Hồng Kông: Phép thử của biểu tình bất bạo động

Cuộc biểu tình bất bạo động của sinh viên học sinh Hồng Kông đã bước sang một bước ngoặc mới khi cảnh sát tiến hành các cuộc đàn áp bằng sức mạnh bất kể người biểu tình vẫn kiên cường không tỏ thái độ chống lại hay bỏ cuộc. Liệu sức chịu đựng của họ kéo dài được bao lâu và thử thách này phải nên chấp nhận trong thái độ nào?

Bất bạo động là cụm từ đang được các nhà tranh đấu cho dân chủ chú ý nếu muốn áp dụng nó vào hoàn cảnh của một tập thể yếu sức chống lại với một chính quyền trang bị tận răng. Một đám đông sử dụng chiến thuật bất bạo động dễ gây khó khăn cho chính quyền hơn là bắt đầu sự chống đối bằng hành vi bạo lực.

Khó khăn mà bất cứ nhà độc tài nào cũng gặp là sự chùn bước trước sự im lặng dữ dội của đám đông. Vũ khí sẽ tỏ ra bất lợi khi dùng nó đối phó với quần chúng bất kể mục đích của họ là gì. Trong nhiều trường hợp, chính phủ sẽ kéo dài sự im lặng hay phản ứng rất nhẹ nhàng chờ đợi sự mỏi mệt và phân hóa ngay trong nội bộ của đầu não tổ chức ấy. Trường hợp của “cách mạng cây dù” đã diễn ra theo kịch bản này và phần tiếp theo mới là sự đối mặt gay gắt của cả hai phía.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hk-the-test-of-non-violent-protest-ml-10162014113312.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Dệt may Việt Nam dựa Ấn thoát Trung?

Dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc, vấn đề đa dạng hóa nguồn cung cấp trở nên khẩn thiết sau biến cố giàn khoan Hải Dương 981. Hiện nay Ấn Độ nổi lên như một chọn lựa mới cùng lúc Hà Nội mở rộng quan hệ với New Delhi một cách đáng chú ý.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới, trị giá xuất khẩu năm 2013 khoảng 20 tỷ USD. Tuy vậy trong cùng năm các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu 14 tỷ USD nguyên liệu dệt may đầu vào như vải, sợi, bông, xơ và phụ liệu. Điều quan trọng là phần lớn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may có xuất xứ Trung Quốc, đặc biệt các loại vải chiếm tỷ trọng 50%. Có thể nói ngoại trừ bông được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và một vài nước khác, về xơ sợi Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Đài Loan và Trung Quốc, một phần nhỏ từ Hàn Quốc và Thái Lan.

Theo bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam cần giảm dần tình trạng phụ thuộc nguyên liệu sản xuất dệt may từ một số quá ít thị trường cung cấp.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-vn-want-india-help-reduce-dep-on-cn-nn-10162014104549.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Campuchia tăng cường kiểm soát rau quả nhập từ Việt Nam

Campuchia vừa lên tiếng sẽ tăng cường kiểm soát rau quả nhập khẩu của Việt Nam qua các cập cửa khẩu biên giới.

Phù hợp luật pháp quốc tế?

Một quan chức không muốn nêu tên thuộc Tổng cục thanh tra xuất nhập khẩu và chống gian lận hải quan của Campuchia (Camcontrol) cho biết Camcontrol của Campuchia đã tăng cường lực lượng thanh tra tại các vùng biên giới giáp Việt Nam để tăng cường kiểm soát hàng gian lận, hàng hết hạn sử dụng, thiếu chất lượng và thiếu vệ sinh; đặc biệt các loại hàng rau gia vị mà Liên minh Châu Âu từng phát hiện 3 lô hàng nhiễm các loại côn trùng gây hại.

