Lưu trữ theo thẻ: Mặc Lâm

Một đất nước, hai chính quyền?

Từ 41 năm nay cứ đến ngày 19 tháng 1 là hàng triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước liên tưởng ngay đến việc 75 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận vì bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Trong khi báo chí tại TP Hồ Chí Minh liên tục đăng tải những thông tin về các trận đánh ấy với mục đích tưởng nhớ những người đã hy sinh thì tại Hà Nội chính quyền lại bao che cho hành động chà đạp vòng hoa tưởng niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ. Hai hành động trái ngược ấy là gì?

Những người lính đánh Trung Quốc năm 1974

Báo Tuổi Trẻ từ 5 năm vể trước đã làm phóng sự nhiều kỳ về những khuôn mặt trong trận chiến Hoàng Sa còn sống sót sau trận hải chiến không cân sức với hải quân Trung Quốc vào năm 1974 với cái tựa “Hoàng Sa: Tường trình 35 năm sau” Phóng sự này đã cho công luận Việt Nam biết thêm những hy sinh và sự chiến đấu dũng cảm của hải quân VNCH qua lời kể của các nhân chứng.

Từ khởi động mạnh mẽ của hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ báo chí Sài Gòn để ý hơn tới biến cố lịch sử đã để lại vết thương trên cơ thể Việt Nam và bằng nhiều cách khác nhau mỗi năm khi tới ngày kỷ niệm các hình ảnh, bài viết cập nhật với mục đích duy nhất là mang tới cho người đọc những thông tin trung thực nhất nhằm hâm nóng bầu nhiệt huyết của mọi người trước sự mất mát không thể lãng quên ấy.

Báo Thanh Niên năm nay truy tìm danh sách 75 chiến sĩ đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa và những chi tiết về nhân thân những anh hùng liệt sĩ ấy làm cho sự kiện Hoàng Sa sống động hơn bao giờ hết.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-country-2-authori-01212015060046.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Thăm tù nhân lương tâm mới ra tù, cả đoàn bị đánh hội đồng

Sáng hôm nay 21 tháng 1 năm 2015 một nhóm các nhà hoạt động cho dân chủ nhân quyền Việt Nam đã đến thăm ông Trần Anh Kim là một tù nhân lương tâm vừa mãn hạn thi hành án và trở về nhà tại tỉnh Thái Bình.

Sau khi thăm hỏi ông Kim hơn một chục người lên xe trở về lại Hà Nội thì bị công an Thái Bình chặn lại leo lên xe và hành hung khiến nhiều người bị thương, trong đó có phụ nữ và anh JB Nguyễn Hữu Vinh là bị nặng nhất.

Lúc 3 giờ chiều chúng tôi gọi cho nữ nghệ sĩ Kim Chi là một người đi chung trong đoàn được bà cho biết:

-Sáng hôm nay anh em có đi mấy nơi rồi ghé thăm anh Trần Anh Kim là tù nhân lương tâm mới ra. Vào chơi độ 15 phút khi chia tay nhau thì người ta giữ xe lại, công an vây kín hết rồi yêu cầu mọi người phải lên trên phường. Lúc đầu anh em bảo mình không có tội gì nên không đi thì liền bị họ giằng níu họ đánh Nguyễn Hữu Vinh JB, cả Nga cả Trương Dũng còn chị thì họ lôi chị xềnh xệch nhưng chị giằng ra được thành ra kiến đeo mắt bị vỡ. Hiện giờ đang ngồi ở phường.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poli-beat-arr-dissi-in-tbinh-01212015051214.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Ngăn trở tự do đi lại là phạm pháp

Quyền tự do đi lại mặc dù được quy định trong hiến pháp Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn công khai ngăn cấm công dân không được ra khỏi nơi cư trú, ngay cả với người không bị tòa án chề tài hay quản chế. Trường hợp mới nhất của chị Nguyễn Hoàng Vi tại TP-HCM cho thấy sự xem thường pháp luật ấy.

