Danh mục lưu trữ: TẠP CHÍ – NGƯỜI VIỆT KHẮP NƠI

Phòng đọc sách tiếng Việt và Dự án xây Đường đến Tự do

Ngày 2 tháng Năm 2015 này, Dự Án Đường Đến Tự Do, Gateway To Freedom Project, hoàn tất giai đoạn cuối và sẽ khánh thành tại thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church, quận Faifax, tiểu bang Virginia miền Đông Hoa Kỳ. Đây là món quà ân nghĩa của người Việt trao đến cư dân và chính quyền của tiểu bang Virginia đã cưu mang giúp đỡ người Việt bỏ xứ đi tìm tự do từ 40 năm trước.

Đọc Sách Tiếng Việt tại thư viện Thomas Jefferson

Khởi đi từ giai đoạn đầu là Phòng Đọc Sách Tiếng Việt trong thư viện Thomas Jefferson năm 2005, rồi bước sang giai đoạn hai với dự án Đường Đến Tự Do năm 2010 và kết thúc chặng cuối là vào tháng Năm năm 2015, Phòng Đọc Sách Tiếng Việt và dự án Đường Đến Tự Do ngay trên lối vào thư viện, là công sức và sự vận động của những người có tâm huyết trong Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh và Hội Thân Hữu Quảng Đà, hai tổ chức thường có những sinh hoạt hữu ích và thường kỳ trong cộng đồng người Việt vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.

Theo ông Đỗ Quang Tỏa, cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, năm 2005 khi các tiệm sách tiếng Việt trong vùng, vốn đã ít ỏi, trở nên thưa vắng hơn cho đến khi đóng cửa hẳn:

Không còn chỗ bán sách Việt Nam thì chúng ta đọc ở đâu,và chúng tôi biết nhu cầu đọc sách vẫn còn, do đó chúng tôi hợp với Hội Quảng Đà để lập một Phòng Đọc Sách Tiếng Việt. Chúng tôi lựa địa điểm là Thomas Jefferson vì nó nằm ngay trung tâm là nơi có rất nhiều người Việt Nam sinh sống .

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/gatew-to-free-projc-01152015100532.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Phụ nữ Việt tại Trung tâm cai nghiện bên Lào

Trung Tâm Cai Nghiện Và Phục Hồi Nhân Phẩm Somsanga, nằm cách thủ đô Vientiane chừng 45 phút đường xe chạy, là nơi tập trung khoảng 1500 người nghiện ma túy ở nước Lào, trong đó 100 là phái nữ, và 1/3 trong số 100 đó là người Việt Nam:

Từ 14, 15 tuổi, học trung học nó bắt đầu hút rồi, rồi cha mẹ bỏ vào trong đó để cai nghiện. Người lớn có một bà 70 tuổi… .

Đó là lời bà Jackie Bông Wright, một nhà hoạt động xã hội tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, mà trong hai năm cùng chồng sang làm việc trong tòa đại sứ Mỹ tại Vientiane bà có điều kiện và cơ hội tiếp xúc giúp đỡ cách riêng những phụ nữ Việt nghiện ma túy bị đưa vào Trung Tâm Cai Nghiện Và Phục Hồi Somsanga ở Lào từ 2012 đến gần hết 2014.

Được cái may nhờ người chồng, ông Wright, sang Lào làm việc về Law Enforcement With Narcotics, Cơ Quan Chấp Pháp Chống Ma Túy trong đại sứ quán Mỹ, bà Jackie Bông mới biết đến Trung Tâm Cai Nghiện Và Phục Hồi Somsanga, biết là có phụ nữ Việt trong trung tâm này.