Quan chức Campuchia nói rằng các biện pháp kiểm tra nghiêm khắc này phù hợp với luật pháp địa phương và quốc tế. Mọi quốc gia đều có quan ngại riêng sau khi có thông tin nước láng giếng xuất khẩu rau quả bị nhiễm một số loại côn trùng như bọ phấn trắng, ruồi đục quả…

Quan chức của Tổng cục thanh tra xuất nhập khẩu và chống gian lận hải quan của Campuchia nói với RFA: “Chúng tôi yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam tăng cường hợp tác kiểm soát các loại rau gia vị trồng trọt ở Việt Nam. Hướng dẫn người trồng trọt sử dụng phân bón hóa học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và kỹ thuật trồng trọt. Nâng cao cảnh giác các thương lái không nên dùng chất hóa học gây độc hại đến người tiêu dùng hoặc có chứa dư lượng thuốc Bảo vệ Thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-control-vegetables-fruits-fr-vn-qv-10162014093509.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Hội thảo khu vực của tổ chức đào tạo tư pháp về nâng cao bình đẳng giới

Hội thảo khu vực về định chế đào tạo tư pháp về thực hành tốt trong công tác tăng cường quyền phụ nữ diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 vừa qua.

Việt Nam có một đoàn tham dự và Gia Minh nói chuyện với một thành viên trong đoàn là bà Lê thị Thanh Hằng, chuyên viên Ban Hợp tác Quốc tế của Học viện Tư Pháp về một số thông tin liên quan. Trước hết bà Lê thị Thanh Hằng cho biết công tác của đơn vị bà trong vấn đề nâng cao bình đẳng giới.

Bà Lê thị Thanh Hằng: Học viện Tư pháp mong muốn phổ biến, giảng dạy và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào chương trình đào tạo các chức danh tư pháp của Học viện Tư Pháp nhằm nâng cao nhận thức của những chức danh tư pháp đối với luật sư, thẩm phán nhằm bảo đảm hơn nữa việc thực hiện CEDAW ( Công ước Liên hiệp quốc về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ), mang lại cho phụ nữ những quyền bình đẳng.

Gia Minh: Việt Nam cũng tham gia CEDAW rồi, vậy việc như bà nói đưa vào đào tạo thì ra sao rồi?

Bà Lê thị Thanh Hằng: Cho đến nay tại Học viện Tư pháp, nội dung liên quan bình đẳng giới hầu như chưa được chú trong lắm. Tiến tới đây trong tương lai dự kiến chúng tôi cũng sẽ nhận được sự trợ giúp của cơ quan trao quyền cho phụ nữa và bình đẳng giới, viết tắt là UN Women, hổ trợ chúng tôi trong việc chú trọng và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào chương trình đào tạo hiện nay của Học Viện Tư Pháp. Thông qua một số hoạt động như hội thảo, tọa đàm, viết sách- những sách tình huống, sách hướng dẫn; làm sao để giúp cho những đối tượng chức danh tư pháp chú trọng và xem xét vấn đề bình đẳng giới khi đưa ra quyết định.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/judi-train-in-gend-equal-10162014072224.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn

Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính, 74 tuổi, từng là một dân biểu trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa và mới được trả tự do hồi cuối tháng 9 vừa qua trước thời hạn cùng một số tù nhân lương tâm khác như ông Trần Tư, Bảo Giang- Trần Tuấn Nam, Nguyễn Long Hội, Trần Hoàng Giang.

Ông Lê Văn Tính từng bị tù hai lần. Lần thứ nhất là đi học tập sau năm 1975 thời gian 10 năm tại Trại giam ở Tân Lập, Vĩnh Phú ngoài bắc. Lần thứ hai ông bị bắt vào tháng 11 năm 96 sau khi sang Thái Lan tham gia đại hội của Đảng Nhân dân Hàng Động; bị dẫn độ về nước và ra tòa với tội danh ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’.

Gia Minh hỏi chuyện ông Lê Văn Tính về thời gian ở tù kéo dài trong những năm qua. Trước hết ông nói về việc được tự do trước thời hạn mấy năm như sau.

Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Tôi tuyên bố thẳng thừng tôi không bao giờ yêu cầu giảm án hay đặc xá gì cả. Vì hai yếu tố đó là một trong bốn tiêu chuẩn của tù nhân là phải nhận tội mới được xếp loại khá giỏi và mới được giảm án. Đối với cá nhân tôi thì 18 năm mà 14 năm bị biệt giam, giam riêng rồi; chỉ có 4 năm sống chung với tập thể thôi. Tôi không nhận tội.

