Lưu trữ theo thẻ: Ngành Mai

Nhìn lại một năm UNESCO công nhận Đờn Ca Tài Tử là di sản văn hóa nhân loại

Đờn ca tài tử là nghệ thuật nhân gian xuất phát từ thời xa xưa ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, và càng về sau càng tỏa rộng ra hầu hết các tỉnh miền Tây miền Đông Nam Việt. Đến giữa thập niên 1950 đờn ca tài tử có mặt ở các tỉnh miền Trung và vùng Cao Nguyên Trung Phần, mà lớn mạnh nhứt là ở Ban Mê Thuột.

Người miền Tây đi làm ăn xa đã mang theo môn nhạc từng gắn liền với cuộc sống của họ, và khi đặt chân đến nơi nào là đờn ca tài tử xuất hiện tại đó, đã vô tình lôi cuốn người mộ điệu ở các địa phương tham gia góp phần làm mạnh mẽ thêm cho nghệ thuật độc đáo này. Đờn ca tài tử cũng theo chân người Việt sang xứ Chùa Tháp, do bởi người dân Lục Tỉnh qua đất Miên làm ăn lập nghiệp từ mấy thế hệ trước. Nỗi buồn xa xứ, họ giải sầu với điệu đàn tiếng hát mang từ quê hương sang, thành thử ra không khí các buổi sinh hoạt đờn ca tài tử ở bên Miên đối với họ chẳng khác gì bên nhà.

Một năm trước đây (ngày 5 – 12 – 2013) nghệ thuật đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã đưa nghệ thuật dân gian này trở nên một tầm vóc lớn lao.

Trước sự kiện tốt đẹp này, đối với tôi, một người từng tham gia đờn ca tài tử từ giữa thập niên 1950 đến nay, tôi cảm thấy phấn khởi hân hoan, và nghĩ rằng mấy chục năm theo dõi tìm hiểu cổ nhạc của tôi đã không uổng.

Cách đây 3 năm trên tờ báo Người Việt Xuân Nhâm Thìn 2012 tôi có viết bài “Còn Người Miền Nam Là Còn Đờn Ca Tài Tử”. Cái tên tựa bài viết cũng đã nói lên đờn ca tài tử liên quan mật thiết, và đồng hành gắn bó với người miền Nam. Đồng thời tôi cũng nói: “Dù cho cải lương có chết, đờn ca tài tử vẫn sống, và sống mạnh nữa là đằng khác”. Bài viết được đăng 2 năm trước ngày môn nhạc được UNESCO công nhận.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-0117-nm-01162015213808.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Đệ nhị danh ca Út Rạch Giá

Vào những năm cũa thập niên 1950, miền Nam có đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn, thì thời ấy cũng có đệ nhị danh ca Út Rạch Giá, đó là danh hiệu mà giới sân khấu cải lương và báo chí phong tặng. Nhưng cuộc đời sự nghiệp cũa mỗi nghệ sĩ thật khác nhau, có người may mắn giữ được phong độ suốt đời, có người chỉ vang bóng một thời, rồi tên tuổi lu mờ theo năm tháng. Nghệ sĩ Út Rạch Giá, đệ nhị danh ca miền Nam về sau còn mấy ai nhớ tới cuộc đời ông ấy ra sao?

Út Rạch Giá còn có tên là Út Dậu, khoảng tuổi Út Trà Ôn, quê quán ở Rạch Giá. Ban đầu ông lấy nghệ danh là Út Dậu, sau nổi danh là Út Rạch Giá. Năm lên 10 tuổi ông đã say mê đờn ca cổ nhạc và thường theo nhóm ca nhạc tài tử trong làng đi chơi đây đó, có nghĩa là đi theo xách đờn, mua rượu cho các nghệ nhân. Rồi ngày này qua tháng nọ ông thuộc làu nhịp nhàng, bài bản và được bạn bè dạy thêm rồi biết ca. Mặt khác ông học qua máy hát dĩa.