Không chỉ các thiếu nữ Việt mà cha mẹ sinh sống tại Lào, ma túy cũng chẳng tha những công nhân nữ di dân hoặc tự nguyện sang Lào lao động kiếm tiền mà hoàn cảnh đưa đẩy biến họ thành gái mãi dâm hoặc nô lệ của amphetamine, loại thuốc gây nghiện vô cùng phổ biến, gọi theo tiếng Lào hay tiếng Thái là “yaba”. Họ là những người trong độ tuổi ngoài 20 trở lên, bà Jackie Bông kể tiếp:

Ở đó có 1.500 người toàn những người trẻ Lào, một số người Việt Nam cũng bị vô trong đó. Nhiều người nghiện amphetamine là thuốc bây giờ bành trướng nhiều nhất và rất là rẻ. Chỉ một viên amphetamine mà làm tệ hại đầu óc của những phụ nữ đó. Người nghiện opium thuốc phiện hay nghiện yaba thì bị nhà cầm quyền Lào bắt vào trại, vào trong đó cho người ta bỏ nghiện rồi, huấn luyện cho người ta trở thành người tốt….

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vn-wom-drug-treatm-01082015064548.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt hải ngoại xây ước mơ năm mới

Ngày đầu của năm 2015 Thanh Trúc kính chúc quí thính giả khắp nơi một ngày mới vui vẻ bình an để cả năm được hanh thông, suông sẻ.

Hôm nay, người Việt Nam năm châu đón mừng Tết Tây theo truyền thống và tập tục của đất nước mà họ cư trú. Mọi người có lúc như dừng lại, lắng đọng tâm tư trong phút giây, để nhớ để ước mơ điều gì đó cho 365 ngày trước mặt.

Từ thủ đô Sydney của Australia, nơi đón giao thừa 2015 sớm nhất, nghĩa là chỉ sau New Zealand, nhà báo Nguyễn Đình Khánh mơ một thay đổi cho người Việt Nam:

“Ước mơ của mình, và của bất cứ ai cũng vậy, thường thì nó cao xa lắm. Bây giờ mình thu nhỏ bớt lại đi. Mình là người đã xa quê hướng khá lâu, đang mơ ước trở về quê hướng sống trong tự do dân chủ. Khi mình đã về trong tự do dân chủ rồi thì người dân của mình cũng sẽ sống trong tự do dân chủ cùng với mình, tức là cuộc sống của họ sẽ thay đổi.”

Không có gì to tát đâu,là giấc mơ 2015 của bạn Ngọc Sơn, thành viên nhóm Happy To Share Hạnh Phúc Sẻ Chia ở Hà Nội:

“Nếu mà to tát quá thì em cũng chẳng muốn nói gì, có điều là bước sang một năm mới thì em cùng các bạn trong nhóm có thể làm nhiều việc hơn nữa để giúp đỡ từ trẻ em vùng sâu vùng xa hay đến bà con miền Trung lũ lụt các thứ dù là lực mình rất bé. Chỉ muốn cứ mỗi một năm đi qua thì mình làm nhiều hơn nữa, giúp đỡ nhiều hơn nữa, có thể mình tận lực bước sang năm mới có thể mình tận lực mình làm hết sức. Cả một năm vừa rồi bọn em làm được rất nhiều chương trình nhưng vẫn thấy là nó ít quá, càng làm càng thấy nhiều người cần mình hơn, lên đến vùng này lại thấy một vùng khác, đâm ra rất là khó.Cũng mong sang năm này kinh tế phát triển hơn, doanh nghiệp người ta làm được hơn thì mình có thể đến mình xin và họ xuất được nhiều hơn để mình có được nguồn kinh tế dồi dào hơn, đưa đến giúp nhiều đồng bào hơn. Em chỉ nghĩ đơn giản như vậy.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/wishes-fr-viet-overseas-for-2015-tt-01012015100100.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt khắp nơi đón giáng sinh

Hầu như Giáng Sinh năm nào Thanh Trúc cũng mời quí vị đi một vòng qua các nước, xem người Việt mình mừng Giáng Sinh như thế nào.

Năm nay, một lần nữa, xin đi cùng Thanh Trúc đến những miền đất và những người chưa từng được nhắc đến trong những bài về lễ Giáng Sinh của những năm trước.