Nhưng nay chính sách ‘tình người, nhân đạo’ gì đó của Đảng cộng sản Việt Nam mà họ trả tự do cho tôi thì tôi cám ơn. Thế thôi.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poli-pris-le-v-tinh-relea-10162014055950.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt

Lũ, đó là khái niệm có thể nói rằng rất xa lạ với người Sài Gòn, thế nhưng thời gian gần đây, người Sài Gòn bắt đầu tập sống chung với lũ, khác với việc sống chung với nước ngập như trước đây. Sở dĩ nói rằng người Sài Gòn đang tập sống chung với lũ bởi vì tình trạng ngập nước hiện nay ở thành phố Sài Gòn không còn là tình trạng ngập úng như trước đây mà tốc độ dâng nước của các con sông Sài Gòn tràn vào thành phố còn nhanh hơn cả lũ lụt miền Trung.

Một cư dân Sài Gòn tên Miên, ở quận Tư, Sài Gòn, chia sẻ: “Đặc trưng của Sài Gòn là thành phố kênh rạch, xây dựng theo thủy văn tự nhiên. Nhưng giờ mình lấp kênh, rạch bừa bãi rồi nên dễ ngập úng, rất khó để cải tạo. Họ sang lấp để mở rộng diện tích theo sự phát triển của đô thị nhưng không phát triển kèm cơ sở hạ tầng đúng. Cái tên Sài Gòn – Hòn ngọc viễn đông giờ nghe cũ rồi, hài hướt rồi. Cũng nằm trong lý do dốt nát về địa chất, tham nhũng thôi. Thì những địa phương đồng bằng đông dân cư thì tình trạng ngập càng ngày nặng. Nhiều khi ngập cả phường, cả con đường, rất nhiều hệ lụy. Thứ nhất là vệ sinh phòng bệnh cực kỳ nguy hiểm, lưu thông dẫn đến tai nạn giao thông, thứ ba nữa là tài sản gia đình, như bàn ghế tủ hư hết. Liều mà sống chứ quá khổ, quá khổ. Thành phố mà lội giữa sình, đúng là bi kịch.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/saigon-liv-wt-inundation-10152014141556.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

T.S Lê Đăng Doanh: Nợ công của VN tiến rất nhanh

Tỉ lệ nợ công của Việt Nam đã cận kề 65% GDP là mức tối đa được phép, những hệ lụy và giải pháp tháo gỡ sẽ như thế nào?

T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương dành cho Vũ Hoàng một cuộc phỏng vấn. Trước hết, T.S Lê Đăng Doanh nhận định về tình hình nợ công thời điểm hiện nay:

Nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến rất nhanh và đã trở thành một mối quan ngại chung của các chuyên gia kinh tế và của công luận ở Việt Nam. Trước hết là số nợ công mà bộ Tài Chính công bố là số nợ của nhà nước và nhà nước bảo lãnh bao gồm nợ nước ngoài và nợ trái phiếu chính phủ trong nước, trong đó, nợ trái phiếu chính phủ trong nước là tương đối ngắn hạn và có lãi suất cao, cho nên yêu cầu chi trả nợ hàng năm cũng tăng lên rất nhanh, yêu cầu đó trong năm nay và 2015 đã lên tới 25% của chi ngân sách, đây là một tỉ lệ hết sức cao. Điều thứ hai đáng lo ngại là số nợ công mà bộ Tài Chính công bố lại không gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, mà nợ của doanh nghiệp Nhà nước không trả được cũng phải do Nhà nước trả, nghĩa là cũng sẽ trở thành nợ công, đây là một tình huống rất phức tạp, nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp Nhà nước cộng vào thì số nợ công của Việt Nam hiện nay đã lên đến mức trên 105% của GDP và đó là một tỉ lệ quá cao.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-public-debt-quick-outpaced-10152014151510.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bài viết không dành riêng cho Dư Luận Viên

RFA xin giới thiệu bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Già:

Video-clip về một nhóm được lập có tên “Dư Luận Viên” (DLV) do Vietweekly thực hiện vào hôm 03/10/2014 tại quán Cây Thị quận 3, Tp.HCM và đưa lên youtube vào ngày 10/102014 để lại nhiều băn khoăn và tranh cãi trong dư luận [1].

