Lưu trữ theo thẻ: Đào Trung Đạo

Về Nghị quyết hạn chế các phái đoàn quan chức cộng sản VN của các thành phố Garden Grove, Santa Ana và Westminster, California

Đào Trung Đạo, RFA

Trong hai tuần lễ cuối tháng 11 và đầu tuần lễ tháng 12, 2012 có một sự kiện chính trị địa phương ở Quận Cam, tiểu bang California – vì là một sự kiện chính trị địa phương nên không mấy gây tiếng vang trên toàn nước Mỹ rộng lớn nhưng lại đã gây nên cuộc tranh luận với những ý kiến trái chiều giữa báo chí truyền thông và dư luận của cộng đồng Việt với báo chí dòng chính (đại diện là tờ Orange County Register) và nhất là với báo chí truyền thông luồng chính trong nước (đại diện là tờ Nhân Dân): đó là việc các đại biểu của Santa Ana và Garden Grove đã biểu quyết tán đồng Nghị quyết hạn chế quan chức chính quyền cộng sản Việt Nam đến địa phận lãnh thổ các thị xã này, một Nghị quyết phỏng theo mô hình của Nghị quyết tương tự đã được Hôi đồng thị xã Westminster biểu quyết vào năm 2004 tuy nay đã hết hạn nhưng phần chắc sẽ được tái biểu quyết trong những tuần lễ tới với một Tân Thị trưởng người Mỹ gốc Việt. Ba thành phố nêu trên thuộc Quận Cam vốn là những thành phố có con số cư dân Việt đông đảo nhất ở Mỹ.

Đọc tiếp Về Nghị quyết hạn chế các phái đoàn quan chức cộng sản VN của các thành phố Garden Grove, Santa Ana và Westminster, California

Ai thua trong vụ án ký giả Hoàng Khương?

Đào Trung Đạo, RFA

Từ bên ngoài theo dõi vụ án ký giả Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ sau khi bị tạm giam 248 ngày rồi khi đem ra xét xử đã bị lãnh án 4 năm tù giam trong tuần trước (một bản án đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội lề trái: bày tỏ sự giận dữ và khinh bỉ hệ thống tư pháp hiện hành ở Việt Nam cũng như niềm thương cảm dành cho số phận phải lãnh một bản án oan sai chính quyền cọng sản chụp lên đầu một ký giả có trách nhiệm nghề nghiệp, có lương tâm muốn chống tham nhũng cải tạo xã hội qua những bài viết trong quá khứ tên là Hoàng Khương) tôi có nhận xét: biểu tượng điển hình nhất cho cả hai điều nói trên là bức hình người cha già của ký giả Hoàng Khương đã khóc tức tưởi sau khi nghe con trai bị tuyên án một cách oan sai. Và tôi cũng có đề nghị: bức hình này nên được phóng lớn và treo ngay ở tiền diện của tất cả những tòa án trên toàn lãnh thổ Việt Nam (theo kiểu Mao Trạch Đông đã chỉ thị phóng lớn hình ảnh mình treo khắp hang cùng ngõ hẻm trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa).

Đọc tiếp Ai thua trong vụ án ký giả Hoàng Khương?

Giới thiệu tác phẩm mới của Dư Hoa “Trung Quốc trong 10 chữ”

Đào Trung Đạo, RFA

Khi họ Mao còn sống người dân không ai dám nói nguyên họ tên Mao Trạch Đông như thể sợ phạm húy. Hiện nay Mao vẫn được tôn sùng. Ngay như Đặng Tiểu Bình, trong những năm cuối đời, đã nhận ra được những mâu thuận xâu sắc của chính sách Đổi Mới mình chủ trương, và có ý nghĩ cảm phục họ Mao vì trong thời Mao trị vì không làm gì có những nghịch lý như vậy. Cũng chính vì lý do này Mao được “tái sinh”. Dư Hoa thuật lại: “Không lâu trước đây người ta làm một cuộc thăm dò ý kiến trên Internet để biết thái độ dân Đọc tiếp Giới thiệu tác phẩm mới của Dư Hoa “Trung Quốc trong 10 chữ”

Giới thiệu tác phẩm mới của Dư Hoa “Trung Quốc trong 10 chữ”

