Vài ý kiến về bài viết “Nghịch lý nhân sự” của Nguyễn Thị Từ Huy

Từ Huy được giới thiệu là giảng viên khoa văn đại học Sư phạm Hà Nội. Cô cũng là tác giả của một luận án tiến sĩ đạt hạng “tối ưu”. Điều này muốn ám chỉ rằng những nhận định của cô trong bài “Nghịch Lý Nhân Sự” rất sâu sắc, đáng được suy gẩm. Những nhận định của cô ra sao? Vậy ta hãy đọc.

Ngay từ đoạn đầu tiên của bài viết, cô nói: “Một mặt, bản thân các đảng viên tự coi mình là những người xuất sắc. Họ tự coi mình là những người con ưu tú của dân tộc, đưa dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Điều này được ghi trong hầu như các sách của nhà nước khi đánh giá về vai trò của đảng”.

Khi nói như vậy, thì theo cô những người cộng sản tự cho mình là xuất sắc chứ chưa hẳn là xuất sắc thật, chứ chưa hẳn là mọi người công nhận họ là những người xuất sắc. Thế thì cô muốn ám chỉ cái gì ở đây? Có phải cô muốn nói rằng “đưa dân tộc từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” chỉ là nói dốc, thổi phồng, hay là chuyện không nói có, hay là do từ trên trời rớt xuống, do cầu nguyện mà có, chứ không phải là công lao của đảng CSVN? Hay là cô muốn nói một quá trình lịch sử đầy gian khổ chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo và giữ vai trò tiên phong của đảng Cộng Sản Việt Nam từ Tây, đến Mỹ, đến Tàu đưa đến sự chiến thắng dứt khoát và toàn diện cho một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, tự chủ, và toàn vẹn lãnh thổ như hôm nay là không cần thiết?

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/opinions-nguyenthituhuy-c-nguyen-11082014093607.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mạng lưới Nhân Quyền VN công bố giải thưởng Nhân quyền năm 2014

Tổ chức Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố giải thưởng Nhân quyền năm 2014 được trao cho một tổ chức và 3 cá nhân được bầu chọn nhận giải năm nay.

Thông tin của Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam vào chiều hôm qua cho biết kết quả được 22 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại. Có 4 giải được trao trong năm nay gồm: Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển, Nhạc sĩ Võ Minh Trí tức Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.

Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình hiện đang bị giam giữ trong nhà tù Việt Nam.

Từ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh cho chúng tôi biết cảm tưởng của ông khi nhận được tin này:

“Nhận được tin này chúng tôi rất vui bởi vì những hoạt động của chúng tôi được cộng đồng đánh giá và ghi nhận, nó như một khuyến khích rất lớn cho sự chọn lựa của Dòng Chúa Cứu Thế đứng về phía người nghèo đứng về phía những người bị bỏ rơi, những người dân oan những người bị sách nhiễu trong suốt thời gian vừa qua.

Thật ra tự thân giải này cũng không làm thay đổi gì chúng tôi nhưng làm cho chúng tôi thấy rằng những đóng góp của mình cho giáo hội cho cộng đồng và điều đó làm cho chúng tôi rất vui.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-hr-network-awards-2014-11082014083307.htm
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn có thể xem là một cây viết thành công nhất trong lĩnh vực tiểu thuyết và viết kịch bản truyền hình, điện ảnh. Mặc dù tác phẩm đầu tay Đêm sương muối của ông được giải nhì của Hội nhà văn năm 1969, nhưng khi tác phẩm Đứng trước biển ra đời thì theo nhà văn cho biết lãnh đạo một số tỉnh có liên quan phản đối một cách dữ dội, coi là phản động. Lúc ấy Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám phủ nhận một xí nghiệp đánh cá được phong anh hùng. Còn Cù lao tràm viết về đề tài nông nghiệp khi tác phẩm ra đời đã có văn bản đề nghị đưa tác giả đi cải tạo. Một số nhà văn, nhà nghiên cứu có bài viết phê phán tác phẩm, có bài còn vạch rõ bảy tội danh. Nhà văn gần như bị cô lập, chung quanh không còn ai cảm thông chia sẻ sự áp chế mà các quan văn hóa dành cho ông.