Giáo xứ Ka Đơn, Lâm Đồng

Đầu tiên, khởi hành với linh mục Nguyễn Đức Ngọc, quản xứ giáo xứ Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi có nhiều người dân tộc Chu Ru và Kô Hô, có nhà thờ Ka Đơn với kiến trúc đặc trưng Tây Nguyên vừa khánh thành tháng Bảy năm nay:

“Tại vì năm nay được ngôi nhà thờ mới nên giáo xứ cũng cố gắng tổ chức cho nó vui hơn. Đêm 24 có một Thánh lễ cho tất cả mọi người. Đến ngày 25 cũng có Thánh lễ 25. Sau Thánh lễ 25 thì có hội chợ cho cả giáo xứ, rồi sau hội chợ thì cũng có buổi văn nghệ hoàn toàn mang tính cách gia đình.

Các anh em dân tộc Chu Ru cũng như K ô Hô rất vui và rất lên tinh thần. Chúng tôi cử hành Thánh lễ hoàn toàn bằng tiếng dân tộc Chu Ru cũng như tiếng Kô Hô. Các cha trong vùng, ngay cha quản hạt cũng vậy, ngài cũng giảng bằng tiếng dân tộc. Tôi thấy rõ ràng là anh em dân tộc lên tinh thần nhiều và vui lắm.

Bên Tin Lành, điển hình làng Ba Gốc tỉnh Kon Tum, nơi có Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam. Thầy A Ninh:

Giáng Sinh năm này anh em bà con vui hơn năm trước, kinh tế làm ăn gì cũng được hết. Năm nay đông lắm, đang nhóm đó, gần 100 người, cùng vui cùng đón năm mới.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/viet-around-the-world-celebrate-christmas-tt-12252014081114.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt ở Nga khi đồng Rúp rớt giá

Người Việt sinh sống ở Nga, từ dân buôn bán, người đi làm, những vị cao tuổi, các bà nội trợ, tất thảy không tranh khỏi cơn sốc mất giá đồng Rúp. Từ Moscow,  ông Dũng, chuyên kinh doanh  áo quần trẻ em với những mặt hàng đánh từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, cho biết ngán ngẩm là từ người Việt bây giờ nói với nhau khi thấy đồng Đô La nhảy vọt từng ngày so với đồng Rúp:

Tôi vừa đi kiểm tra toàn bộ khu vực trung tâm của Moscow này, thực chất là nhìn bảng điện tử đấy, nhìn Đô nó nhảy mà chóng mặt, hoảng hết. Bản thân tôi thấy Đô nó nhảy là choáng luôn, 84 rúp mới được một đô la. Ngán ngẩm hết cả, trước đó chỉ có 32 thôi.

Chưa hết, ông Dũng nói tiếp, hiện đang có lời đồn đãi trong giới buôn bán chạy chợ người Nga cũng như người Việt là rồi đồng Rúp sẽ còn rớt giá không phanh trong thời gian tới:

Đồng Rúp thí dụ tờ 100 thì bây giờ đánh bay đi một số là chỉ còn khoảng 10. Chẳng hạn trước kia anh có 100 đồng thì bây giờ anh chỉ còn có 10 đồng. Người ta đang dự đoán đấy, còn bà con giờ cũng chỉ thở hắt ra thực chất không biết là tình hình nó như thế nào.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vn-in-russia-distressed-w-shock-ruble-fall-tt-12182014120816.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Tín hữu Cao Đài tại miền Bắc Việt Nam

Cùng với Phật Giáo, Thiên Chúa Giào và Phật Giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài cũng là một tôn giáo lớn ở Việt Nam với Tòa Thánh Tây Ninh ở miền Đông Nam Bộ, nơi được coi như Thánh địa của người Cao Đài.

