Nguy cơ giảm phát

Không chỉ tại Nhật Bản và Âu Châu, nhiều khối kinh tế trên thế giới đang bắt đầu nói đến một nguy cơ khác, là nạn giảm phát, một hiện tượng trái ngược với lạm phát với ảnh hưởng tệ hại không kém.

Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ tìm hiểu về hiện tượng đó qua những phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Từ vài tuần nay, dường như giới quan sát kinh tế bỡ ngỡ vì cùng lúc lại xảy ra nhiều hiện tượng trái ngược mà thính giả của chúng ta cần được giải thích. Thưa ông, trước hết là việc dầu thô sụt giá mạnh trên thế giới, trong vài tuần đã giảm khoảng 30 đô la một thùng. Khi năng lượng hạ giá thì phí tổn sản xuất cũng giảm nên có thể là điều tốt cho giới tiêu thụ vì họ thừa tiền mua cái khác và giúp cho sản xuất kinh tế. Nhưng không chỉ có dầu thô sụt giá mà nhiều mặt hàng khác cũng thế nên người ta bắt đầu nói đến một mối nguy khác, đó là nạn thiểu phát hay giảm phát, là điều đã xảy ra cho kinh tế Nhật Bản và đang xảy ra tại nhiều nước Âu Châu. Vì vậy, kỳ này xin đề nghị ông giải thích cho hiện tượng đó là gì.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, ta nên chú ý tới định nghĩa, xem một hiện tượng nào đó là cái gì và trong phạm vi đó thì còn phải nhớ rằng ngôn từ của chúng ta có giới hạn nên thường xuyên phải tìm ra những từ mới, trước đây chưa hoặc là ít dùng. Tôi xin đề nghị vài định nghĩa như sau:

Trong một giai đoạn khá lâu tới mấy chục năm, ta nghe nói đến “lạm phát” là khi vật giá gia tăng vì có quá nhiều tiền để mua quá ít hàng. Tại Việt Nam, giới lãnh đạo kinh tế thời đó không có kiến thức tối thiểu về kinh tế học nên lý luận rằng “lạm phát là hiện tượng đặc thù của tư bản chủ nghĩa” chứ kinh tế xã hội chủ nghĩa không bị lạm phát. Sự hiểu lầm này vẫn chưa chấm dứt cho đến khi Việt Nam bị khủng hoảng vì lạm phát tới 700% sau những sai lầm về chính sách “giá lương tiền” vào các năm 1986-1987. Hai chục năm sau, Việt Nam lại có lần bị lạm phát nữa khi vật giá gia tăng quá 20% vào năm 2008 vì sai lầm trong quản lý vĩ mô. Nói chung, nỗi e sợ về nạn lạm phát là hiện tượng phổ biến đã từng làm nhiều chế độ sụp đổ khiến người ta quên mất một hiện tượng trái ngược. Đó là “giảm phát”, một mối nguy cũng đã từng xảy ra.

Về định nghĩa, “giảm phát” hay “deflation” là khi hàng hóa giảm giá mà vẫn bán không chạy và là biểu hiện của nạn suy thoái kinh tế với tình trạng thất nghiệp cao và doanh nghiệp phá sản.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/deflation-risks-vh-nxn-10292014140318.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Việt Nam giữa phương Tây và Trung Quốc

Một học giả người Nhật bản là ông Yoshiharu Tsuboi có viết một tác phẩm mang tựa đề Nước Đại Nam giữa Pháp và Trung Hoa để mô tả tình thế Việt nam kẹt giữa đế quốc kiểu cổ là Trung hoa với thế giới phương Tây hồi giữa thế kỷ 19. Trong những năm đầu thế kỷ 21 này, Việt nam lại một lần nữa kẹt giữa phương Tây và nước Trung quốc đang lên. Trong bối cảnh đó trong những năm gần đây chính phủ Việt nam đề ra một chính sách gọi là làm bạn với tất cả các nước, mà được gọi nôm na là chính sách đu dây.

Chính sách ngoại giao đu dây của Việt nam thể hiện rõ ràng nhất trong những tháng gần đây. Giữa tháng tám chủ tịch hội đồng liên quân Hoa Kỳ, ông Martin Dempsey đến thăm Việt nam, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng giữa quân đội hai quốc gia. Sau đó phía Mỹ có tuyên bố là sẽ nới lõng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt nam trong dịp Bộ trưởng ngoại giao Việt nam thăm Hoa kỳ vào đầu tháng 10.