Năm 16 tuổi ông trốn gia đình đi theo cải lương, đoàn đầu tiên là Tân Hí Ban cũa bầu Núi. Ban đầu chỉ làm quân câm (tức chỉ đứng chớ không nói gì hết), hàng đêm cầm giáo đứng hầu vua, quan trên sân khấu, một thời gian sau mới được làm quân báo (tấu, trình), mỗi xuất hát lúc đó lãnh được 5 xu (5 xu thời đó không biết mua được gì).

Theo đoàn 3 năm, mẹ ông bắt về cưới vợ không cho đi theo cải lương nữa. Sống với người vợ mới cưới được 6 tháng, vì nhớ sân khấu quá nên bỏ vợ trốn đi theo cải lương lần thứ hai. Rõ ràng mê cải lương hơn mê vợ! Ông vào gánh Thế Nguyên, vừa học nghề vừa làm dàn cảnh, đóng vai quân sĩ. Đến năm 1952 ông được hát kép nhì, sau đó hãng dĩa Hoành Sơn và Đài phát thanh Pháp Á mời ông thu thanh nhiều bài vọng cổ 6 câu, và bài “Nhờ Mẹ Hiền” cũa soạn giả Trần Bá. Bài này đã làm tên tuổi cũa Út Dậu được khẳng định. Năm 1954 tại rạp Nguyễn Văn Hảo trong ngày giỗ Tổ cải lương, Út Dậu ca bài vọng cổ “Nhớ Mẹ Hiền” lúc cúng Tổ, được ông Trần Tấn Quốc và giới nghệ sĩ cải lương phong tặng danh hiệu Út Rạch Giá – đệ nhị danh ca miền Nam (sau Út Trà Ôn một bậc).

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-011015-nm-01092015144532.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Vì sao không thấy gánh hát Ấn Độ ở Việt Nam?

Có người thắc mắc nói rằng người Ấn Độ ở nước ta khá đông, qua nhiều thế hệ, họ có cả Chùa Chà ngay tại Sài Gòn gần chợ Bến Thành, có nhà hàng Chà ở góc đường Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, luôn có thực khách là người Ấn, người Việt đến ăn cơm nị. Thế nhưng, không hiểu sao người ta lại không thấy có “Đoàn hát Ấn Độ” giới thiệu về văn hóa của một quốc gia đông dân đứng thứ nhì trên thế giới, và người ta cũng không thấy gánh hát nào từ Tân Đề Li sang Việt Nam trình diễn.

Chớ như người Hoa ở Việt Nam họ có gánh hát Tàu ở Chợ Lớn, có ban nhạc Triều Châu, và khi xưa họ còn có những gánh hát Sơn Đông đi hát dạo cùng khắp các chợ. Ngoài ra họ còn có gánh hát từ Hồng Kông sang Chợ Lớn trình diễn, có cả nghệ sĩ tên tuổi như Mã Sư Tăng, Hồng Tuyến Nữ. Cặp đào kép trứ danh này từng đến thăm Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, Sài Gòn, được Má Bảy Phùng Há, Năm Châu, Duy Lân cùng nghệ sĩ các đoàn hát tiếp đón trọng thể. Do đó ít nhiều gì bà con ta cũng hiểu sơ qua về văn hóa đặc thù của dân tộc Trung Hoa.

Ngược thời gian trở về những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, lúc bấy giờ phim Ấn Độ tràn ngập các rạp chiếu bóng ở Sài Gòn, ở các tỉnh, đi đâu cũng thấy hình ảnh tài tử Ấn Độ vẽ trước rạp chiếu bóng. Các phim Ấn Độ thời ấy thường có nội dung, tình tiết gần gũi với văn hóa Á Đông, và diễn tiến câu chuyện thường là kẻ ác gặp dữ, kẻ hiền gặp lành. Trang phục và nhạc điệu phim nào cũng na ná như nhau, nghe âm thanh là nhận ra ngay là phim Ấn Độ đang chiếu. Đặc biệt là thường hay có rắn xuất hiện, khiến những khán giả vốn sợ rắn đã sợ hãi hồi hộp, có người xỉu luôn tại rạp. Các “tài tử rắn” lên màn bạc đem lại sự mới lạ, nhưng cũng đồng thời làm mất đi số khán giả, phần nhiều là phái nữ họ đã bái bai phim Ấn Độ do vấn đề rắn.

