Lưu trữ theo thẻ: Khoa Diễm

Cha Mẹ già và Viện dưỡng lão

2011-03-27

Bước vào tuổi thất thập và sức khỏe ngày càng yếu kém, ông Hai bà Ngọc lo sợ sẽ có một ngày hai người phải vào nursing home hay còn gọi là viện dưỡng lão gần nhà vì con cái ai cũng đã có gia đình và khá bận rộn nên không có thời gian chăm sóc cho ông bà.

Photo: RFA

Một cụ đang nhịp tay theo tiếng nhạc tại phòng sinh hoạt của Viện dưỡng lão Garden Park.

Đọc tiếp Cha Mẹ già và Viện dưỡng lão

Gia đình LS Cù Huy Hà Vũ nhờ quốc tế can thiệp


2011-03-17

Vào ngày 24 tháng 3 sắp tới, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ đưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ra xét xử theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

RFA photo

TS Nguyễn Xuân Phước trả lời phỏng vấn Khoa Diễm tại văn phòng của ông

Đọc tiếp Gia đình LS Cù Huy Hà Vũ nhờ quốc tế can thiệp

Trận động đất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Nhật?


2011-03-13

Trận động đất lớn nhất tại Nhật Bản đã gây thiệt hại lớn đến tiền của cũng như nhân mạng của đất nước này, đây là một sự mất mát lớn lao.

AFP Photo/Yomiuri Shimbun

Nhà cháy ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi hôm 11/03/2011.

Đọc tiếp Trận động đất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Nhật?

Vòng lửa chính trị Ai cập

2011-01-28

Sau những biến chuyển đến chóng mặt về chính trị tại Tunisia, Ai Cập lại một lần nữa gây chấn động toàn vùng Trung Đông khi quốc gia này cũng đang trong vòng lửa chính trị.

AFP PHOTO / Khaled

Các thành viên của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bảo vệ tổng thống bên ngoài đài truyền hình quốc gia tại Cairo ngày 28 tháng một năm 2011.

Khoa Diễm có buổi tiếp chuyện với ông Ilan Berman, Phó Chủ tịch Chiến lược cho Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược Ngoại Giao Hoa Kỳ về những gì đang xảy ra tại Ai Cập và tương lai của Trung Đông.

Sau Tunisia là Ai Cập

Khoa Diễm: Thưa ông Berman, cám ơn ông đã dành cho RFA buổi nói chuyện hôm nay. Nếu có thể xin ông tóm lược những gì đang xảy ra trong khu vực các quốc gia Trung Đông sau biến cố Tunisia để quý thính giả của chúng tôi tiện theo dõi.

Berman: Tunisia là nguyên nhân xúc tác cho những biến loạn đang xảy ra trong khu vực. Những gì xảy ra tại Tunisia có thể nói là đã biến dạng quá nhanh trong một thời gian rất ngắn. Chỉ trong vòng 3 tuần chúng ta thấy có rất nhiều những cuộc biểu tình, những người nổi dậy để chống lại chính quyền Ben Ali vì các lý do như kinh tế tồi tệ, người dân không có công ăn việc làm và những luật lệ không thỏa đáng của chính phủ.

Những thay đổi này cũng giống như là một mặt hồ đang yên lặng bổng nhiên bị khuấy động và ảnh hưởng đến cả khu vực. Chúng ta có thể thấy Yemen, Jordan và Ai Cập cũng đang có những hành động tương tự.

Tunisia là nguyên nhân xúc tác cho những biến loạn đang xảy ra trong
khu vực. Những gì xảy ra tại Tunisia có thể nói là đã biến dạng quá
nhanh trong một thời gian rất ngắn.

Ông Ilan Berman

Khoa Diễm: Nhưng liệu chính quyền Ai Cập sẽ lập lại cách giải quyết của chế độ Ben Ali?