Những cái được gọi là vấn đề ấy chỉ hơn 10 năm sau đã trở thành vấn đề thật và từ đó người đọc truyện của Nguyễn Mạnh Tuấn cứ tăng dần lên và đồng thời chính quyền cũng tăng dần sự giám sát ông trong bất cứ đề tài nào ông đưa ra với độc giả sách lẫn khán giả truyền hình.

Từ những ngày đầu tranh đấu bằng ngòi viết với một chính quyền, nhà nước rõ ràng, hiện hữu cho tới tác phẩm gần đây nhất tiếp tục đặt dấu hỏi cho một vấn đề khó nhận ra nhưng vẫn lởn vởn trong tiềm thức con người: thiện và ác, đúng và sai, tội lỗi và hình phạt…để tác phẩm “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” ra đời trong những ngày gần đây.

Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với nhà văn trong lúc ông bận bịu với nhiều dự án mới từ sân khấu truyền hình cho tới những phác thảo văn chương vừa hình thành trên bàn viết.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/friendly-chat-w-writer-nguyen-manh-tuan-ml-11082014073453.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Đấu tranh dân chủ rất cần những nhân tố tại chỗ

Với sự tiến bộ của mạng internet, ứng dụng đa truyền thông và sự ra đời của các mạng xã hội, các tù nhân lương tâm bị buộc rời Việt Nam vẫn có thể đấu tranh cho dân chủ từ bất kỳ nơi nào. Ý nghĩa của vấn đề này như thế nào.

Việt Nam có 36 triệu người thường xuyên sử dụng internet và trong số này khoảng 25 triệu người sử dụng mạng xã hội facebook. Đây là một lợi thế cho các nhà tranh đấu dân chủ, những người bất đồng chính kiến đang sống ở Việt Nam. Nhưng cũng chính những bài viết phổ biến trên internet, trên mạng xã hội đã dẫn tới việc nhiều nhà tranh đấu, bloggers ở Việt Nam phải ngồi tù thậm chí với những bản án rất nặng. Việc phóng thích những tù nhân lương tâm kiên cường thường bị chính quyền Việt Nam sử dụng như một lá bài để trao đổi quyền lợi với nước ngoài, đồng thời buộc họ phải lưu vong.

Trong quá khứ, nhiều tù nhân lương tâm, tù chính trị khi bị buộc rời khỏi Việt Nam có vẻ bị mất đi môi trường tranh đấu cho dân chủ nhân quyền và dần dần không còn hoạt động mạnh mẽ.

Lên tiếng trên Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt một tù nhân lương tâm miễn cưỡng rời khỏi Việt Nam năm 1998 nhận định rằng, đối với những người xuất thân từ chế độ mà đấu tranh ở trong nước thì bao giờ cũng hiệu quả hơn. Ông nói:

“Tiếng nói từ trong lòng chế độ, từ những người sinh ra và lớn lên trong chế độ mà phản đối chế độ thì tiếng nói đó bao giờ cũng mạnh mẽ và có hiệu quả ở trong hơn là ở ngoài.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cyber-fight-for-democracy-not-enough-nn-11082014095822.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Vì sao du khách nước ngoài chỉ đến VN một lần?

Dự án về nâng cao năng lực du lịch trách nhiệm ở Việt Nam vừa đưa ra một báo cáo, theo đó, nói rằng chỉ 6% du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam lần hai. Cơ quan này đã đính chính thông tin trên tuy nhiên nó vẫn khiến câu chuyện về du lịch Việt Nam trở lại nóng hổi.

Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ vừa đưa ra một báo cáo gây sốc. Theo báo cáo của họ, chỉ 6% du khách nước ngoài cho biết sẽ quay trở lại Việt Nam lần hai. Dự án này thực hiện trưng cầu ý kiến của 3.000 du khách nước ngoài ở 5 điểm du lịch chính là Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An.

