Trào lưu sống thử ở Việt Nam

Báo chí Việt Nam có không ít các bài viết chỉ trích trào lưu sống thử, cùng hàng loạt các câu chuyện cảnh tỉnh về sự thiệt thòi của các cô gái lỡ dại sau khi tình yêu đổ vỡ. Tuy nhiên, trào lưu sống thử ngày càng phổ biến. Đối với nhiều người, sống thử còn được coi là cần thiết để dẫn tới hôn nhân.

Trào lưu sống thử ở Việt Nam được cho là bắt đầu trong giới sinh viên vào thập niên 90, và được gọi là “tình yêu bếp dầu”. Hiện chưa có một số liệu thống kê của các cơ quan hữu quan về tình trạng này, tuy nhiên các con số không chính thức đều cho thấy trào lưu này ngày càng lan rộng.

Một thống kê tại đại học Mở, Hà Nội, vào năm 2010 thì có tới một phần ba sinh viên sống thử trước hôn nhân. Trước đó 5 năm, một nghiên cứu khác ở TP HCM thì cho thấy tỷ lệ sống thử ở giới trẻ là 5%. Một khảo sát không chính thức của một blogger có khoảng 3,000 người tham gia thì phần lớn người tham gia ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/cohabi-befor-marriage-10122014055100.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Chủ đề Việt Nam của các nhạc sĩ trẻ

Cảm nhận chung về chủ đề sáng tác của các nhạc sĩ trẻ trong nước thời gian gần đây là tình yêu đôi lứa, nhưng nếu để ý kỹ, người nghe vẫn bắt gặp nhiều tác phẩm mới ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước với lời ca và giai điệu hiện đại, khỏe khoắn… các nhạc sĩ trẻ đã làm nổi bật hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi mới, thân thiện, người dân hiếu khách và yêu chuộng hòa bình.

Nhạc phẩm Việt Nam đã được trao giải Bài Hát Của Năm năm 2010 cho ca nhạc sĩ trẻ Mai Khôi. Với nền nhạc pop êm ái, Mai Khôi đã khắc họa một góc Việt Nam ẩn hiện qua cảnh làng quê thanh bình, xanh ngát. Ngay từ câu hát mở đầu Mai Khôi đã thốt lên “Xin được viết lên bài hát ca ngợi quê hương của tôi. Ôi, Việt Nam đẹp xinh muôn màu, cùng tình người ấm áp” tiếng guitar quen thuộc kết hợp với lời ca giản dị được cất lên để ngợi ca sự yên bình của đất nước và chan chứa tình người. Câu kết “rạng ngời” được Mai Khôi lặp đi lặp lại nhiều lần như để diễn tả cảm xúc ngập tràn tự hào về một tương lai Việt Nam tươi sáng. Nhiều chuyên gia âm nhạc đánh giá Việt Namcủa Mai Khôi là ca khúc hợp âm đơn giản, nên dễ hát theo, tạo ra sự cộng hưởng và có khả năng lan tỏa trong cộng đồng. Chính bản thân Mai Khôi đã bộc bạch khi nhận giải thưởng: “Tôi nhìn thấy vẻ đẹp của quê hương mình trong ánh mắt, nụ cười các cô gái, chàng trai. Hy vọng người nghe sẽ đồng cảm với những gì tôi gửi gắm trong từng lời hát, nốt nhạc.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/young-compos-vn-songs-10122014072859.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Văn học phản kháng và cái giá phải trả

Trong những ngày gần đây nền văn học phản kháng trong nước có vẻ trầm lắng trong khi các hoạt động xã hội dân sự mang tính phản kháng lại nở rộ hơn trước. Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Viện, một tác giả có nhiều tác phẩm văn học phản kháng để tìm hiểu thêm về sự việc này.

Mặc Lâm: Xin chào tác giả Nguyễn Viện. Là người có những bài viết, tác phẩm được thừa nhận là văn học phản kháng, nhắc tới dòng văn học này anh có thể cho biết sơ qua những tác giả tác phẩm hay phong trào nào hiện nay đang xảy ra, một cách tổng quát thưa anh?