Bài viết này không phải để trách hay nhằm lung lạc những người gọi là DLV, bởi có thể nó vô ích. Dù sao, đại đa số trong họ đều trẻ tuổi, một chút thôi – hy vọng – nếu họ biết: “Người ta không thay đổi khi bạn nói họ nên thay đổi. Con người chỉ thay đổi khi họ nói với bản thân rằng họ phải thay đổi” – Michael Mandelbaum. Do đó, người viết chỉ cố gắng làm nhiệm vụ, đưa ra những thông tin có thật về hiện trạng Việt Nam, với chút mạo muội nhắc lại lời của Giáo sư Michael Mandelbaum kèm thực tế hiển hiện.

Quan trọng hơn, bài viết dành cho thế hệ trẻ xem và suy ngẫm.

Tôi viết cũng để những người cộng sản dù cao cấp hay thấp cấp, dù đang làm việc hay đã nghỉ hưu, dù liên quan gián tiếp hay trực tiếp tạo ra lực lượng DLV, phải soi lại bản thân và tổ chức ĐCSVN của họ, đặc biệt trách nhiệm của người CS đối với tuổi trẻ VN.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/bandocviet-10152014-nng-10152014145354.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Điều kiện cần và đủ cho nghĩa vụ quân sự tại VN – phần 2

Liên quan đến việc sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự năm 2013 được quốc hội VN đang bàn thảo, mời quý vị nghe cuộc chia sẻ về luật này cùng với ba bạn khách mời Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn.

Chân Như: Chúng ta đều hiểu rằng, để duy trì các hoạt động của quân đội thì phải có ngân sách, nhiều ý kiến tại nghị trường đã nêu lên mối lo ngại về ngân sách của việc tăng chỉ tiêu tuyển quân hàng năm cũng như thu hẹp đối tượng được tạm hoãn hoặc miễn Nghĩa Vụ Quân Sự. Mặt khác, số quân dịch hiện tại Việt Nam ước tính khoảng hơn 620.000 người được xem là cao nhất Đông Nam Á. Mối lo ngân sách trong thời điểm hiện nay hoàn toàn có cơ sở, bởi nợ công của Việt Nam đang là vấn đề lớn. Các bạn có nghĩ rằng, Việt Nam cần duy trì quân số lớn vậy hay không ? Bài toán ngân sách quốc phòng nên cân đối ra sao?

Minh Hiển: Tôi xin mượn một câu trong binh pháp của người Trung Quốc ngày xưa là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Lực lượng quân sự của chúng ta được coi là nhất Đông Nam Á nhưng chất lượng theo phản ánh là kém, thì chúng ta hoàn toàn phải xem xét lại  vấn đề này chứ.

Tiến Trung: Đúng như bạn Minh Hiển đã nói là chúng ta cần quân đội ít nhưng phải tinh nhuệ. Do đó chúng ta cần phải giảm số quân thì như vậy lương của những người trong quân đội còn lại sẽ tăng lên.  Thứ hai ngân sách nhà nước do tiền đóng thuế của dân cho nên tiền đó không được phép chia cho hệ thống đảng phái chính trị hoặc cho hệ thống đoàn thể chính trị xã hội mà chỉ chia chính phủ phục vụ dân, trong đó có quân đội.  Do vậy khi chúng ta cắt bớt được hệ thống đảng và hệ thống đoàn thể chính trị xã hội thì quỹ lương sẽ tăng lên rất nhiều. Như vậy sẽ có tiền để trả cho quân đội. Thứ hai, chúng ta thấy Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước rất giàu mạnh trong khu vực Châu Á nhưng họ vẫn phải liên minh với phương tây nhất là Mỹ. Như vậy, chúng ta phải liên kết được với Hoa Kỳ để có được huấn luyện những vũ khí, khí tài để có thể bảo vệ đất nước trước sự đe dọa của Trung Quốc.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/qualific-require-f-military-service-vn-cn-10152014153107.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.