Con số 6% quá thấp này khiến nhiều người Việt Nam và những người quan tâm tới ngành du lịch phải nóng mặt. Chẳng phải Việt Nam vẫn được coi là nơi được ban phát danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp hay sao? Trên mạng xã hội và các blog cũng bàn luận sôi nổi về báo cáo trên. Nhiều người bắt đầu đổ lỗi cho những thiếu sót vẫn chưa tìm được cách giải quyết như cơ sở hạ tầng, nạn chặt chém, trộm cướp đến mức công an một thành phố lớn phải rải truyền đơn cảnh báo, vân vân.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/y-foreign-tourists-not-come-back-hn-11082014091508.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Sự thật và trách nhiệm giải trình với nhân dân

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi qui định Thủ tướng có nhiệm vụ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng của đất nước. Phải chăng đây là một sự đổi mới chính trị của Việt Nam.

Trong phiên họp ngày 7/11/2014, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao về qui định mới mà nếu thực hiện nghiêm túc sẽ giúp Chính phủ hòa đồng với nhân dân, tạo mối quan hệ tốt với nhân dân. Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời đại biểu Phạm Văn Tam cho rằng cần thể chế hóa một cách cụ thể như qui định định kỳ một năm Thủ tướng sẽ có bao nhiêu lần lên truyền hình giải trình trước nhân dân về các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhà văn Võ Văn Tạo, từng hàng chục năm làm báo chuyên nghiệp dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, từ Nha Trang nhận định:

“Đó là một điểm mới nói về hình thức, nhưng mà chưa biết họ có thực hiện hay không. Ở Việt Nam nhiều khi qui định nhưng không thực hiện hay thực hiện cho có, người dân cũng bị nhiều rồi mà chúng tôi ở truyền thông cũng biết chuyện đó. Dù sao về mặt danh nghĩa hình thức thì cũng là điểm mới so với trước đây, nhìn nhận là một điểm mới.”

Tin ghi nhận, đại biểu Hà Huy Thông nêu ý kiến: “Quy định Thủ tướng báo cáo nhân dân là rất hay, nhưng mới chỉ là một chiều, cơ chế và thời gian báo cáo ra sao và nhân dân có ý kiến lại thì thế nào, cần cụ thể hóa hơn nữa.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/truth-responsibility-for-explaining-to-people-nn-11082014080125.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mỹ sẽ thể hiện cam kết với Châu Á thế nào tại thượng đỉnh APEC và Đông Á?

Chỉ còn vài ngày tới, Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama sẽ lên đường dự thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh và Đông Á ở Myanmar từ ngày 10 đến 14 tháng 11. Đây là chuyến thăm đã được các nước châu Á trông đợi từ lâu sau hai năm Tổng thống Hoa Kỳ không thể đến dự thượng đỉnh APEC vì các vấn đề nội bộ của nước Mỹ và Đảng dân chủ. Liệu chuyến đi lần này của Tống thống Hoa Kỳ có cho các nước châu Á Thấy một cam kết mạnh mẽ hơn trong chiến lược chuyển trục về châu Á của Mỹ?

Sau hai năm lỡ hẹn với châu Á, năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama sẽ lên đường tới châu Á dự thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh và Đông Á tại Myanmar từ ngày 10 đến 14 tháng 11. Theo các chuyên gia quốc tế, chuyến đi lần này của Tổng thống Mỹ vừa phải thể hiện sự cam kết về chiến lược lâu dài với châu Á nhưng cũng vừa không gây căng thẳng Trung Quốc, cường quốc làm nhiều nước láng giềng châu Á lo lắng vì những tranh chấp chủ quyền trên biển trong các năm qua.

Một trong những thách thức được nói đến nhiều nhất trong các bình luận trước chuyến đi của Tổng thống Obama là đàm phán hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP giữa 12 nước. Đây là một cam kết về mặt kinh tế của Mỹ với các nước châu Á Thái Bình Dương nhưng đàm phán này đã kéo dài quá lâu mà trở ngại lớn nhất hiện tại chính là những bất đồng giữa Mỹ và đồng minh lâu năm Nhật Bản liên quan đến vấn đề cắt giảm thuế của Nhật đối với một số mặt hàng nông sản chính. Tại APEC và thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Obama sẽ gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đây là cơ hội cho hai bên thảo luận về tương lai tốt đẹp hơn một khi TPP được hoàn tất.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-us-shows-commitment-w-asia-vh-11072014133754.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Du lịch Văn hóa Tâm linh: thực hay ảo?