Chỉ vài ngày sau, Bộ trưởng quốc phòng Việt nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh sang thăm Trung quốc. Trong dịp này những lời lẽ ngoại giao nhẹ nhàng được hai bên đưa ra trong các tuyên bố với báo chí. Hầu như cùng thời điểm đó, Thủ tướng Việt nam Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm châu Âu đã ra tuyên bố rằng dân chủ và nhân quyền là xu thế của thời đại và Việt nam không đi ngoài cái xu thế đó. Lời tuyên bố có vẻ như hợp với những áp lực thường xuyên của Hoa kỳ và phương Tây về những vấn đề dân chủ và nhân quyền.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dancin-betwen-giant-10292014080628.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

“Xu thế dân chủ” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong chuyến thăm Đức vừa qua, khi tham gia trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược”. Trong chương trình diễn đàn bạn trẻ hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xu hướng dân chủ tại Việt Nam ra sao với sự tham gia của Thúy Nga, Thanh Tùng và Tiến Trung.

Dân chủ là gì

Chân Như: Trước khi chúng ta đi sâu vào lời phát biểu của ông thủ tướng, theo các bạn với ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, thì dân chủ là gì?

Tiến Trung: Theo ngôn ngữ dễ hiểu bình dân và ngắn gọn, dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, là chủ nhân của đất nước mình, làm chủ tài sản đất đai của mình. Nếu khoa học thêm một chút thì dân chủ là thể theo chính trị phải đảm bảo  chính quyền là do toàn thể người dân điều hành, là dân chủ trực tiếp, hoặc chính quyền được điều hành bởi những người đại diện cho người dân.  Đối với Trung chỉ có thể chế dân chủ thật sự mới đảm bảo được quyền làm chủ của người dân được thực thi, các quyền tự do của người dân được tôn trọng, bảo vệ, và các chính sách của chính quyền phù hợp với nguyện vọng của đa số dân chúng.

Thúy Nga: Dân chủ, thứ nhất dân phải được làm chủ tải sản ruộng vườn đất đai của mình. Người dân phải được quyền giám sát tiền thuế của mình đóng trong ngân sách của nhà nước. Các quan chức của chính phủ sử dụng sai mục đích, lạm quyền, tham ô, tham nhũng thì người dân có quyền để đuổi người quan chức đó đi.  Đặc biệt, người dân phải được cái quyền tự do phát triển trong vấn đề kinh doanh cũng như là các sáng kiến khoa học của mình phát minh ra phải được quyền thực hiện. Tất nhiên quyền đó không có vi phạm đến quyền tự do con người của người khác.

Thanh Tùng: Như Tiến Trung và Thúy Nga đã phát biểu, ở đây trước hết người dân phải được làm chủ hoàn toàn từ chính trị cho đến xã hội dân sự, người dân phải có được quyền căn bản.  Đối với một nền chính trị mà nói cụ thể là một chính phủ thì chính phủ đó phải là của dân, do dân và phải vì dân. trong một xã hội dân sự, cụ thể là xã hội dân chủ, thì dân chủ trong đó có sự tập hợp của nhiều tổ chức và tất cả đều được quy định trên hiến pháp và pháp luật. Các cách thức hoạt động của chính phủ là tất cả đều nhắm vào quyền lợi của người dân. Và người dân có quyền giám sát và có quyền quyết định trong việc thay đổi hay bầu cử lập lại trật tự.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/demo-trend-fr-nguyen-tan-dung-cn-10292014142709.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Cư dân Thái Lan quyết chống việc xây đập Xayaburi

Những cộng đồng cư dân Thái Lan sống dọc theo sông Me kong lâu nay tích cực lên tiếng phản đối việc xây đập thủy điện trên dòng chính con sông này vì họ nhận thức được cuộc sống của họ bị tác động dữ dội một khi dòng chảy bị chặn lại và môi trường bị tàn phá bởi những dự án như thế.

Hoạt động tranh đấu đó có được một số thắng lợi bước đầu và những người dân Thái tiếp tục cùng với những tổ chức dân sự trong Liên minh Cứu Sông Mê Kong tiến hành công cuộc đó.

Còn Việt Nam thì sao? Khi mà khu vực Đồng bằng Sông Mê kong ở cuối nguồn dòng sông đang bị cảnh báo sẽ phải hứng chịu nhiều tác động bất lợi do những đập trên thượng nguồn gây nên.

