Nhà văn hóa thôn mọc lên như nấm lại bị bỏ hoang

Gần đây, phong trào xây nhà văn hóa cấp thôn ở khắp Việt Nam có thể nói rằng đã phát triển lên tầm mức chiến dịch nhà nước. Đi bất kỳ nơi đâu cũng có thể bắt gặp những nhà văn hóa thôn với tên gọi mỹ miều là Trung tâm văn hóa thôn. Ngay cả những vùng hẻo lánh ở Tây Nam Bộ hoặc những huyện vùng ven Sài Gòn, nơi chỉ có muỗi mòng và những gia đình sống tạm bợ qua ngày đoạn tháng, trung tâm văn hóa thôn hoặc trung tâm văn hóa phường cũng mọc lên chễm chệ dù chẳng để làm gì. Có thể nói là trung tâm văn hóa mọc lên như nấm khắp các tỉnh Việt Nam, mọc lên xong lại bỏ hoang.

Ông Hiệp, một cán bộ văn hóa về hưu, sống tại quận 2, Sài Gòn, chia sẻ: “Cán bộ huyện muốn xây nhà văn hóa, thường thì không có một quy định nào rõ ràng về tỉ lệ phần trăm. Thường thì nó lên dự trù chi phí, các đơn vị thì ăn thêm mấy đồng cắt thôi, còn chủ yếu là các ông lớn ăn hết.”

Theo ông Hiệp, nếu làm một phép tính về trung tâm văn hóa cấp thôn, cấp xã và phường ở Việt Nam thì kết quả của nó nghe ra khủng khiếp không thể tả. Việt Nam có 64 tỉnh thành, trung bình mỗi tỉnh có 15 huyện, mỗi huyện có 15 xã và mỗi xã có 12 thôn, đó là con số bình quân. Và mỗi thôn có một nhà văn hóa. Kinh phí xây dựng bình quân mỗi nhà văn hóa chừng một tỉ đồng, chưa kể đến đất của dân góp vào. Nếu tính tổng thể, một nhà văn hóa gọi là trung tâm văn hóa thôn nuốt hết 3 tỉ đồng.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/deserted-cultural-houses-ttvn-10242014111603.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Trao đổi thư tín với thính giả (24.10.2014)

Tù nhân lương tâm, blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải được giải từ nhà giam ra thẳng phi trường Nội Bài vào lúc 8 giờ tối thứ Ba, ngày 21 tháng 10 để lên máy bay sang Hoa Kỳ mà gia đình ông không hề được phía Việt Nam thông báo.

Một ngày sau, nhiều hãng tin quốc tế đồng loạt đăng tin người tù nổi tiếng Việt Nam là blogger Điếu Cày đến Mỹ bình an. Công luận trong và ngoài nước đón nhận tin này như thế nào?

Trước tiên, Hòa Á trích đăng những lời chúc mừng gửi đến blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải.

Thính giả Khanh Viet Nguyen chia vui:

“Rất vui khi biết Điếu Cày thoát vòng lao lý, đến chốn bình yên”.

Thính giả Thanh Tran Doan tiếp lời:

“Chúc mừng chú được trả tự do. Nhìn hình ảnh chú đơn giản sau khi ra tù thật xúc động. Mong rằng cuộc đấu tranh và nguyện vọng của chú sẽ thành công”.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-102414-ha-10242014102705.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Kinh tế Việt Nam đã hết động lực phát triển

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, người ca ngợi kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại một lần nữa kêu gọi nhà nước thực hiện cải cách. Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, theo VnExpress tại phiên họp Tổ ở Quốc hội ngày 21/10/2014, ông Bùi Quang Vinh khẳng định “đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Việt Nam đã hết động lực để phát triển và Việt Nam cần cơ chế, chính sách mới để phát triển.”

Phát biểu mới nhất của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh làm rõ hơn nhu cầu cải cách đổi mới ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Việt Nam muốn tiếp tục phát triển thì sẽ phải thực hiện cuộc đổi mới lần thứ hai trong lịch sử.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:

“Theo tôi, công cuộc đổi mới sắp tới đây sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ hơn của phía lãnh đạo Đảng và Nhà nước vì nó liên quan đến việc phải thay đổi thể chế, bộ máy Nhà nước, chống được tham nhũng, thay đổi được vai trò và chức năng của Nhà nước. Hiện nay, các chuyên gia đều xem xét tính toán thấy rằng Việt Nam đến năm 2020 không thể đạt được mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và đấy là một điều lỡ hẹn nữa đối với chính các kế hoạch mà Việt Nam đề ra, điều này, rõ ràng là nền kinh tế VN tăng trưởng dưới tiềm năng và chậm hơn nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/vn-eco-driving-force-critical-nn-10242014082654.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.

Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cbd-gov-accuse-vn-occupied-land-qv-10242014113629.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Khi chính phủ không còn tiền để đầu tư

Chưa bao giờ công luận lại quan tâm đến hiệu quả đồng vốn vay của Việt Nam như hiện nay, bởi tiền vay dành cho đầu tư phát triển thì quá thấp, trong khi vốn vay về lại dùng để trả nợ quá cao. Nghịch lý trên vẫn tồn tại nhiều năm qua, vì sao?

Tại kỳ họp quốc hội thứ 8 đang diễn ra, một trong những nỗi lo được các cử tri tập trung bàn thảo là nợ công, hiệu quả đồng vốn vay và khả năng trả nợ của Chính phủ. Không phải ngẫu nhiên, ngay trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “nợ công của Việt Nam tăng nhanh” để khẳng định sự khó khăn mà chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian sắp tới trước hết là sức ép trả lãi, trả nợ, sau đó là những hệ lụy vì đầu tư phát triển không đủ tiền. Thậm chí, đại diện của Ủy tài chính – ngân sách Quốc hội Trần Quang Chiểu không ngần ngại chỉ ra nhiệm vụ quan trọng của năm 2015 là “tập trung vào trả nợ.”

Rõ ràng nếu nhiệm vụ quan trọng chỉ là “tập trung” vào “trả nợ” thì làm sao Việt Nam có thể thực thi được những dự án đầu tư phát triển, những kế hoạch tăng trưởng hay các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến gần. Không những vậy, các khoản nợ công của Việt Nam lại đang bị đánh giá là có độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/public-invest-bcome-impossible-mission-vh-10242014105345.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Đang có sự phân hóa tư tưởng trong nội bộ ĐCSVN?

Gần đây xuất hiện hiện tượng các vị lãnh đạo VN có phát biểu về cùng một vấn đề, một nội dung nhưng lại có sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược. Đó có phải lá dấu hiệu của sự phân hóa về tư tưởng trong nội bộ Đảng CSVN?

Việt Nam là một nhà nước theo mô hình chính trị với duy nhất một Đảng CSVN giữ độc quyền quyền lãnh đạo.

Đảng CSVN có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và sự thống nhất và chung một quan điểm tư tưởng xuyên suốt từ cấp cao xuống cấp thấp. Vị tổng bí thư hiện nay của đảng là ông Nguyễn Phú Trong từng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất tư tưởng trong đảng qua câu nói: “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được”.

Tuy vậy, một số phát biểu của các vị lãnh đạo VN gần đây với báo chí cho thấy đang diễn ra sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược hoàn toàn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opposite-ideological-trends-vcp-leader-av-10242014095440.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Giáo xứ Thái Hà lại nóng

Vụ việc đất đai của Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà lại “nóng” lên khi khu đất Hồ Ba Giang mà Nhà Dòng có đầy đủ giấy tờ sở hữu đang bị cải tạo; dù Nhà Dòng lâu nay có nhiều đơn thư khiếu nại nhưng chính quyền không giải quyết.

Giáo xứ Thái Hà do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách vào ngày 16 tháng 10 vừa qua có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi đến chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo. Đơn khiếu nại nêu ra vụ việc khu đất Hồ Ba Giang rộng hơn 18.200 mét vuông thuộc giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế đang bị san lấp một cách vội vã. Việc làm này theo đơn khiếu nại là bất chấp mọi qui định của pháp luật và đạo lý, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà Dòng và Giáo xứ Thái Hà.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà trình bày lại thông tin liên quan khu đất đó như sau:

Chuyện Hồ Ba Giang là một câu chuyện rất dài. Từ năm 1996, chúng tôi đã đề nghị, yêu cầu chính quyền trao lại quyền quản lý cho chúng tôi bởi vì khu đất đó là của Nhà Dòng chúng tôi từ xưa đến nay. Chính xác từ năm 1928 khi các linh mục Canada đến Việt Nam và mua mảnh đất ở Hà Nội này thì khu đất Hồ Ba Giang đã nằm trong bản đồ đất đai của Nhà Dòng chúng tôi. Và từ đó đến nay chúng tôi chưa có trao nhượng, bán hay giao quyền sử dụng, sở hữu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Ngay cả những công văn gần đây nhất chính quyền Hà Nội cũng công nhận khu đất đó do Giáo xứ Thái Hà của chúng tôi quản lý.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/redemptorist-church-property-in-hnoi-violated-gm-10242014080127.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.