Trong vài năm gần đây công an mặc sắc phục lẫn thường phục, dân phòng và các lực lượng an ninh khác rải người bao vây nơi cư trú của người bất đồng chính kiến hay đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngăn cản sự đi lại của họ một cách công khai và liên tục hết ngày này sang ngày khác trong một thời gian kéo dài nhiều tháng.

Người bảo vệ luật lại vi phạm luật

Việc làm này người dân đã quen thấy và họ đinh ninh rằng người bị bao vây, cô lập và thậm chí đàn áp buộc không được ra khỏi nhà là có vấn đề với pháp luật vì vậy việc làm của nhân viên an ninh hoàn toàn phù hợp với luật pháp. Có lẽ cách suy nghĩ đó của người dân đã phần nào làm cho ngành an ninh tự tin hơn trong việc làm phạm pháp của cơ quan mình.

Theo hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bất cứ người dân nào cũng có quyền đi lại mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn cho họ.

Quyền hiến định ấy được Luật sư Bùi Quang Nghiêm khẳng định và theo ông sự truy cứu trách nhiệm của người thi hành hay ra lệnh là hoàn toàn có thể:

-Đó là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những người quyết định cái việc đó trong ngành công an

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/imped-fre-movi-is-illeg-01202015061005.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Hải chiến Hoàng Sa dưới ký ức của một người tham chiến

Hôm nay 19 tháng 1 năm 2015 là ngày kỷ niệm lần thứ 41 trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Trung Cộng và kết quả là Hoàng Sa đã vào tay Bắc kinh trong 41 năm ấy. Trong cuộc hải chiến không cân sức này Thượng sĩ Lữ Công Bảy lúc đó là Giám lộ trên tàu HQ-4 Trần Khánh Dư là một trong bốn chiến hạm trong trận đánh này.

Ngành giám lộ là xác định vị trí tàu, chuyển và nhận những tín hiệu bằng đèn (quang hiệu) hay cờ (kỳ hiệu) và đồng thời ghi nhật ký tác chiến, nhật ký hàng hải. Ông Lữ Công Bảy đã dành cho Mặc Lâm cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây:

Mặc Lâm: Thưa hôm nay vừa đúng 41 năm ngày mở màn cuộc hải chiến Hoàng Sa, được biết ông là người tham gia trực tiếp trận hải chiến ấy trên tàu HQ-4 Trần Khánh Dư, xin vui lòng cho biết lúc ấy vai trò của ông trên tàu là gì?

Thượng sĩ Lữ Công Bảy: Thưa lúc đó tôi là hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân, kiêm hạ sĩ quan trưởng khối ngành hàng hải. Nhiệm vụ chúng tôi là nhận tín hiệu bằng đèn, bằng cờ và xác định vị trí của tàu trên biển.

Khi trận chiến xảy ra từ ngày 17 lúc trận chiến nổ ra thì tôi lúc nào cũng có mặt trên đài chỉ huy vì nhiệm vụ của tôi là trên tàu chỉ huy mà nên tôi chứng kiến từ đầu tới đuôi không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hsa-naval-battle-01192015052823.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nah Sơn, một du học sinh, rapper bất đồng chính kiến

Mới đây một du học sinh đang theo học tại Oklahoma tung lên mạng ca khúc thể loại Rap và một bức thư có nội dung chống lại độc tài hà khắc của cộng sản Việt Nam. Nhạc phẩm này được cư dân mạng dè dặt lẫn bỡ ngỡ đón nhận vì nó được sáng tác theo phong cách rap của những nghệ sĩ đường phố, cách thể hiện có vẻ dung tục vì nhiều tiếng chửi thề kèm theo. Tuy nhiên không ít người thích thú cho rằng đây là một cách tiếp cận mới của người trẻ đối với hiện tình đất nước theo cách nhìn của họ.