Đào Trung Đạo, RFA

Dư Hoa là nhà văn trung niên được đọc “lậu” nhiều nhất ở Trung quốc trong vòng 20 năm nay. Gọi là đọc lậu vì sách của Dư Hoa tuy chỉ được in ấn và lưu hành ở Hồng Kông nhưng vẫn lọt vào nội địa. Quyển Huynh Đệ của Dư Hoa cũng đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở trong nước. Quyển tiểu thuyết đồ sộ này là tác phẩm thứ ba được dịch sang Anh ngữ sau các cuốn Chuyện Người Bán Máu, Khóc Trong Mưa Phùn, và Sống. “Trung Quốc trong Mười Chữ”, tác phẩm mới nhất của Dư Hoa được xuất bqản ở Mỹ vào tháng Mười Một năm nay là một cuốn luận văn ngắn. Dư Hoa sinh năm 1960 ở Triết Giang, Trung quốc. Khi 18 tuổi, sau một thời gian được huấn luyện làm nha công, họ Dư hành nghề khoảng 5 năm rồi bỏ nghề phần vì làm nha công không những suốt ngày cứ phải “nhìn vào mồm thiên hạ” mà còn kiếm được ít tiền nên khi thấy những cán bộ nhà nước làm cho Trung Tâm Văn Hóa cả ngày chỉ lang thang rong chơi mà lương bổng lại khấm khá, Dư Hoa xoay được một chân trong một trung tâm văn hóa và bắt đầu viết lách. Tên tuổi của Dư Hoa nổi như cồn khi tiểu thuyết Sống được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đưa lên màn bạc. Đọc tiếp Giới thiệu tác phẩm mới của Dư Hoa “Trung Quốc trong 10 chữ”

Mấy nhận xét về Hôi nghị viết văn trẻ toàn quốc ngày 9/9/2011

Đào Trung Đạo, RFA

Một trong những sách lược cai trị chính của các chế độ độc tài toàn trị là cách ly, chia để trị một cách tinh vi,  người dân khỏi những mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với tập thể, không cho người dân có cơ hội tập hợp thành những đám đông không đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Đọc tiếp Mấy nhận xét về Hôi nghị viết văn trẻ toàn quốc ngày 9/9/2011

Giới thiệu nhà văn Trung Quốc Lưu Diệc Vũ mới đào tỵ

Nhân dịp nhà văn Trung Quốc Liao Yiwu/Liêu Diệc Vũ đã đào tỵ thành công và hiện tỵ nạn ở Đức chúng tôi xin giới thiệu quyển tiểu thuyết được nhiều người biết đến ở Âu-Mỹ The Corpse Walker/Cửu Vạn Xáx Chết qua bản Anh ngữ của Wen Huang.

Đọc tiếp Giới thiệu nhà văn Trung Quốc Lưu Diệc Vũ mới đào tỵ

Giải mã cổ thi để giác ngộ lãnh đạo đương thời

Đào Trung Đạo, RFA
Trên trang mạng Lý luận & Nghiên cứu Văn học số tháng 6, 2011 Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát cho đăng một bài luận văn khá lý thú có đầu đề “Bài thơ vận nước và tư tưởng chính trị của Thiền sư Pháp Thuận”. Thoạt nhìn cái tựa đề người ta có thể cho rằng đây là một bài nghiên cứu hàn lâm về tư tưởng chính trị Phật giáo nhưng nếu đọc kỹ bài này và qui chiếu vào thực trạng chính trị Việt Nam hiện nay người đọc có thể nhận ra thâm ý của tác giả. Như chúng ta đã biết Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát là một học giả Phật giáo tầm vóc không những ở Việt Nam mà còn cả trong vùng Đông Nam Á. Mấy năm trước đây khi Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Đại Hội Phật giáo Thế giới ở Hà Nội chính quyền cộng sản, trong một tình huống chẳng đặng đừng, để sơn phết bộ mặt chính sách tôn giáo của Đảng, đã phải nhất thời sử dụng Thượng Tọa Trí Siêu – nhân vật Phật giáo Việt Nam có uy tín quốc tế – để tiếp đón khách mời năm châu đến tham dự Đại Hội. Về thái độ chính trị của Thượng tọa Trí Siêu trước đây chúng ta được biết ông là một trong số những lãnh tụ cùng với Hòa Thượng thích Quảng Độ của Giáo Hôi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ sau biến cố Tháng Tư 1975 giữ vị trí đối lập chính quyền trong một thời gian dài, nhưng mấy năm gần đây ông rời Thanh Minh Thiền Viện ra sống bên ngoài. Nhưng căn cứ vào những bài viết và tác phẩm chúng ta thấy ông đã không thay đổi tên mà vẫn ghi là Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát. Như vậy có thể nói ông vẫn giữ nguyên phẩm vị trong hàng ngũ Phật Giáo tuy có thể khi ra đời sống bên ngoài việc giữ nguyên trang phục với ông không là điều quan trọng. Chúng ta cũng không có thông tin nào cho thấy ông đã hợp tác với Giáo Hội Phật Giáo Quốc doanh do chính quyền dựng lên.
Đọc tiếp Giải mã cổ thi để giác ngộ lãnh đạo đương thời