Thời đó phim Ấn Độ rất ăn khách nhờ nói tiếng Việt, do ban Năm Châu chuyển âm. Có những phim tài tử hát nhạc Ấn, lại được chuyển sang ca vọng cổ, các phim này lúc đầu khán giả phải sắp hàng mua vé. Tôi còn nhớ tại rạp Tân Đô ở Tân Định, cuốn phim “Gió Bụi Kinh Thành” có đoạn tài tử Ganesan xuống vọng cổ: “Thật khổ thay trong cái cảnh gió bụi kinh… thành…” Khán giả vỗ tay vang dậy, không phải tán thưởng cái anh chàng tài tử Ấn này, mà là khen tặng làn hơi ca ngọt ngào mùi rệu của đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-010315-nm-01032015075924.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Giải cải lương thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa

Nhân dịp ở miền Nam California Hoa Kỳ, Hội CổNhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại vừa phát giải Phụng Hoàng tổ chức thành công tốt đẹp với 1 tuồng cải lương và 3 bài vọng cổ sáng tác trúng giải, mà báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình tường thuật khá nhiều.

Trước sự việc trên, người ta nhớ lại khi xưa thời kỳ trước 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, trong công cuộc bảo tồn văn hóa, đã ban hành nghị định thiết lập giải thưởng, lấy tên “Giải Văn Học Nghệ Thuật của Tổng Thống”, để hàng năm phát cho nhiềubộ môn văn hóa nghệ thuật, mà trong đó có tuồng hát bội và tuồng cải lương.

Người được trúng giải ngoài phần danh dự được lãnh văn bằng, huy chương, và tiền thưởng khá cao, chỉ nội giải khuyến khích cũng được tiền thưởng 100 ngàn đồng (thời điểm này vàng y khoảng 20 ngàn một lượng).

Thế nhưng, rất hiếm tuồng cải lương tham dự giải, bởi năm đó (1971) chỉ duy nhứt có một tuồng “Thân Gái Dặm Trường” của soạn giả Ngọc Điệp tham dự và được lãnh giải khuyến khích.

Hôm lễ phát giải được tổ chức trọng thể tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập, chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân trao giải cho từng người.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/tradi-vietn-12-26-2014-12262014121116.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nghệ sĩ cải lương có mấy ai nghĩ đến ngày mai (P2)

Chạy xe ôm cũng là một nghề thường thấy trên đường lưu diễn, nhiều nghệ sĩ có xe Honda ngoài việc chở cho người trong đoàn đi đây đi đó, còn chở thuê cho dân trong vùng xa.

Nghề cạo gió giác hơi cũng chen chân được vào đoàn hát và trở nên khá phổ biến, có đoàn có đến 3, 4 người cùng làm nghề này. Thường ở trong đoàn, họ làm với tính cách giúp đỡ, chữa trị cho đồng nghiệp mà không nhận thù lao, hoặc có cũng với giá tượng trưng. Có một nữ nghệ sĩ thành thạo nghề cạo gió giác hơi, ai trúng gió, cảm lạnh cũng đều nhờ chị làm giúp. Có chị còn nấu nước xông, nấu cháo cảm cho anh em mau lành bệnh.

Nghệ sĩ luôn thích làm đẹp, nhứt là các cô đào. Vì thế ở đoàn nào cũng có người làm móng tay, móng chân, nhiều nữ nghệ sĩ ở các đoàn thường sắm kềm cắt riêng mỗi khi làm móng tay móng chân để ngừa bệnh.

Nhiều đoàn, khán giả đến chơi, thăm nghệ sĩ thấy có người làm nghề này nên ủng hộ rồi sau đó về nhà giới thiệu cho nhiều người khác đến làm.