Đạo Cao Đài hiện diện tại miền Bắc từ lâu

Chính vì thế khi đề cập đến Cao Đài thì mọi người nghĩ ngay đến những thánh thất và tín hữu tại các tỉnh phía Nam mà quên rằng đạo cũng đã hiện diện tại miền Bắc từ lâu. Tuy nhiên, do thể chế và hoàn cảnh chiến tranh trước 1975, tiếp đó do chính sách kiểm soát và can thiệp của nhà nước vào các tôn giáo từ sau 1975 trở đi, tầm mức sinh hoạt và thờ phượng của đạo Cao Đài ở miền Bắc cũng không thể phát triển như mong muốn. Nói một cách khác, sự thờ phượng và tu tập chỉ giới hạn trong phạm vi thôn xóm, gọi chung là hương đạo thay vì thánh thất như ở trong Nam.

Từ tỉnh Quảng Ninh, một tín đồ Cao Đài độc lập và trung kiên, bà chánh trị sự Hà Thị Vượng:

Tôi là chánh trị sự hương đạo Cao Xanh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Tôi vào đạo từ năm 1982, sau 10 năm đó là tôi đã biết để lo việc đạo. Ở Quảng Ninh có năm hương đạo tất cả. Hạ Long có hai hương, Cẩm Phả một hương, Yên Giang một hương. Chúng tôi là những người bảo thủ chơn truyền, thành lập được cơ ngơi của đạo cũng do miền Nam giúp ít tiền mua đất.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/caodai-in-nvn-12112014061300.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Tù nhân lương tâm không thực sự tự do sau mãn án

Cuộc sống sau khi mãn hạn tù của những thanh niên Công giáo ở Vinh, bị bắt giữ hàng loạt năm 2011 vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự,  xem ra không còn được bình thường bởi những đeo bám sách nhiễu từ phía công an, thậm chí bị đánh nếu dám ra khỏi địa phương như trường hợp anh Chu Mạnh Sơn,  mãn án từ ngày 2 tháng Hai năm nay:

Sau khi ra tù thì em bị án quản chế nên không được đi đâu ra khỏi địa phương. Trước đó em học trường Y Khoa ở Đại Học Vinh và còn một tháng nữa thi tốt nghiệp nhưng mà bây giờ em về thì trường không cho tiếp tục học, coi như là đuổi học luôn. Công việc thì chính quyền không cho ra khỏi địa phương nên cũng không đi làm đâu được.

Hiện tại cuộc sống của em cứ gọi là bức bách, chưa được tự do đi ra làm ăn cũng chưa được gọi là làm kinh tế gì mà gầy dựng cho gia đình cả. Chính quyền luôn cho người theo sát, canh chừng, đi đâu luôn có người dòm ngó. Sơn  bị triệu tập lên xuống, cho người giám sát liên tục.

Hôm 30 tháng Mười 2014, Chu Mạnh Sơn ra khỏi khu vực huyện Yên Thành, nơi anh đang bị quản chế, để đón một người bạn từ Sài Gòn ra. Anh bị công an thành phố Vinh chận bắt ngay tại phi trường và đưa về đồn công an huyện Yên Thành:

Vừa đóng cửa phòng một cái thì bốn năm người họ đã xông đến đánh đập Sơn một trận túi bụi nhừ người  và còn bị phạt hành chính hai triệu rưỡi đồng nữa. Mình nói lý với họ là họ không có quyền gì để đánh đập  nhưng mà họ bảo “quyền gì ở đây “ và  thế là họ cứ đánh.

Nếu có phái đoàn quốc tế nào về thăm hoặc muốn gặp anh em tù nhân hoặc những người như Sơn mà Sơn ra thì sau về chính quyền lại gọi lên sách nhiễu, cho người khủng bố tinh thần , dọa đánh rồi dọa giết nữa. Bởi vì Sơn trong thời gian quản chế mà tự  ý ra khỏi địa phương khi không có sự đồng ý của chính quyền.