Mấy nhận xét về ngày Báo chí Việt Nam 21/6/2011

Đào Trung Đạo, RFA

Theo dõi tin tức trên hai tờ báo giấy CAND và Nhân Dân tường trình những sự kiện liên quan đến ngày ‘Báo chí cách mạng Việt Nam’ người ta không khỏi cảm thấy trước tiên là kinh ngạc, kế đến là buồn bã cho nền báo chí hiện nay ở Việt Nam. Kinh ngạc vì những phát biểu của các nhân vật vật lãnh đạo Đảng và nhà nước trước tình trạng tụt hậu và đánh mất lòng tin của quần chúng độc giả của báo chí hiện nay. Còn buồn bã là vì báo chí đã không có cơ hội để hoàn thành trách nhiệm nếu như chưa hướng dẫn được dư luận xã hội thí ít ra cũng phải đưa thông tin đúng và nhanh. Chúng tôi viết như vậy vì vẫn còn niềm tin (dù sắp cạn đáy) rằng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn có những người viết báo lương thiện, dù là thiểu số.

Đọc tiếp Mấy nhận xét về ngày Báo chí Việt Nam 21/6/2011

Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?

Đào Trung Đạo, RFA 

Trong tựa đề bài chúng tôi đặt dấu hỏi (?) không có nghĩa những ý kiến được trình bày sau đây là một sự suy diễn. Ngược lại, tuy dấu hỏi không mang ý nghĩa một sự nghi ngờ, nhưng chúng tôi có ý đặt vấn đề “sẽ như thế nào?”

   Từ hơn hai thập niên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn gắn bó với hai chữ Đổi Mới vì không Đổi Mới có nghĩa xụp đổ. Nhưng nội dung khái niệm Đổi Mới không bao giờ được giới lãnh đạo phát biểu rõ ràng minh bạch. Khái niệm này được vận dụng tùy giai đoạn, tùy tình huống lịch sử, và cũng tùy theo nhân vật lãnh đạo nào có quyền lực nhất. Lý do chính yếu khái niệm Đổi Mới không thể có một nội dung minh bạch được trình bày trong chính sách vì đây chỉ là một thử nghiệm có tính cách đối phó với tình hình. Hơn nữa nội bộ ĐCSVN cũng có nhiều phe phái, nhóm này muốn đổi mới với tiến độ nhanh, nhóm kia chống đối Đổi Mới phần vì quyền hành cá nhân và phe nhóm phần vì sợ hãi nguy cơ Đảng bị xụp đổ, nhóm khác lại chỉ muốn Đổi Mới với tiến độ chậm vừa phải. Chúng tôi gọi sự Đổi Mới là chính sách đối phó tình hình, một kiểu chiến lược giai đoạn vì từ trong bản chất người cộng sản hoặc vĩnh viễn là cộng sản hoặc Thực Sự Đổi Mới thì sẽ không còn là người cộng sản nữa.

Đọc tiếp Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?

Tại sao ngành Khoa Học Xã Hội không thu hút người học?

Đào Trung Đạo, RFA

Trong ba năm liền cứ đến kỳ thi Đại Học (ĐH) và Cao Đẳng (CĐ) người ta lại gióng lên hồi chuông báo tử “số phận của các ngành Khoa Học Xã Hội (KHXH)” vì sự giảm sút số lượng hồ sơ đăng ký vào ngành này càng ngày càng mạnh. Người ta đọc được trên Vietnamnet mục Giáo dục: “Cùng với đầu vào gian nan khiến các chuyên gia đầu ngành lo ngại số người quan tâm đến nhóm ngành này đang ở mức báo động đỏ.” Trước hết hãy xét tinh hình ở phía Bắc: Một quan chức ngành giáo dục quận Hoàn Kiếm cho biết: Khối C ngành KHXH-NV không có hồ sơ xin dự tuyển nào! Ở một trường THPT khác thì trong số 2200 hồ sơ đăng ký chỉ có 3 bộ hồ sơ khối C, so với năm ngoái con số này là 42.
Đọc tiếp Tại sao ngành Khoa Học Xã Hội không thu hút người học?