Chuyện viên phụ trách ánh sáng ở đoàn thường kiêm luôn nghề sửa điện, và nghề này kiếm khá tiền. Và còn rất nhiều nghề nữa mà ở đây không thể kể hết.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-1220-nm-12202014095510.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nghệ sĩ cải lương có mấy ai nghĩ đến ngày mai

Lúc sinh thời nghệ sĩ lão thành Năm Châu trong những buổi nói chuyện với các ký giả kịch trường, có lần ông nói rằng cái nghề ca hát là nghề phù du, do đó mà lúc tên tuổi đăng bản còn người mua vé thì phải biết lo xa cho mai hậu, chớ một khi mà tên của mình quảng cáo rùm beng vẫn không ai mua vé thì đã trễ rồi!

Trong giới cải lương hầu hết nam nữ nghệ sĩ đều biết vậy, cho nên lúc tên tuổi họ đang lên, kiếm tiền được nhiều thì một số nghệ sĩ đã lo đến hậu vận, vội vã mua sắm này nọ, hoặc mở ra cơ sở làm ăn khác để trông cậy vào lúc hết thời. Từ năm 1968 trở đi cải lương xuống dốc thấy rõ, thì rất nhiều đào kép cải lương bương bả chạy kiếm thêm ông việc làm ăn khác, họ có thể có những nguồn lợi riêng tư nữa mà lắm người không hề biết đến.

Trước tiên phải nói đến Thanh Hải, anh kép có giọng ca hái ra tiền, từng làm kép chánh những đại ban Thủ Đô, Kim Chưởng, Kim Chung và là diễn viên xuất sắc của Giải Thanh Tâm năm 1967. Lúc đang cộng tác với Kim Chung 6, Thanh Hải với nhà lầu xe hơi, người ta bảo rằng vì anh ít ăn xài như các anh kép cải lương khác nên dư giả, nhưng nếu có hàn huyên trò chuyện nhiều lần với Thanh Hải mới nghe anh tâm tình thế này: Nào có phải nhờ hát xướng mà tôi giàu đâu, tôi có hoa lợi rất nhiều với hai cái Bar ở Biên Hòa do vợ tôi và người anh vợ điều khiển. Những ngày đầu tháng, cuối tháng kiếm mỗi hôm trên dưới 30 ngàn, ngày thường có tệ lắm cũng 15 ngàn (thời điểm này một lượng vàng y khoảng 10 ngàn) và nghe nói Thanh Hải còn hùn hạp mở thêm vài nhà bán thuốc tây nữa.

Thế nhưng vốn liếng đâu mà Thanh Hải làm được như thế chớ? Những người am tường hoạt động cải lương nói rằng, đa số kép hát cải lương ký công tra bạc triệu, nhưng cờ bạc ăn chơi rồi tiêu hết lại còn mang nợ, còn Thanh Hải thì khi xưa vốn xuất thân là dân phu cạo mủ cao su ở đồn điền Lai Khê, biết tiền bạc khó kiếm nên không dám xài phí mà lo xa vậy.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-1213-nm-12132014100920.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Ẩn tình Út Trà Ôn – Ngọc Bích

Người ta chỉ cần căn cứ vào việc cậu Mười chẳng hề cho Ngọc Bích hát đóng cặp với chàng kép nào, quanh năm suốt tháng chỉ đóng cặp với ông thôi. Dầu rằng với tuổi tác chênh lệch như thế, nhưng ông vẫn khăng khăng bác bỏ đề nghị của bầu gánh muốn Ngọc Bích đóng cặp với kép trẻ nào đó sẽ ăn khách hơn.

Lúc về với đoàn Tân Thủ Đô Như Ngọc, điều kiện nào cũng được Út Trà Ôn chấp nhận, riêng có cái vụ Cậu Mười nhứt định đòi đóng cặp với Ngọc Bích, chớ không cho cô cháu phây phây hơ hớ đóng cặp với ai cả, thì Như Ngọc có vẻ hơi ngại. Cô tìm lời nói nhẹ nhàng:

Cậu Mười nè, không phải cháu muốn phiền cậu, nhưng cậu đã lớn (cô tránh chữ già) đóng cặp với Ngọc Bích… e bớt đặc biệt…

Nhưng nói gì thì nói, Út Trà Ôn cũng chẳng nghe, vẫn giữ lập trường. Lúc ấy vào khoảng 1971, thiên hạ và người trong giới đồn đãi quá nhiều. Một nhà báo phỏng vấn Ngọc Bích:

Ngọc Bích nghĩ thế nào về những nguồn tin đồn đãi của thiên hạ?

Có vẻ hơi buồn, Ngọc Bích cuối mặt xuống đất trầm ngâm giây lâu mới ngẩng đầu lên đáp:

Bích thật khổ tâm…

Ngọc Bích có có thể cho chúng tôi biết một vài ý nghĩ trong vấn đề này?

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-1206-nm-12062014104059.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Út Trà Ôn làm bầu gánh Thống Nhứt

Đầu thập niên 1960, đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn đang hát cho đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản với điều kiện hết sức ưu đãi, với giao kèo mấy triệu và lương đêm cao gấp hơn chục lần kép hát thường. Vậy mà cũng không vừa lòng, ông ta nhảy ra lập đoàn Thống Nhứt, để rồi sau hơn 3 năm hoạt động, ông bầu Út Trà Ôn đã chịu đời không thấu đành phải tuyên bố rã gánh vào tháng 8 năm 1965.

Thế là sau một thời gian đứng trong hàng ngũ cải lương, đoàn Thống Nhứt từ đó đã phải vắng bóng, và người ta không thấy Cậu Mười làm bầu thêm một lần nào nữa. Trong hoàn cảnh khó khăn lúc ấy, hầu hết các đoàn hát đều thấp thỏm lo sợ cho vận mạng của đoàn. Nếu có đoàn nào rã, đó là chuyện phải đến đã đến. Đoàn Thống Nhứt cũng nằm trong tình trạng ngất ngư đó, càng về sau càng xuống dốc, Cậu Mười Út cố gắng chống cự với mọi khó khăn trở ngại, nhưng một con én, và con én ấy lại cao niên, thành thử làm thế nào đem lại Mùa Xuân được chớ!

Vậy mà trong giai đoạn chót, đoàn Thống Nhứt cũng cố vượt lên một phen, là đoàn có tăng cường thêm ba ngôi sao tân nhạc là Phương Dung, Việt Ấn, Tùng Lâm. Có thêm ba cây xanh dờn bên tân nhạc tăng cường không đem lại cho đoàn Thống Nhất một tia hy vọng nào. Trái lại ông bầu Út Trà Ôn con phải ngất ngư thêm, vì mỗi đêm bán vé chưa tới 20 ngàn mà phải trả tiền cho 3 người tân nhạc này mỗi đêm 6.500 đồng (Phương Dung 3.000; Tùng Lâm 2.000; Việt Ấn 1.500 đồng).

Kết quả sau tuần lễ có thêm ba nghệ sĩ Phương Dung, Việt Ấn, Tùng Lâm: Đoàn Thống Nhứt rã! Xác gánh được đưa về trại ở đình Tân Kiển, Chợ Quán. Có một nguồn dư luận xầm xì, cải lương người ta hát ngày này qua năm khác chẳng hề hấn gì. Vậy mà mới nhảy vô ăn có một tuần lễ, ba nghệ sĩ tân nhạc nói trên không tiếp hơi được mà còn chôn luôn đoàn Thống Nhứt.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-1129-nm-11292014072923.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Chuyện đệ nhất danh ca Út Trà Ôn

Người nhìn thấu kho tàng nghệ thuật Út Trà Ôn Ngôi vị “đệ nhứt danh ca “hoặc” vua vọng cổ” đã đến với Út Trà Ôn từ năm 1947, trong suốt mấy chục năm vẫn còn rực rỡ vàng son, vang lừng tên tuổi trên cả nước, làn hơi ca trời cho đã tạo cho ông một sự nghiệp lớn lao về nghệ thuật, cả về cuộc sống.