Điều khá đặc biệt người trẻ này là một du học sinh và cả gia đình anh đều còn ở lại Việt Nam. Việc trở thành người đấu tranh tại nước ngoài là một thử thách lớn cho tương lai của anh.

Người nhạc sĩ sinh viên ấy là Nguyễn Vũ Sơn với bút danh khi sáng tác là Nah Sơn có những thổ lộ với chúng tôi về bản thân anh và nguyên nhân khiến anh chấp nhận từ bỏ mọi thứ để tiên phong làm một du học sinh bất đồng chính kiến, trước tiên anh chia sẻ:

Nah Sơn: Em tên đầy đủ là Nguyễn Vũ Sơn em sang đây học hồi cuối năm 2013. Hè vừa rồi em có về Việt Nam. Học thì đi du học thôi chứ không có ý định ở lại nhưng khi qua đây học rồi thấy nó có nhiều khác biệt với mình quá. Cách giảng dạy rất mới và đây là lần đầu tiên đi học mà em thấy thích. Em học những vấn đề xã hội, chính trị, lịch sử… nó làm cho mình nhận ra, mình ngộ ra được nhiều thứ hay lắm. Em tự tìm hiểu thêm trên Google, tự mình đúc kết lại và thấy rõ ràng là đất nước mình đang lâm nguy và nó có quá nhiều vấn đề nên em làm những điều này mong góp phần thay đổi đất nước.

Thật sự cái nền văn hóa của mình, mình đã sống với nó từ nhỏ rồi, nó làm thành tình yêu nhiều khi mình nhớ nó, trăn trở về nó có thể do đó nó cũng là một động lực.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/nah-son-overseas-student-dissident-rapper-ml-01172015095650.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Họ không còn sợ hãi

Mặc dù chính quyền đàn áp tiếng nói của người dân bằng mọi cách nhưng người tranh đấu mỗi ngày lại nghĩ ra một phương pháp mới để tiếng nói của họ vượt ra khỏi sự cấm đoán, bưng bít của chế độ. Điều gì đã thúc đẩy họ vượt qua nỗi sợ hãi này.

Bị dồn tới tận cùng của uất ức

Khi người ta bị dồn tới tận cùng của uất ức thì nỗi sợ hãi sẽ bị đẩy ra xa. Điều này đang thể hiện rất rõ trên những người đang theo đuổi mục tiêu lên tiếng cho toàn xã hội biết những sai trái, bóp nghẹt công luận hay vận động cho một phong trào mà tự nó có thể giải thích tất cả bản chất của sự việc.

Các vụ giật băng tang ghi tên, tổ chức người phúng điếu nếu tên hay tổ chức ấy có vấn đề với nhà nước đang gây phẫn nộ trong dư luận khắp nơi. Điều này động chạm tới truyển thống đạo đức văn hóa của dân tộc và người ta không thể im lặng khi thấy cách hành xử vượt mọi chuẩn mực này.

Vụ mới nhất xảy ra trong đám tang thân mẫu anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, kẻ được nhận diện là một đại tá công an đã lớn tuổi và người phản ứng công khai trên công luận là blogger Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí với status nhấn mạnh tới sự thiếu nhân cách này. Anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết phản ứng của mình trong việc giật băng tang:

“Những thằng sĩ quan trẻ chúng nó chưa biết cái gì, chúng nó chưa trải nghiệm cuộc đời nên chưa hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của người ta. Nó chưa thấm đạo lý của cha ông còn ông đại tá này không thể như những thằng khốn nạn còn trẻ nên tôi không chửi mà ở đây tôi tâm sự thật với ông ấy bởi có thể ngày mai ông ấy sẽ chết. Tầm tuổi của ông ấy thì có thể ngày mai ông ấy sẽ gặp ung thư hay gặp một tai nạn và sẽ chết cho nên tôi nói ra quan điểm có thực chứ không sai một tí nào.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/they-are-not-afraid-anymore-ml-01162015091011.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản

Như lệ thường mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thì đồng đạo thuộc các chi phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn. Năm nay cũng không ngoại lệ, ngày hôm nay kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo chủ Đản sanh tín đồ Phật giáo Hòa hảo Độc lập cũng bị ngăn cản, có người bị đánh và Quang Minh Tự bị bao vây.