Liên minh Cứu Sông Mê kong vào trung tuần tháng 10 vừa qua cho biết Mạng lưới Người Thái thuộc 8 tỉnh lưu vực Sông Mê Kong đã gửi đến Tòa Hành chính Thái Lan lời kêu gọi ra phán quyết đình chỉ Hợp đồng Mua Bán Điện từ đập Xayaburi bên Lào khi đập này đi vào hoạt động. Hợp đồng Mua Bán Điện đó được xem như là một yếu tố đầu ra khiến cho Lào tích cực tiến hành dự án dù bị sự phản đối của cộng động cư dân dọc sông Mê Kong thuộc Thái Lan, cũng như của hai nước ở hạ nguồn là Kampuchia và Việt Nam.

Một vị đại diện cho Mạng lưới Người Thái cho biết việc gửi đến Tòa Hành chính lời yêu cầu vào ngày 15 tháng 10 vừa qua được tiến hành sau khi Tòa Hành Chính Tối cao của Thái Lan vào ngày 24 tháng 6 trước đó chuẩn thuận quyền của người dân được kiện khi tuyên bố sẽ thụ lý vụ kiện của họ.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/thai-mkg-ag-xaya-dam-10282014055529.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Điếu Cày và cờ vàng tại phi trường Los Angeles

Blogger nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khi đặt chân xuống phi trường Los Angeles đã được người ngưỡng mộ ông đưa cờ vàng vào tay và ông có vẻ như không thấy lá cờ này đang khi bị bao vây bởi đoàn người yêu mến ông. Việc có người cho rằng ông không cầm cờ đã được nhiều người đưa ý kiến dưới các góc nhìn khác nhau.

Chiếc máy bay của hãng hàng không Cathay Pacific đáp xuống phi trường Los Angeles vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 21 tháng 10 mang theo tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ Việt Nam sang được đồng bào Việt Nam sống ở vùng Little Sài Gòn và phụ cận chào đón như người thân về nhà. Tâm tình người mới đến lẫn người đi đón thật là một sự khác biệt lớn, cả hai đều mong được nhìn nhau như người thân hay ít ra như bạn bè, đồng chí hướng. Có thể phát xuất từ tâm tình ấy mà một người đi đón đã cầm lá cờ vàng đưa cho ông như một cách chia sẻ tâm trạng vui mừng của mình.

Lá cờ hiền lành với bao máu thắm trên lưng bỗng dưng trở thành đề tài tranh cãi. Nhiều câu hỏi đặt ra tại sao người tù nhân lương tâm này lại không cầm lấy lá cờ vàng. Người bênh vực thì cho rằng bản thân ông Nguyễn Văn Hải là một bộ đội miền Bắc, nếu đưa tay cầm lá cờ vàng khi mới vừa đặt chân tới Mỹ có thể sẽ bị kết án là kẻ cơ hội, mau quên nguồn gốc của mình.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/witne-tlk-ab-svn-flag-dcay-10292014135647.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Mỹ gốc Việt chống tuyên truyền lịch sử của Hà Nội

Tổ chức bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ đang tiến hành cuộc vận động chống lai những tài liệu văn hóa và lịch sử được cho là có mang quan điểm tuyên truyền của đảng cộng sản Việt nam tại Mỹ. Đồng thời Hội cũng đang thực hiện một bộ phim về hành trình của người Việt đến Mỹ trong gần 40 năm qua. Bà Triều Giang, Hội trưởng Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt dành cho Kính Hòa một cuộc trao đổi ngắn về vấn đề này.

Bà Triều Giang: Hội được thành lập đến nay đúng mười năm. Việc làm của Hội đúng như tên gọi của nó là bảo tồn lịch sử văn hóa. Khi con em chúng ta đi học ở Hoa kỳ này hay đọc những sách vở viết về chiến tranh Việt nam thì phải nói là đến 80% là sai lệch. Nói về quan điểm thì nó bị ảnh hưởng bởi quan điểm phản chiến, thứ đến là bị ảnh hưởng của chính phủ Việt nam ở bên kia trong vấn đề tuyên truyền của họ. Hội được lập ra để cải thiện nó.

Cái thứ hai là ghi chép lại những kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt chúng ta, trong chiến tranh thế nào, sau chiến tranh ra sao và chúng ta đến đây như thế nào, tại sao mình phải đến đây, và trên đường đi thì những cái gì đã xảy ra. Và mình bắt đầu cuộc đời mới như thế nào. Tất cả những ghi chép đó sẽ được đưa vào các trường Đại học, các bảo tàng để triển lãm, hay là Hội đi nói chuyện ở các trường. Hiện Hội đã đưa được vào bốn trường Đại học, đó là Đại học Rice, Đại học California ở Irvine, Texas Tech, và UTM ở Austin.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/strug-agn-hn-his-propa-10292014111609.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Công an không thể bảo vệ du khách?