Berman: Hiện chúng ta không thấy được cụ thể chính quyền Yemen, Jordan hay Ai Cập sẽ có hành động như thế nào, liệu họ có theo bước chân của Tunisia hay không, đồng thời chúng ta cũng không biết được là liệu những quốc gia này có chọn cách giải quyết giống Ben Ali hay không. Tại Ai Cập chúng ta thấy rằng chính quyền có nhiều hành động kiềm chế các cuộc biểu tình này bằng cách dùng internet và cho quân lính xuống đường ngăn cản người dân. Điều này không có nghĩa là những cuộc biểu tình sẽ dãn ra, nhưng đây là một thí dụ cho thấy chính quyền Ai Cập không dễ dàng như Tunisia.

Khoa Diễm: Thưa ông, vai trò của quân đội quan trọng như thế nào đối với những gì đang xảy ra tại Ai Cập?

001_GR242413-200.jpg
Bản đồ định vị những đụng độ giữa người biểu tình chống chế độ và lực lượng an ninh trên toàn Ai Cập vào hôm 28/1/2011. AFP

Berman: Quân đội tại Ai Cập nắm vai trò chủ chốt tại đây. Bạn cũng nên nhớ rằng tổng thống hiện thời của Ai Cập là một quân nhân và quyền lực mà ông ta đang nắm giữ được sự ủng hộ rất lớn từ quân đội. Do đó, tôi nghĩ rằng quân đội sẽ trung thành với Tổng thống và sẽ thi hành những chỉ thị của ông dù điều đó có thể là chĩa súng vào những người dân Ai Cập đi biểu tình. Đây là một chỉ dấu cho thấy việc này sẽ trở thành một cuộc chiến đẫm máu. Lý do là vì bối cảnh chính trị của Ai Cập đang rất phân cực.

Chính quyền Mubarack đã hiện diện trong chính trường Ai Cập hơn 30 năm qua cho nên chúng ta có thể thấy rằng đất nước này không có nhiều lựa chọn khác. Tôi cũng xin được nói về phía bên kia của chính trị Ai Cập, đó là Hội Huynh Đệ Hồi giáo, là tổ chức Hồi giáo lớn nhất trong khu vực các quốc gia Trung Đông. Nhưng nếu như tổ chức này trở thành kẻ đối đầu lớn nhất với chế độ chính quyền hiện tại thì chúng ta sẽ thấy một cuộc đụng độ còn lớn và khủng khiếp hơn nữa.

Khoa Diễm: Theo ý ông thì hình hình Ai Cập sẽ ra sao trong thời gian sắp tới?

Berman: Theo tôi thấy thì lối đi của Cairo rất đơn giản, họ sẽ không chọn cách lưu đày như Ben Ali, và rất có thể họ chọn chấp nhận những tin tức xấu trong một vài tuần lễ hơn là bị đẩy vào tình trạng lưu vong hay bị kết án bởi chính quyền tương lai. Theo tôi thì chính quyền Mubarak biết họ đang ở trong một hoàn cảnh không được tốt lắm nhưng họ sẽ “cố đấm ăn xôi”.

Vai trò của Hoa Kỳ

Khoa Diễm: Khi chúng ta đang trò chuyện thì chính phủ Hoa Kỳ đã lên tiếng về tình hình của Ai Cập, ông có suy nghĩ gì về điều này?

Berma: Thế đứng của Hoa Kỳ là một điều quan trọng trong cục diện này. Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ và Ai Cập là những đồng minh tốt của nhau. Hoa Kỳ giúp đỡ Ai Cập rất nhiều trong các chương trình trợ giúp quân sự cũng như những vấn đề khác. Do đó, những nhà làm luật tại Washington đang theo dõi việc này rất kỹ vì họ e sẽ có một cuộc cách mạng mà các tổ chức Hồi giáo sẽ lên cầm quyền. Tuy nhiên, chúng ta cũng không muốn thấy cuộc chiến tranh đẫm máu như chúng ta đã từng thấy tại Iran khoảng 18 tháng trước khi chính quyền dẹp tan “Chiến dịch Xanh” tại đó. Chính phủ Obama đang ở trong thế kẹt vì họ không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Khoa Diễm: Nhân ông nhắc đến chính quyền Obama, tôi có câu hỏi cuối cho ông: liệu sự ra đi hay ở lại của Tổng thống Obama sẽ có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với Ai Cập?