Tháng Năm vừa rồi ông đặc phái viên về nhân quyền và tự do tôn giáo Heiner Bielefelgt có giấy mời gặp Sơn ngay tại Hà Nội thì Sơn ra gặp ông, rồi phía bên đại biểu quốc hội Hoa Kỳ, đại biểu Châu Âu về nhân quyền họ muốn gặp các tù nhân hoặc những người đấu tranh dân chủ để trao đổi mà Sơn ra gặp họ xong trở về thì bị sách nhiễu. Còn nếu họ biết có những phái đoàn quốc tế hoặc đại diện nhân quyền của Liên Hiệp Quốc về thì họ cấm Sơn không đi được.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/prisoners-conscience-not-free-after-being-freed-12042014123422.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt với thực đơn thân ái cho người vô gia cư

Đêm nay, ngày thứ Năm tuần lễ cuối tháng Mười Một, ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa kỳ. Mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, chia xẻ bữa cơm tối thịnh soạn, đầm ấm và hanh phúc.

Người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ đã hội nhập vào truyền thống tạ ơn cao đẹp mà không cần thắc mắc hay lý giải như lời ông Vũ Văn Lộc, giám đốc IRCC Cơ Quan Định Cư Và Văn Hóa Của Di Dân tại thành phố San Jose, miền Bắc California từ năm 1976 đến giờ:

Ý nghĩa của sự tạ ơn thuộc về văn hóa Mỹ mà bây giờ được thế giới hưởng ứng bởi con người ta thì ai cũng phải tạ ơn một điều gì có ý nghĩa nhất trong cuộc sống. Người Việt Nam mình thì nhập gia tùy tục, mình đã hòa nhập vào việc này một cách rất nhanh chóng và thông cảm.

Người Việt Nam của mình tạ ơn một cách cụ thể là hay mời những người bảo trợ cho những ngày đầu tiên định cư tại nước Mỹ.

Rồi với thời gian trôi qua, khi đã an cư lạc nghiệp, người Việt ở khắp nơi trên nước Mỹ bày tỏ lòng tri ân của mình một cách khác hơn. Họ đến với những người không nhà, những người vô gia cư trên đường phố:

Vô gia cư là vấn nạn đặc biệt của những quốc gia có những đô thị lớn. Nếu mà ở nhà quê hết thì không có ai là không có nhà cả. Đời sống đô thị bây giờ không giống như ở thôn quê, thêm nữa homeless có những hoàn cảnh đặc biệt cho nên không một đảng nào, chính phủ nào, tổng thống nào giải quyết dứt khoát được được tất cả cái vấn nạn vô gia cư tại nước Mỹ. Vì vậy cho nên mỗi năm đến kỳ Thanksgiving hay Giáng Sinh thì ông bà tổng thống đi dự ngày Lễ Tạ Ơn rồi đi phát cơm cho những người vô gía cư ở chỗ nào, có hai ba nơi để chọn. Đến tổng thống cũng làm như vậy thôi.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/kin-meal-for-homles-11272014055822.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt ở Ba Lan: không hối lộ cảnh sát

“ Sẽ Không Hối Lộ” là tựa đề một bài trên nhật báo Gazeta Wyborcza phát hành tại Warsaw, Ba Lan, số ra ngày 25 tháng Tám năm nay, liên quan đến hai người Việt Nam là anh Nguyễn Thanh Nam và anh Trần Mạnh, khởi kiện hai viên cảnh sát giao thông ra tòa vì tội đòi họ nộp tiền tiền hối lộ.

Bài báo của ký giả Aleksandra Szyllo đã khiến dư luận chú ý bởi nó rọi tia sáng vào tình trạng rất chung và rất khuất của người Việt ở Ba Lan bao năm qua, chuyện sẵn sàng nộp tiền cho cảnh sát khi bị chận lại trên đường để kiểm tra giấy tờ.

Người Việt không thạo tiếng Ba Lan, không thạo luật pháp, nói chung từ trước đến nay rất sợ liên quan đến giấy tờ tùy thân, sợ bị trục xuất về nước, sợ bị cảnh sát Ba Lan bắt nạt. Vì thế trên những con đường có nhiều người Việt qua lại, kể cả khi có những vi phạm rất nhỏ thôi, họ có thói quen là khi bị cảnh sát giữ thì họ muốn kết thúc nhanh nhất có thể, nạp cho cảnh sát số tiền mà cảnh sát đòi, gọi là nộp phạt, thì họ được đi và ít nhất không bị mất một ngày làm việc. Những câu chuyện như vậy xảy ra liên tục nhiều năm nay rồi nhưng không có người Việt nào dám chống lại hiện tượng đó.