Út Trà Ôn đã thu thanh được khoảng 600 bộ dĩa hát, kể cả phần đơn ca và tuồng hát (thật là kinh khủng). Một giọng ca để đời! Người ta bảo vậy. Và lúc nào Út Trà Ôn cũng được trả giá đắt hơn mọi đào kép khác.

Làn hơi thiên phú của Út Trà Ôn không một địch thủ nào qua mặt nổi. Không riêng gì người miền Nam tặng cho biệt danh trên, mà đào Kim Chung đất Bắc cũng đã từng nói: “Theo tôi thì trước nay ngôi vị vua vọng cổ của Út Trà Ôn không ai lung lạc nổi. Làn hơi của anh không những phong phú mà lại còn thần tình. Anh ca một cách tự nhiên không cần gò gẫm và không hề thấy mệt”.

Có những sự việc chẳng liên quan gì đến ca hát hay nghệ thuật sân khấu, người ta cũng đưa Út Trà Ôn ra làm điển hình. Chẳng hạn như tại một đơn vị quân đội tiền đồn ở ngoài Trung, ngày kia có phái đoàn Bộ Tổng Tham Mưu đến thanh tra. Viên sĩ quan đơn vị trưởng thuyết trình mạch lạc, không bị khiển trách gì hết, và khi phái đoàn thanh tra ra về thì vị đại tá tư lệnh đến vỗ vai vị sĩ quan rồi nói: “Bữa nay Út Trà Ôn ca vọng cổ hay quá…” (ý nói thuyết trình hay, lưu loát). Đó là một trong hằng bao thí dụ mà thiên hạ đã đề cập đến giọng ca Út Trà Ôn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/traditional-music-112214-nmai-11222014103342.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Do đâu có hiện tượng đào kép cải lương nhảy sang đóng phim (P2)

Đào kép cải lương nhảy sang đóng phim đã làm cho màn nhung sân khấu tệ hại thêm, do bởi hãng phim đã mời toàn nghệ sĩ nổi tiếng, đang được khán giả ái mộ. Do vấn đề thương mại, các hãng phim thời bấy giờ họ tính toán khá kỹ, thay vì mời tài tử chuyên nghiệp, họ lại mời đào kép cải lương tên tuổi, bởi khi có mặt đào kép cải lương đang là mục tiêu mua vé của khán giả trên sân khấu, thì con số khán giả đó sẵn sàng đi coi phim, nếu như thần tượng của họ có mặt trong phim, như trường hợp đào Thanh Nga là một vậy.

Người sành điệu thời đó nói rằng, khán giả đi coi phim “Loan Mắt Nhung” thì hết tám chục phần trăm là khán giả thuần túy cải lương. Do vậy mà phim này hốt bạc cũng đúng thôi. Số khán giả xưa giờ vốn trung thành với cải lương, giờ đây họ đi coi chiếu bóng, khiến cho rạp cải lương ghế trống trơn thì mở màn thế nào được. Sau Thanh Nga rồi đến đào Bạch Tuyết cùng đào Mộng Tuyền cũng nối gót bước sang điện ảnh. Người ta con nhớ, năm 1970 hoạt động cải lương tê liệt, nghệ sĩ than trời như bộng, cải lương chi bảo Bạch Tuyết tâm sự với một ký giả kịch trường, cô nói:

Trong tình thế này, khó mà làm gì hơn. Tuyết may mắn đứng vào tư thế đỡ khổ hơn nhiều anh chị em nghệ sĩ, vậy mà còn gặp phải bao nhiêu trở ngại khiến cho sân khấu cải lương phải sa sút. Thấy mà không làm được gì, biết mà khó sửa chữa có hiệu quả, thôi thì Tuyết tạm nghỉ hát trong một thời gian coi xem sao. Tuyết có chương trình, nhưng nói bây giờ e rằng sớm và không hay vì biết đâu vì lẽ này hoặc lẽ khác, Tuyết chưa thực hiện được thành ra mình nói lố…

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/traditional-music-11152014-nm-11152014073059.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.