Những nhà làm luật tại Washington đang theo dõi việc này rất kỹ vì họ e
sẽ có một cuộc cách mạng mà các tổ chức Hồi giáo sẽ lên cầm quyền.

Ông Ilan Berman

Berman: Tôi nghĩ là việc gì xảy ra tại Ai Cập sẽ được giải quyết trước khi cuộc bầu cử Tồng thống vào năm tới. Tiếng nói của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề chế độ dân chủ, là đối tác của chính quyền đương nhiệm tác động rất lớn với những gì đang xảy ra tại Ai Cập. Quốc gia này có tiếp tục là đối tác của Hoa Kỳ hay không thì đó là trách nhiệm của Tổng thống Obama hay là vị Tổng thống tiếp theo. Những gì đang xảy ra có thể thay đổi cương vị của Ai Cập trong chương trình đối ngoại của Hoa Kỳ.

Khoa Diễm: Cám ơn ông rất nhiều.

Miến Điện trước Hội nghị Nhân quyền Geneva


2011-01-28

Hội đồng Nhân quyền Quốc tế có buổi hội nghị tại Geneva vào sáng ngày 27 tháng Giêng để bàn riêng về vấn đề nhân quyền tại Miến Điện.

AFP photo

Lãnh tụ đảng đối lập Miến, bà Aung San Suu Kyi, tại Yangon hôm 14/11/25010 sau khi được trả tự do

Trước khi buổi hội nghị này diễn ra, Khoa Diễm đã có buổi nói chuyện với ông Oliver Spencer, của Article 19, một tổ chức được thành lập vào năm 1987 nhằm theo dõi, nghiên cứu, xuất bản, hành lang, cung cấp chuyên môn về tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện đã có mặt để trình bày bản báo cáo của họ về thực trạng tại đây.

Khoa Diễm: Thưa ông, xin ông cho biết tại sao lại có buổi hội nghị này?

Spencer: Trong 4 năm qua, chính phủ Miến Điện cứ lần lữa mãi khi phải đối điện với các tổ chức nhân quyền của thế giới về vấn đề này tại quốc gia của họ. Họ đã từng nói rằng họ đang đợi đến một dịp thích hợp để nói chuyện cùng các tổ chức quốc tế, và dịp thích hợp này là vào ngày 27/1, tại Geneva.

UPR đã được ra đời vào năm 2000 để quan sát vần đề xâm phạm nhân quyền ở các quốc gia như Miến Điện.

Article 19 đã nhân cơ hội này nộp các bản báo cáo mà chúng tôi có về tình trạng nhân quyền ở Miến nhằm giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và những con người nơi đây. Những vấn đề chúng tôi quan tâm đến là tự do phát biểu, tự do báo chí, cuộc bầu cử vừa diễn ra chỉ vài tháng trước.

Chúng tôi muốn chia sẻ với thế giới về những thực trạng và chiều hướng
làm việc của Miến Điện để thế giới không bị ngộ nhận về những gì đã xảy
ra.

Ông Oliver Spencer

Chúng tôi lo ngại là những nước như Trung Quốc, Thái Lan thấy và chấp nhận cuộc bầu cử đó như là một bước tiến về nhân quyền. Chúng tôi có nhiều thông tin trước khi cuộc bầu cử xảy ra cũng như những gì xảy ra khi người dân đi bầu để chứng minh là cuộc bầu cử đó không tự do, công bằng hay dân chủ. 