Đó là lời cô Tôn Vân Anh, một cư dân Việt ở Ba Lan, thông thạo ngôn ngữ bản xứ và thường có những sinh hoạt xã hội được cộng đồng người Việt ở Warsaw biết tới.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vn-in-polan-no-bri-poli-11202014052651.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt hải ngoại và Philippines một năm sau siêu bão Hải Yến

Ngày 8 tháng Mười Một năm 2013, siêu bão Haiyan, tức Hải Yến, đổ bộ vào mạn Trung Philippines, để lại sáu ngàn người chết và trên bốn triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất.

Khi đó, người Việt khắp nơi trên thế giới, nhất là Australia và Mỹ, đã tổ chức những buổi gây quĩ như ở Washington DC hoặc những buổi đi bộ như ở California, sau đó trao hiện kim cho đại diện ngoại giao Philippines tại những nơi họ sinh. Mặt khác, nhiều phái đoàn của người Việt hải ngoại cũng lên đường sang Philippines, tận mắt chứng kiến thảm cảnh từ siêu bão Hải Yến, tận tay giúp đỡ người dân khốn khổ ở Tacloban.

Tinh thần ơn đền nghĩa trả

Vượt lên trên tất cả mọi an ủi vật chất đó là tinh thần ơn đền nghĩa trả, người Việt hải ngoại không thể quên bao nhiêu chiếc thuyền đưa người vượt biển từ Việt Nam đã tấp vào Philippnes và được chính phủ xứ này cưu mang cho đến lúc những thuyền nhân sau cùng, dẫu có phần muộn màng, được rời đi định cư tại một quốc gia thứ ba.

Chính vì thế ngày 8 tháng Mười Một vừa qua, tròn một năm sau ngày siêu bão Hải Yến thổi qua miền Trung của Philippines, người Việt hải ngoại một lần nữa bày tỏ sự biết ơn và tấm lòng lá lành đùm lá rách đối với nạn nhân bão Hải Yến ở khu vực Tacloban.

Luật sư Trịnh Hội của tổ chức VOICE, đang có văn phòng hoạt động tại Manila, cho biết:

Hôm nay vừa kỷ niệm một năm ngày cơn bão Haiyan tàn phá nhưng cũng là ngày khánh thành trường học ở Ormoc, còn ngày mai 9 tây thì cả phái đoàn xuống Coron để tham gia khánh thành trường học ở Coron. Hiện giờ Trịnh Hội đang ở Ormoc. Trong vòng một năm vừa qua VOICE cùng các anh chị em thiện nguyện viên đã cộng tác và giúp đỡ xây dựng lại hai trường học, một ở Ormoc và một ở Coron là miền Bắc của Palawan.

Hôm nay Trịnh Hội cùng các thiện nguyện viên, đại diện báo người Việt và thầy Thích Nguyên Thảo rồi nhiều anh em khác nữa trong phái đoàn bên Washington DC qua đến đây để cùng khánh thành lại trường học, coi như chúng ta cảm ơn đất nước Phi, người dân Phi đã cưu mang người Việt tị nạn trong ba thập niên qua. Tiền này là tiền đóng góp của rất nhiều người ở Úc, ở Canada, ở Mỹ, ở Na Uy.. Hiện giờ thì rất đông người dân bản xứ, các trẻ em, cũng như đại diện chính quyền địa phương, đại diện bên Bộ Giáo Dục cũng như bên trường học. VOICE thật sự chỉ đại diện cho những cộng đồng người Việt hải ngoại để cảm ơn đất nước và dân tộc Phi thôi.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vn-over-after-haiyan-strm-11132014063610.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.