Ngăn cản tổ chức Đại Lễ tại chùa Quang Minh Tự

Ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm nay nhằm ngày 15 tháng 1 năm 2015 kỷ niệm 95 năm ngày Đản sinh của Huỳnh Giáo chủ. đồng đạo Phật giáo Hòa hảo khắp nơi đổ về An  Giang để hành lễ và đã gặp sự cản trở của an ninh, công an phối hợp với cảnh sát giao thông và côn đồ bằng mọi cách không cho họ tới Quang Minh Tự nơi được xem là cơ sở chính thức để tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập tập trung cầu nguyện và hành lễ tưởng niệm Đức Thầy.

Bắt đầu từ nhiều ngày trước các nẻo đường đã bị phong tỏa, anh Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo cho biết:

-Ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ năm nay là ngày 25 tháng 11 âm lịch tức là ngày 15 tháng 1 năm 2015. Thường thì các tín đồ tập trung vể một địa điểm nào đó để tổ chức ngày đản sinh của Đức Thầy hoặc là tổ chức tại nhà thì năm nay tại chùa Quang Minh Tự như hàng năm vẫn tổ chức cho các tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập không liên quan gì tới các tổ chức Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra để tổ chức kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Thầy. Theo tôi được biết công an mật vụ đã bao vây rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại miền Tây cũng như tại chùa Quang Minh Tự vào ngày hôm qua và hôm nay.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoa-hao-surro-suppr-01152015053319.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nhà báo Việt Nam và khủng bố Tự do báo chí

Câu chuyện của tờ báo Charlie Hebdo cùng hàng triệu người Pháp xuống đường biểu tình chống lại hành động dã man của bọn khủng bố đã làm những người quan tâm tới tự do báo chí một lần nữa đặt ra nhiều dấu hỏi cho cái quyền được xem là sức mạnh thứ tư này. Mặc Lâm tìm hiếu thêm về cái chết của những nhà báo Việt Nam điển hình là Từ Chung của tờ Chính Luận và Tú Rua của tờ Văn Nghệ Tiền Phong.

Tự do báo chí căn bản của thể chế dân chủ

Khi nhắc đến Charlie Hebdo là nhắc tới những bức tranh biếm họa trên tờ tạp chí của họ. Những biếm họa ấy làm khó chịu hàng triệu người mặc dù nó chỉ có chức năng giải tỏa phiền muộn của vài chục ngàn người đọc trong một khoảnh khắc nào đó. Tại sao Charlie Hebdo theo đuổi cái ít ỏi ấy mà bất cần sự tức giận, chống đối của hàng triệu người khác? Câu hỏi này vẫn là đề tài từ cả trăm năm qua khi báo chí thế giới xuất hiện những bức tranh biếm họa đầu tiên để từ đó tới nay những tác giả phiếm ấy vẫn được sự bảo vệ của những nước dân chủ trong cái quyền được hiến pháp quy định: Tự do báo chí.

Nhà báo khắp thế giới luôn là nạn nhân của các chế độ độc tài, quân phiệt, cộng sản ngay cả các tồ chức khủng bố. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng từng có nhiều nhà báo nạn nhân bởi các thế lực, cá nhân tấn công, ám sát nhằm bịt tiếng nói của họ. Người bị giết đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam là nhà báo Từ Chung, Tổng thư ký nhật báo Chính Luận, tờ báo chống cộng nổi tiếng thời bấy giờ. Trưa ngày 30 tháng 12 năm 1965 hai đặc công cộng sản đã ám sát Từ Chung và hành động này đã được công khai tuyên dương trên mặt báo sau năm 1975.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-jouna-n-press-fre-terr-01142015055431.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Băng rôn trên vòng hoa viếng tang lễ bị xé, tại sao?