Việc công an thành phố Hồ Chí Minh phát tờ rơi cảnh báo du khách nước ngoài về tình trạng cướp giật, lừa gạt lan tràn ở đây gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Phe ủng hộ thì nói đây là việc làm đúng đắn trong khi phe phản đối nói rằng giới an ninh chỉ chữa phần ngọn chứ không chữa tận gốc của vấn đề.

Nạn cướp giật ở TP HCM không phải là chuyện mới và mỗi ngày tình trạng này càng tăng cao. Những nhóm cướp giật túi xách của người đi đường, bất kể người nước ngoài hay Việt Nam. Có những trường hợp những người này còn trộm xe, cướp đồ trong cốp xe máy của người dân nơi đây.

Mới đây, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hàng loạt tờ rơi tới du khách nước ngoài vào thành phố, cảnh báo vấn nạn này đối với người nước ngoài. Tờ rơi có tiêu đều: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vốn là một câu nói nổi tiếng trong dân gian Việt Nam, ý nói rằng du khách cần biết trước những điều trên mà phòng tránh.

Các vấn nạn họ đưa ra gồm có móc túi, gian lận khi tính tiền xe taxi, xích lô, xe ôm hay chuyện mặc cả mua hàng. Vì thế, công an cảnh báo du khách nên giữ túi tiền sát người, và chỉ nên dùng dịch vụ của các hãng có tên tuổi và tiêu tiền hợp lý.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-hcmc-distribut-leaflet-warn-tourist-ab-theft-hv-10292014121526.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Công ty Phân bón của VN ở Campuchia bị tố cáo gây ô nhiễm không khí

Khoảng 50 gia đình người dân Campuchia sống ở khu vực xung quanh Công ty Phân bón Quốc tế Năm sao Campuchia thuộc Tập đoàn Quốc tế Năm sao của Việt Nam đã phản ứng với công ty vì những mùi hôi bốc ra từ nhà máy. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Tập đoàn Quốc tế Năm sao của Việt Nam đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất phân bón quốc tế năm sao Campuchia tại xã Samrong Thom, huyện Kean Svay, tỉnh Kandal hồi cuối năm 2012. Đây là nhà máy sản xuất phân bón NPK và hữu cơ vi sinh có quy mô lớn nhất tại xứ chùa Tháp.

Với nhà máy này, người dân Campuchia có thêm hi vọng sẽ giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, giúp Campuchia chủ động được nguồn phân bón trong nước.

Tuy nhiên trong thời gian gần hai năm nay, hầu như nhà máy này chỉ tuyển được các công nhân bốc vác và một số Phó tổ trưởng người địa phương, còn chuyên viên kỹ thuật, thợ có tay nghề là những lao động nhập từ Việt Nam. Còn quá trình sản xuất phân đang từng ngày, từng gây ô nhiễm không khí trầm trọng vì mùi hôi thối bốc ra từ nhà máy.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambo-stin-fr-vn-fert-plan-10292014074342.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Ruộng quan và ruộng dân trong vụ “dồn điền đổi thửa” ở Thanh Oai

Phiên xử lần thứ tư vào ngày 28 tháng 10 hôm qua bốn người dân liên quan vụ lấy ‘ đất ruộng mạ’ tại một địa phương ở Hà Nội tiếp tục bị hoãn. Đây được xem là vụ mới trong vô số những trường hợp thu hồi đất ruộng một cách bất minh của chính quyền địa phương khiến người dân bức xúc phản ứng và rồi bị bắt, bị đưa ra tòa xét xử một cách oan ức.

Ruộng của nông dân Việt Nam, nhất là ở miền bắc, lâu nay thường được mô tả là manh múm, nhỏ bé khó có thể canh tác bằng những máy móc lớn giúp tăng năng suất. Từ thực trạng đó, cơ quan chức năng đưa ra chính sách ‘dồn điền, đổi thửa’ để giúp nông dân có được nguồn thu cao hơn.

Tuy nhiên chính sách đúng đắn đó khi được đưa về địa phương xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, đã bị các cán bộ tại đây lạm dụng để trục lợi bằng cách giành những phần ruộng tốt cho gia đình, bà con của họ.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inocen-frmer-turn-depen-10292014060023.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.