Chúng tôi muốn chia sẻ với thế giới về những thực trạng và chiều hướng làm việc của Miến Điện để thế giới không bị ngộ nhận về những gì đã xảy ra. Rất nhiều điều người dân Miến đang bị cấm đoán như là tự do xử dụng internet, truyền thông, hay là bà Aung San Suu Kyi  bị giam giữ vì đấu tranh cho nhân quyền và hơn 3000 tù nhân chính trị vẫn đang bị giam giữ.

Chúng tôi cũng báo cáo về những bắt bớ mà chính phủ Miến gây ra cho các phóng viên, những nhà báo, nói chung là việc bưng bít tin tức về cuộc bầu cử cũng như những gì đang diễn ra, gây cản trở trong việc người dân thực hiện nhân quyền của họ.

Nhân quyền Miến

Khoa Diễm: Vậy xin được hỏi ông là liệu bà Aung San Suu Kyi sẽ có mặt tại buổi hội nghị này không?

assk-250.jpg
Những người ủng hộ bà Suu Kyi biểu tình trước Đại sứ quán Miến Điện ở London hôm 11/8/2009. AFP photo

Spencer: Tôi đã có dịp tiếp chuyện với phái đoàn của Hoa Kỳ hôm qua và ngay cả họ cũng nghĩ rằng tên của bà Aung San Suu Kyi sẽ được nhắc đến trong buổi hội nghị này. Theo trình tự thì các nước trên thế giới sẽ có vài phút để đặt các câu hỏi cũng như đưa ra những lời khuyên cho tình hình nhân quyền.

Dù rằng thời gian chỉ có 3 phút nhưng trong ba phút này thì có rất nhiều câu hỏi có thể được đặt ra và tôi tin rằng tên của bà Aung San Suu Kyi sẽ được nhắc đến nhiều nhất vì như chúng ta cũng biết, là như là một biểu tượng của nền dân chủ Miến. Tuy nhiên, bà ta sẽ không có mặt tại Geneva cho buổi hội nghị này vì bà ấy lo ngại rằng nếu bà đi thì chính phủ Miến sẽ không cho bà trở lại đấy nữa. Đây cũng là một trong những lý do mà đã mấy mươi năm qua bà Suu Kyi chưa ra khỏi đất Miến.

Khoa Diễm: Theo ý kiến của ông thì tình hình của Miến hiện tại như thế nào?

Spencer: Tình hình nhân quyền hiện tại ở Miến rất tệ và là một trong những nước tệ nhất trên thế giới. Người dân tại đây không được bày tỏ ý kiến, nhiều người bị bắt vì đấu tranh cho nhân quyền, không có những phiên tòa mở và công khai, những người bị bắt giữ cũng không được tham dự những phiên tòa công bằng hay có bồi thẩm đoàn như chúng ta vẫn thường thấy.

Chúng tôi muốn tạo áp lực trên chính phủ Miến và những quốc gia hàng xóm để họ nhận biết rằng để tiến lên trong cộng đồng thế giới thì họ phải có một nền nhân quyền tốt hơn hiện tại. Trung Quốc, Thái Lan, những nước lân cận này phải cân nhắc quan hệ của họ chứ không thể để Miến muốn làm gì thì làm.

Khoa Diễm: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tình trạng nhân quyền của Miến không cải thiện?

Spencer: Đây là buổi hội nghị đầu tiên về vấn đề nhân quyền của Miến Điện, do vậy nên nhiều quốc gia sẽ có những lời khuyên cho chính phủ Miến và trong 4 năm tới thì UN sẽ có một buổi xem xét lại tình hình tại Miến. Hy vọng là trong tương lai họ sẽ có những bước cải thiện đáng kể.

Chúng tôi muốn tạo áp lực trên chính phủ Miến và những quốc gia hàng
xóm để họ nhận biết rằng để tiến lên trong cộng đồng thế giới thì họ
phải có một nền nhân quyền tốt hơn hiện tại.