Sau việc Công ty cổ phần Đại Nam vừa ra thông báo về việc tạm đóng cửa hoạt động của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, vấn đề các khu du lịch tâm linh ở Việt Nam được giới chuyên gia và những người làm công tác văn hóa cho rằng không có gì phải phàn nàn vì những khu du lịch gọi là tâm linh như Đại Nam, Bái Đính… lâu nay không tồn tại theo đúng nghĩa mà nó đã gieo rắc thẩm mỹ và văn hóa tâm linh lệch lạc. Thực trạng vấn đề này ra sao?

Tâm linh và văn hóa tâm linh luôn đồng hành với đời sống thực tại của con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, khi đời sống tinh thần càng phong phú thì đời sống tâm linh cũng nở rộ.

Tâm linh trước hết là niềm tin linh thiêng của con người vào thế giới vũ trụ đầy bí ẩn và đời sống xã hội mang nhiều màu sắc huyền bí. Nhưng mặt trái của tâm linh là vấn đề mê tín di đoan, nếu không được quản lý tốt sẽ mang lại nhiều hệ lụy khó lường.

Nhu cầu về văn hóa tâm linh của người Việt Nam là rất lớn, hàng năm vào những dịp lễ hội các khu du lịch Văn hóa Tâm linh ở Việt Nam đã có hàng chục triệu người đến thăm.

Đánh giá về các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam hiện nay, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh thấy rằng trong tâm thức của người Việt vấn đề tâm linh đã thành nếp nghĩ, nếp sống, nếp sinh hoạt, góp phần làm nên bản sắc, diện mạo văn hóa của dân tộc. Tuy vậy hiện tại, vấn đề này đã xuống cấp ở mức đáng báo động.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sipiritual-tourist-in-vn-authentic-or-unreal-av-11072014122835.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bio-Rad hối lộ: phần nổi của tảng băng chìm

Dư luận Việt Nam bàng hoàng về việc Hoa Kỳ công bố hồ sơ vụ Công ty Bio-Rad Laboratories Inc hối lộ quan chức Việt Nam 2,2 triệu USD, để dành được các hợp đồng cung cấp thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán y tế trong thời gian 2005-2010.

Hầu hết báo chí Việt Nam nhanh chóng đưa tin về vụ việc, mà qua đó cho thấy người dân Việt Nam phải trả chi phí y tế cao hơn do giá thành dịch vụ cuối cùng sẽ bao gồm các khoản hoa hồng, hay hối lộ cho các quan chức ngành y tế.

Sau các thông tin ban đầu, Báo Tuổi Trẻ Online cũng như các báo điện tử khác đã trích lời ông Nguyễn Văn Tiên, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trả lời báo chí hôm 6/11 bên hành lang Quốc hội rằng:“Trong 5 năm mà hối lộ có 2,2 triệu USD, có lẽ còn quá nhỏ. Nên chúng ta phải kiểm tra rõ xem thực tế đến mức nào.”

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa hiện sống và làm việc tại Hà Nội trong tư cách một người dân, một người sử dụng dịch vụ y tế nhận định:

“Tham nhũng trong lãnh vực y tế đúng là tội ác tày trời đối với nhân dân, họ sẵn sàng hút máu người dân để đút túi của họ. Những chuyện này không phải mới đây mà xảy ra lâu rồi ở các mức độ khác nhau, còn lần này được một công ty nước ngoài công khai nêu ra và lần đầu tiên lật mặt ra. Theo tôi nếu điều tra kỹ còn nhiều hợp đồng y tế khác cũng có tính cách hút máu dân như vậy, nhân dân chúng tôi thấp cổ bé họng đi bệnh viện cứ phải có tiền người ta mới chữa, mua thuốc thì giá rất đắt, dịch vụ y tế nhiều khi phải đợi, phải chi tiền ra mới chữa.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/bio-rad-bribery-tip-of-the-iceberg-nn-11072014110433.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.