũ về một số nội dung liên quan đến dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí của Hoa Kỳ với VN và quan hệ của phong trào dân chủ ở Hong Kong và Việt Nam.

Vũ Hoàng: Kính chào quý khán thính giả của đài Á Châu Tự Do, hôm nay chúng tôi rất hân hạnh được tiếp chuyện với T.S luật Cù Huy Hà Vũ để cùng ông trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc Mỹ mới đây nói sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Thưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, cách đây 4 năm, vào năm 2010, Tiến sĩ đã công khai kêu gọi Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ cũng như kêu gọi Mỹ quay trở lại Đông Á về mặt quân sự để cùng các nước trong khu vực chống lại sự bành trướng bằng vũ lực của Trung Quốc với câu nói nổi tiếng “Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại”. Đầu năm 2012, Tổng thống Obama đã tuyên bỗ chiến lược “xoay trục quân sự sang chấu Á – Thai Bình Dương” và chính quyền Việt Nam cũng đã ngỏ ý mua vũ khí của Mỹ.

Vậy phải chăng việc Mỹ mới đây cho biết sẽ bán cho Việt Nam một số máy bay săn tàu ngầm P3 theo mong muốn của chính quyền Việt Nam như một sự nới lỏng cấm vận vũ khí là bước đầu tiên của việc hình thành liên minh quân sự Việt Mỹ như Tiến sĩ đã kêu gọi?

T.S Cù Huy Hà Vũ: Trước đó 3 năm vào năm 2007, tôi đã có văn bản trực tiếp gửi cho đại Lê Đức Anh, trong văn bản đó tôi đã quyết liệt yêu cầu Việt Nam phải liên minh quân sự với Mỹ bởi vì chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN chống lại hành vi xâm lược của Trung Quốc mà thôi. Đến năm 2010, tôi không thấy chính quyền VN phản hồi tích cực với kiến nghị của tôi, cho nên đến năm 2010 như phóng viên hỏi, thì tôi đã phải công khai đòi hỏi chính quyền VN, trên các phương tiện thông tin đại chúng, phải liên minh gấp với Hoa Kỳ về mặt quân sự để có thể bảo vệ thành công tổ quốc VN, bảo vệ thành công sinh mạng cũng như lợi ích của nhân dân VN….

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lift-weap-rela-hum-right-10092014074848.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Tham vọng và âm mưu chiến lược của TQ ở biển Đông

Tân hoa xã  vào ngày 7 tháng 10 vừa qua loan Trung Quốc vừa hoàn thành đường băng dài 2000 mét trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trong khi đó lâu nay cũng có cảnh báo về mối nguy của việc Trung Quốc cho cải tạo, xây dựng một số khu vực đảo đá mà họ chiếm được trước đây tại Trường Sa thành căn cứ quân sự cả không và hải quân.

Vậy đó là những mối nguy gì và phản ứng của một số nước chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam ra sao?

Tờ PhilStar của Philippines số ra hồi ngày 30 tháng 9 trích dẫn phát biểu của một quan chức cap cấp nước này nêu rõ hoạt động của Trung Quốc cho cải tạo và xây dựng phát triển một số bãi đá đang tranh chấp tại khu vực Biển Tây Philippines, ( mà Việt Nam gọi là Biển Đông) rõ ràng là một phần của kế hoạch nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực này.

Vị quan chức này dẫn nguồn từ những nghiên cứu quân sự và công tác giám sát lãnh thổ liên tục cảnh báo là Trung Quốc đang tiến rất gần đền việc thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn khu vực hiện đang có tranh chấp với các nước khác gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ch-ree-develp-prel-air-zo-10092014063700.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.