Ông Oliver Spencer

Chúng tôi rất quan tâm đến buổi xem xét lần hai này vì đây là cơ hội để chúng tôi nhận biết được tình hình của quốc gia này đã thay đổi như thế nào từ lần trước. Những điều chúng tôi mong sẽ xảy ra là bà Aung San Suu Kyi được tham gia vào chính quyền nhà nước, vấn đề tự do bày tỏ ý kiến được cải tiến, những nhà báo được thả tự do. Nếu những việc này không được thực hiện thì trong 4 năm cộng đồng UN sẽ thật sự chỉ trích và bắt chính phủ Miến chịu trách nhiệm về các hành động của họ.  

Khoa Diễm: Xin cám ơn ông đã dành thời giờ cho chúng tôi.

Cân bằng Trung Quốc qua Việt Nam


2011-01-26

Hoa Kỳ và Trung Quốc dù bên ngoài vẫn mềm mỏng và ý nhị, nhưng bề trong hiện như hai con hổ đang gầm gừ tranh giành ngôi vị bá chủ sơn lâm.

AFP photo

Quân đội TQ trong buổi đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tại Bắc Kinh hôm 10/1/2011

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Sức mạnh của Trung Quốc đang làm Mỹ lo ngại, nhất là đối với khu vực Châu Á-TBD. Để cân bằng thế cờ, mối quan hệ Việt-Mỹ bất ngờ trở thành một công cụ cho mục đích này, theo ý kiến một nhà nghiên cứu quốc phòng của Hoa Kỳ. Liệu Việt Nam có thể giúp Hoa Kỳ giải quyết mối lo ngại này không? Khoa Diễm có cuộc nói chuyện với Tiến sĩ Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích Quốc phòng-Chính trị của viện Hudson về vấn đề này. 

Khoa Diễm: Thưa Tiến sĩ, cám ơn ông rất nhiều đã dành thời gian cho chúng tôi. Tôi đã có cơ hội đọc qua bài viết của ông “Balancing China through Vietnam” mà tôi xin tạm dịch là “Cân bằng Trung Quốc qua Việt Nam”. Tôi xin đi thẳng vào vấn đề là ông nghĩ việc này có thể làm được không và bằng cách nào?

Dr. Weitz: Theo tôi nghĩ thì việc này phải được thực hiện một cách rất khéo léo vì cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều phải cẩn thận về phản ứng của người thứ ba, mà trong bối cảnh này là Trung Quốc, đặc biệt là điều này có thể gây những biến động về quân sự.

Nga đã từng là đồng minh với Việt Nam trong cuộc nội chiến và gần đây,
chính phủ Nga đã bán cho Việt Nam một loại vũ khí quan trọng cho vấn đề
quân sự của nước này, đó là tàu ngầm.

Dr. Weitz

Hoa Kỳ luôn quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia khác trong vùng; tuy nhiên, theo thời gian thì những lo ngại này đã có phần giảm mà chỉ chú trọng đến Trung Quốc, nơi mà sức mạnh kinh tế cũng như quân sự đang ngày một lớn dần. Tôi nghĩ cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang ra dấu hiệu cho Trung Quốc biết là nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thái độ hung hăng và có các hành động gây hấn tại các quần đảo phía Nam Trung Quốc thì họ sẽ nhận nhiều tổn hại trong các lĩnh vực khác.

Tôi cũng xin nhắc lại là trong thời gian gần đây, Trung Quốc không còn quan tâm nhiều đến các vùng đảo này như thời gian trước. Chúng ta có thể thấy được áp lực từ Hoa Kỳ đang có những kết quả nhất định. Tôi nghĩ là cả hai phía muốn tạo cảm tưởng là việc này có thể xảy ra để Trung Quốc cảnh giác nhưng điều này có thật sự xảy ra hay không thì tôi quả tình không được biết.

Vai trò của Nga

Khoa Diễm: Trong bài viết ông có nói đến vai trò quan trọng của Nga trong việc quân đội Việt Nam ngày càng lớn mạnh vì quốc gia này là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam, ông có thể nào cho chúng tôi biết thêm ý kiến của ông về vai trò của Nga cho vấn đề Mỹ–Việt-Trung?

obama-hu-welcome-250.jpg
Tổng thống Obama và chủ tịch TQ HỒ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc hôm 19/1/2011. RFA photo

Dr. Weitz: Chúng ta còn nhớ là Nga đã từng là đồng minh với Việt Nam trong cuộc nội chiến và hiện tại Nga cũng là quốc gia cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam và trong thời gian gần đây chính phủ Nga đã bán cho Việt Nam một loại vũ khí quan trọng cho vấn đề quân sự của nước này, đó là tàu ngầm.

Tôi nghĩ là mối quan hệ này sẽ tiếp tục dù rằng hiện tại hai nước thân thiện với nhau nhiều về kinh tế hơn là chính trị. Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là Nga không muốn bị coi là một quốc gia đồng minh cho việc chống lại chính quyền Bắc Kinh nên chúng ta có thể nói là Nga là một quốc gia độc lập trong vấn đề này và điều mà họ quan tâm là kinh tế chứ không phải chính trị.

Họ chỉ muốn kiếm lợi qua việc buôn bán vũ khí với Việt Nam. Trong khi đó Hoa Kỳ muốn Việt Nam gia tăng sức mạnh quân sự, nên đã trợ giúp kinh tế để Việt Nam có phương tiện, để cân bằng thế cờ với Trung Quốc. Việt Nam hình như cũng muốn điều này xảy ra. 

Khoa Diễm: Vậy có thể cho rằng Việt Nam đang bị lợi dụng không?

Dr. Weitz: Không, Việt Nam cũng muốn ở thế cân bằng với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng quyền lợi có thể trùng hợp: cả Mỹ và Việt Nam đều muốn ngăn cản Trung Quốc, kìm họ lại khi họ có những thái độ quá trớn.

Sức mạnh kinh tế

Khoa Diễm: Nhiều người nhận thấy rằng chiều hướng phát triển của Việt Nam, trong đó có phát triển kinh tế và gia tăng sức mạnh quân đội, có vẻ như tương tự với những gì Trung Quốc đang làm. Cứ tiếp theo đà này, liệu Việt Nam cũng sẽ giảm theo vết đổ của Trung Quốc về vấn đề nhân quyền?

Dr. Weitz: Điều đó đúng, đó lại là một vấn đề khác nữa. Chúng ta gặp rất nhiều trở ngại trong việc giúp đỡ những quốc gia khác vì vấn đề nhân quyền của họ. Việt Nam được chú ý đến trong vài năm gần đây là vì kinh tế của họ không tốt bằng những quốc gia khác trong khu vực, do đó Hoa Kỳ muốn giúp vực dậy nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì Việt Nam không đủ sức và không thể so sánh hay được nhìn nhận như một Trung Quốc của tương lai, nếu họ không giải quyết vấn đề kinh tế. Hy vọng là sau Đại hội Đảng, họ sẽ có những hướng đi tốt hơn về kinh tế.

Về mặt nhân quyền thì tôi muốn nói thế này: vì Trung Quốc lớn mạnh và có khả năng tác động đến tình trạng kinh tế thế giới một cách nghiêm trọng, do đó đôi khi chúng ta phải nhân nhượng họ trong vấn đề nhân quyền nhằm bảo đảm cho một sự làm việc chung ôn hòa, tốt cho sự hòa bình của thế giới.

Việt Nam không đủ sức và không thể so sánh hay được nhìn nhận như một
Trung Quốc của tương lai, nếu họ không giải quyết vấn đề kinh tế.

Dr. Weitz

Trong khi đó, Việt Nam đang cần giúp đỡ, không phải là một mối đe dọa, do đó, Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hơn nữa vấn đề nhân quyền tại Việt Nam để đi đôi với sự trợ giúp về kinh tế. Việt Nam không đủ sức để trở thành một Trung Quốc về kinh tế nhưng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ được cải thiện nếu họ vẫn muốn nhận được trợ giúp kinh tế từ Hoa Kỳ.

Khoa Diễm: Quân đội của Việt Nam đang được đầu tư một cách mạnh mẽ, dùng đến 5% tổng số GDP.  Người dân Việt Nam có cần lo ngại về sức mạnh quân sự này không và liệu Việt Nam có trở thành một Thái Lan hay Miến Điện thứ hai khi quân đội làm chủ đất nước?

Dr. Weitz: Tôi không nghĩ vậy. Chế độ Cộng sản thường không để cho quân đội quá lớn mạnh đến nỗi át đi tiếng nói và sức mạnh của người dân. Điều này hiếm khi xảy ra trong lịch sử thế giới. Trong bài viết này tôi muốn nhắn đến các độc giả người Mỹ rằng Việt Nam đang tồn tại, và những việc họ đang làm. Việt Nam đang có những ảnh hưởng nhất định trong khu vực cũng như đang tiến gần đến thế giới hơn. 

Khoa Diễm: Xin cám ơn ông rất nhiều.

Ba nhà dân chủ ở Trà Vinh sẽ ra tòa không có luật sư

2011-01-24

Cuối tháng 10-2010, ba nhà dân chủ trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương đã bị tuyên án phạt từ 7-9 năm tù giam với cáo buộc đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng”.

Photo courtesy of UBBV

Ba nhà dân chủ trẻ Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh.

Ngày 24 tháng Giêng tới đây sẽ diễn ra phiên tòa Phúc thẩm cho những bị cáo này tại Trà Vinh. Tuy nhiên, theo thông tin gia đình cho biết thì cả ba người đều không được tiếp xúc hay thuê luật sư biện hộ cho phiên tòa. Khoa Diễm có bài tìm hiểu thêm về vụ việc này như sau.

Bản án sơ thẩm quá nặng

Luật sư có xuống dưới đó hôm qua rồi nhưng chưa nghe nói gì cả. Chỉ
cần có giấy cần luật sư của mấy đứa nhỏ nhưng trại giam nó không ký cho
mình.

Ô. Nguyễn Kim Hoàng

Chị Đỗ Thị Minh Hạnh, hai anh Nguyễn Hoàng Minh Hùng và Đoàn Huy Chương là những người, theo ý kiến của ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền lơi Người Lao Động Việt Nam có trụ sở tại Ba Lan, luôn quan tâm đến đời sống của các công nhân và người dân nghèo, cũng như các dân oan để giúp đỡ họ.
Sau khi bị nghi ngờ là đã giúp các công nhân đình công tại công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh, chính quyền đã bắt giam ba người này với cáo buộc là họ đã lợi dụng quyền tự do dân chủ và gây rối trật tự công cộng.

Trong thời giam tạm giam và sau phiên tòa Sơ thẩm, tổng cộng họ đã bi giam gần một năm, nhiều ý kiến cho rằng các bản án họ nhận được là quá nặng cho những việc làm không có gì là sai trái. Hiện, cả ba người đang chờ đến phiên tòa Phúc thẩm.

Tuy nhiên, trong thời gian chuẩn bị cho phiên tòa, gia đình của các bị cáo đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc cũng như thuê các luật sư bào chữa cho họ. Ba gia đình luôn giữ mối quan hệ chăc chẽ trong việc tìm cách giúp đỡ thân nhân của họ thoát khỏi cảnh lao tù.

Ông Nguyễn Kim Hoàng, cha của anh Nguyễn Hoàng Minh Hùng cho biết về những khó khăn các gia đình đang gặp trong vấn đề pháp lý. Ông nói:

“Tôi đang đi qua gặp luật sư cùng với gia đình của Hạnh. Luật sư có xuống dưới đó hôm qua rồi nhưng chưa nghe nói gì cả. Chỉ cần có giấy cần luật sư của mấy đứa nhỏ nhưng trại giam nó không ký cho mình …”

Ai sẽ bảo vệ các em

3_nguyen1006-250.jpg
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng tại phiên tòa sơ thẩm. Photo courtesy thongtinberlin.de

Bà Minh, mẹ của chị Đỗ Thị Minh Hạnh, cho biết là tiền của và thời gian ba gia đình bỏ ra cho việc thăm nuôi, chạy ngược xui để lo giấy tờ kháng án làm công việc làm ăn bị đình trệ, tinh thần cũng như sức khỏe suy sụt. Trong ba tháng qua các gia đình đã cố gắng xin đơn để xin mời luật sư nhưng không thành công.

Bà nhận thấy rằng những việc con gái bà cùng hai người bạn làm không chống đối nhà nước cũng không vi phạm luật pháp Việt Nam mà đơn giản là vì họ muốn giúp những người công nhân tại Trà Vinh đấu tranh cho giá trị cho công sức làm việc của họ. Bà Minh nói:

“Tội nó cũng không đáng gì mà bé Hạnh nó bị bảy năm, cháu Hùng bị chín năm và Chương thì bị bảy năm. Mà chuyện thì có gì đâu, các em cón ngây thơ chết đi được. Đây là lần đầu tiên nó ra tòa mà việc nó làm là chỉ bảo vệ người công nhân thôi. Người ta biểu tình xong nó mới đến, nó nói với người công nhân …”

Với thời gian quá gấp gáp, hiện luật sư không đủ thời gian chuẩn bị nếu như nhận được sự cho phép từ tòa án để thay mặt bào chữa cho các bị cáo. Bà Minh cho biết thêm:

“Bây giờ cũng không còn kịp nữa mà luật sư cũng rất là tức giận. Sáng nay chúng tôi đến làm đơn khiếu kiện, khiếu nại trại giam công an Trà Vinh và có lẽ là xin tạm hoãn phiên tòa vì phiên tòa không có luật sư thì ai sẽ bảo vệ cho các em, mà hôm xử các em ở phiên tòa Sơ thẩm thì như là một phiên tòa bí mật rồi.”

Bây giờ là luật sư trực tiếp xuống dưới luôn mà họ không cho vô. Họ
nói là nếu chị nói phần luật sư là chúng tôi sẽ cắt luôn phần thăm
nuôi, không cho vô nữa.

Chị Mạnh

Vợ của anh Đoàn Huy Chương kể lại rằng mỗi khi đi thăm chồng, chị chỉ được hỏi thăm sức khỏe vài câu chứ tuyệt nhiên không được nhắc gì đến chuyện thuê luật sư vì vừa mở lời dăm ba câu về các vấn đề đó là công an mời ra khỏi phòng ngay.

Dù vậy, các gia đình cũng đã thuê luật sư và trả 2/3 luật sư phí. Chị Mạnh nói thêm:

“Bây giờ là luật sư trực tiếp xuống dưới luôn mà họ không cho vô. Họ nói là nếu chị nói phần luật sư là chúng tôi sẽ cắt luôn phần thăm nuôi, không cho vô nữa. Hôm bữa ảnh hỏi phần luật sư tới đâu rồi là họ chặn lại, không cho nói nữa. ý của cả ba người là mướn luật sư kháng án nhưng họ không cho viết đơn.”

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là ba người: hai anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và chị Đỗ Thị Minh Hạnh sẽ có mặt tại tòa án cho phiên tòa Phúc thẩm không luật sư nếu những cố gắng của gia đình không được chính quyền chấp nhận.

Việt Nam đã từng có những phiên tòa mà các bản án dường như đã được viết sẵn và sự bào chữa của luật sư có cũng như không. Tuy nhiên, dầu gì đi nữa thì ba người này cũng cần được đối xử công bằng vì họ là những người công dân của nhà nước Việt Nam dù ý kiến cũng như hành động của họ có khác với đường lối chính sách của nhà nước vì đó là quyền tự do con người.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến mới nhất về phiên tòa này và gởi đến quý vị trong thời gian ngắn nhất.