Nguyễn Viện: Về phong trào văn học phản kháng thì tôi nghĩ rằng nó cũng có ý nghĩa trong một chừng mực nào đó, đặc biệt là nền văn học đó nó không thể chính thức xuất hiện trong nước qua những cơ quan thông tấn báo chí hay là truyền thông chính thống trong nước được mà nó thường xuất hiện trên các trang mạng hay các tờ tạp chí ở hải ngoại. Bởi thế việc phổ biến nó với độc giả trong nước không thật sự rộng rãi. Tuy nhiên không phải vì thế mà nó không hiện hữu. Nếu độc giả quan tâm thì họ có thể tìm thấy không những về văn hay thơ, thậm chí cả hội họa trên các trang mạng như Tiền Vệ hay Da Màu hoặc tạp chí Hợp Lưu ở hải ngoại.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/literary-resistance-n-its-cost-ml-10112014081958.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Kịch sĩ Túy Phượng

Bộ dĩa “Tình Cô Gái Huế” thu thanh thời cuối thập niên 1950, đào kép cải lương đang hát bài bản cổ nhạc, bỗng nhiên ca sĩ kích động nhạc Túy Phượng cất tiếng hát bản nhạc mới, khiến cho nhiều thính giả ở thôn quê lấy làm lạ, mà phần lớn là người ở miền Lục Tỉnh, nhưng nghe riết rồi cũng quen.

Thật vậy, trong vở thoại kịch nếu có ca nhạc xuất hiện thì chẳng ai thắc mắc, bởi nó rất thường xảy ra, nhưng lại gây bất ngờ cho thính giả cải lương thuần túy, do bởi xưa giờ chưa có vở hát nào pha lẫn kịch và nhạc trong đó.

Tôi từng thấy mấy bà mấy cô ở thôn quê miền Tây đi nghe dĩa hát, họ đã lắc đầu:

Chán quá! Hát cái gì khó nghe quá!

Mấy bà già trầu cũng lên tiếng:

Nghe chát lỗ tai quá, thôi hát cái khác đi!

Thế nhưng, như đã nói, hãng dĩa mời Túy Phượng thu thanh là muốn cho dĩa bán luôn cả phía bên những người thích nghe kịch ban Dân Nam, bởi ban kịch nói này cũng được khá nhiều thính giả đón nghe. Lúc dĩa “Tình Cô Gái Huế” mới tung ra bán, đài phát thanh Sài Gòn cho phát rất sớm (có lẽ do hãng dĩa tặng để quảng cáo), thì tại tiệm cà phê ở Ngã Tư Quốc Tế phía sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Nghệ sĩ Năm Châu nói với ký giả kịch trường Phong Vân rằng, soạn giả Quy Sắc và hãng dĩa dùng một mũi tên mà bắn đến 2 con nhạn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-101114-nm-10112014073909.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Ngư dân và chương trình đóng tàu vỏ thép

Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua cho biết sẽ hổ trợ ngư dân đóng tàu mới kiên cố hơn như tàu vỏ thép nhằm có thể chống lại tàu Trung Quốc tấn công đâm vào khi đi đánh bắt tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vào ngày 25 tháng 8 vừa qua, Nghị định 67 do chính phủ ký ban hành hồi tháng 7 vừa qua bắt đầu có hiệu lực. Đây là nghị định qui định một số chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có những ưu đãi về việc vay vốn với lãi suất thấp cho đóng mới những con tàu ra khơi đánh bắt hải sản.

Ngoài nghị định ban hành với mục đích được nói nhằm tăng cường năng lực của ngành thủy sản của một quốc gia ven  biển như vừa nêu, chính phủ Việt Nam trong tháng 7 vừa qua cũng thúc đẩy chi ra 16 ngàn tỷ đồng để hổ trợ cho ngư dân trong việc đóng tàu mới.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stell-ship-for-fishman-10122014051131.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.