Sáng hôm nay trong lễ tang của thân mẫu anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội có rất nhiêu người đến viếng trong đó nhiều nhất là dân chúng cũng như nhân sĩ trí thức và các nhóm hoạt động dân chủ nhân quyền. Các vòng hoa phúng điếu của cá nhân hay tập thể mà nhà nước chú ý đều bị ngăn cản và giật đi không cho mang vào nhà tang lễ.

Lễ tang thân mẫu của anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là cụ bà Trần Thị Ái Hoát được tổ chức sáng hôm nay tại nhà tang lễ số 5 đường Trần Thánh Tông Hà Nội được rất đông đảo bạn bè thân hữu cũng như những người yêu mến anh đến để tỏ lòng thương tiếc cho người quá cố.

Cụ bà Trần Thị Ái Hoát là vợ ông Nguyễn Hữu Khiếu một công thần từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động, đại sứ tại Liên Sô, cùng với người bác họ trong gia đình là cựu Thượng tướng Bộ trưởng công an Lê Minh Hương. Tuy nhiên do các hoạt động của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh mà các cơ quan an ninh đã đặt đám tang của cụ Trần Thị Ái Việt vào diện cần cảnh giác.

Phân biệt kỳ thị trong tang  lễ

Theo vợ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh thuật lại thì lễ tang được rất nhiều người đến viếng trong đó nhiều nhất là thường dân của Hà Nội, bà Lê Thị Minh Hà cho biết:

Nhà này có hai đối tượng một đối tượng là quân đội vì ông anh cả là sĩ quan trong quân đội về hưu vì thế người đi viếng là người trong quân đội rất là đông. Thứ hai là bạn bè của tôi và anh ấy trước cùng học ở Học viện an ninh và bạn bè hồi học phổ thông. Có một đoàn rất là đông nhân sĩ trí thức có lẽ là đông lắm, đông nhất. Rất nhiều người mặc quần áo bình thường của người dân tuy tôi chưa biết cụ thể họ là ai đến viếng và đến tận đài hóa thân Hoàn Vũ để viếng nữa.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bann-on-wreath-torn-by-poli-01122015050133.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bắn vào tự do báo chí

Thế giới cho tới giờ này vẫn còn sững sờ trước vụ khủng bố tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo vào ngày 7 tháng 1 tại Paris giết chết 12 người trong đó có bốn cây bút biếm họa cùng với sáu nhân viên tòa soạn và hai cảnh sát.

Những kẻ sát nhân bỏ chạy nhưng không thoát khỏi lưới pháp luật bủa vây và chúng đã đền tội bằng cái chết tuy nhiên những người ngã xuống trong tòa soạn Charlie Hebdo vĩnh viễn sẽ được nêu danh tính trên các mặt báo khắp thế giới vì cái chết của họ được xem là hình ảnh tự do báo chí trên toàn thế giới bị khủng bố.

Tự do báo chí và tự do tôn giáo

Cái chết của bốn nhà báo này ngay lập tức được báo chí thế giới phản ứng một cách giận dữ mặc dù khi họ còn sống, tờ báo của họ gây tranh cãi khá ồn ào. Mỗi ấn bản Charlie Hebdo chỉ bán được 30 ngàn số, con số này không đủ trang trải chi phí và nhiều lúc tòa soạn đã nghĩ tới giải pháp đóng cửa. Tuy nhiên, nổi tiếng hay không thì họ cũng là ký giả, người mang tin tức, thông điệp, ý tưởng cũng như mọi thứ khác tới độc giả. Sự không phân biệt chủng loại họ viết, quan điểm họ bày tỏ, hay cách thức mà họ tuyền tải cho thấy không có loại phóng viên nào được kính trọng hơn phóng viên nào và họ có toàn quyền sử dụng quyền tự do báo chí của mình khi tác nghiệp.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/shooting-to-freedom-of-speech-ml-01102015081420.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.