Vì sao những cuộc biểu tình tại Hà Nội vẫn tiếp tục diễn ra sau khi biểu tình tại Sài Gòn bị dập tắt? Vì sao dân oan ở các nơi chỉ có thể kéo về Hà Nội để đấu tranh, bày tỏ thái độ và duy trì quá trình đó được lâu dài?
Nếu mới nhìn vào, người ta dễ nhầm lẫn và ngộ nhận rằng chính quyền thành phố Hà Nội chịu để nhân dân phát biểu chính kiến và chấp nhận để người dân đi biểu tình hơn chính quyền Sài Gòn.
Nhưng đó là một sự ngộ nhận.
Thực tế hoàn toàn khác, nếu như biểu tình ở Sài Gòn bị chính quyền đàn áp thì biểu tình ở Hà Nội còn bị đàn áp mạnh tay hơn Sài Gòn. Nhưng hình thức đàn áp hoàn toàn khác nhau bởi các động cơ chính trị: Tố chất vùng miền; Tính ổn định có ràng buộc của công việc, kế sinh nhai và không gian địa lý.
Đọc tiếp Giả thiết về biểu tình Hà Nội, Sài Gòn →
Trang web Dân Làm Báo đang kêu gọi việc đối phó với Việt gian như sau: “Mỗi người là 1 chiến sĩ thông tin. Vạch trần tội ác hôm nay để ngăn ngừa tội ác ngày mai. Chứng tích của tội ác phải được lưu giữ cho lịch sử mai sau và cho sự phán xét của công lý”.
Đọc tiếp Cô lập Việt gian, tại sao và bằng cách nào? →
Tôi tình cờ đọc lời tâm sự của một bạn trẻ (sinh 1988) bị an ninh văn hóa triệu tập làm việc nhiều lần vì muốn tự do đọc những thứ bản thân thích ở trên mạng. Những vụ triệu tập như thế này đã trở thành “cơm bữa” ở một xứ như Việt Nam, vụ này cũng chẳng có gì mới hơn. Nhưng có một điểm đáng lưu ý là cuộc đối đáp của bạn này, có mấy câu đại ý như sâu:
Đọc tiếp Sự trơ trụi của độc quyền →
Trong tuần qua, việc ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam “hành” phương Nam để nói về những tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc tại các cơ quan nhà nước và báo đài đã cho thấy tính chất căng thẳng của vụ việc.
Cuộc nói chuyện với chủ đề Thực thi chủ quyền biển đảo, ông Chiến đã công bố nhiều thông tin mà lâu nay được xếp vào “nội bộ”.
Đọc tiếp “Làn sóng ngầm” về biển Đông →
Câu hỏi này không dễ trả lời, bởi nếu trả lời được, thì đồng nghĩa với chiến thắng. Mà chiến thắng từ thành quả bất bạo động là đẹp, là bền.
Bậc thầy bất bạo động Mahātmā Gāndhī (1869–1948) đã dẫn Ấn Độ đi đến chiến thắng vì biết Chấp trì chân lí và biết Trì hoãn bạo động (delay-action).
Chọn đường hướng bất bạo động luôn luôn khó hơn bạo động, vì tính “con” gốc “thú” trong cộng đồng người luôn trỗi dậy mạnh mẽ mỗi khi có các hành động mang tính bầy đàn diễn ra.
Đọc tiếp Làm sao bất bạo động tuyên bố được chiến thắng? →
Có thể đọc thông báo của ĐH Công nghiệp TP.HCM như là một văn bản phản động (chống lại sự chuyển động chung), vì nó đi ngược lại một điều rất hiển nhiên: tự do yêu/ghét. Yêu nước có thể bị đuổi học, thật là phi lý, vậy sinh viên (đang tuổi cầm súng, tuổi quân đội) được quyền yêu gì?
Đọc tiếp Yêu nước bị đuổi học? →
Mới đây, tình cờ, tôi có dịp xem phim tài liệu về Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), do nhóm Trần Văn Thủy thực hiện năm 2007, gồm 4 tập, dài khoảng 210 phút, nhưng hiện chưa muốn công bố rộng rãi.
Đọc tiếp Chẳng mấy người còn biết Nguyễn Văn Vĩnh là ai? →
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp Việt Nam, từ 1995 đến 2010, đã có khoảng 257.555 người Việt Nam lấy người nước ngoài, trong số này hơn 80% là phụ nữ. Thống kê này cũng cho thấy Việt Nam đã “kết hôn với công dân của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc chiếm 11%, Ðài Loan 30%, Mỹ gần 14%, Hàn Quốc gần 13%…”.
Đọc tiếp Cô dâu Việt và chuyện con lai →
Mấy hôm trước, tình cờ đi xe ôm tại Sài Gòn, nghe câu chuyện của bác tài khoảng 70 tuổi mà thấm chuyện “vàng miếng và đô la” đang khá eo sèo hiện nay.
Trước năm 1975, bác xe ôm này từng là một sinh viên du học ngành tài chính, rồi chủ doanh nghiệp làm nước tương nổi tiếng, cũng “tập” làm người văn minh nên gởi phần lớn tiền vào nhà băng (bank) cho tiện việc giao dịch. Thế rồi các biến cố lịch sử đột ngột xảy đến, sau hai lần nghe hai ngân hàng tuyên bố phá sản (dân quen gọi là cháy nhà băng), bác này cũng phá sản luôn.
Đọc tiếp 2 lần cháy nhà băng và 3 lần đổi tiền →
Theo luật về quyền thư tín, có quy định đại ý: Bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là quyền an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Quyền này được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam, được cụ thể hóa bởi những quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự”. Vậy mà, sau khi Trịnh Công Sơn chết 10 năm, cái quyền riêng tư đó đã không được tôn trọng, khi thư tình gởi một người của ông thành thư tình gởi nhiều người. Ngay đợt in sách đầu tiên, gia đình cho quyết định in 3.000 quyển, với giá bìa 600 ngàn đồng, tổng doanh thu sẽ là 1,8 tỷ đồng – số lượng chắc chắn không dừng ở đây, vì người tò mò mua rất nhiều, nghe nói sắp tái bản.
Đọc tiếp Thư tình mà gởi nhiều người! →
phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích