Lưu trữ theo thẻ: Nguyễn Xuân Nghĩa

Thụy Sĩ và trận chiến ngoại hối

Sáng Thứ Năm 15/1, giờ Âu Châu, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bất ngờ công bố hai quyết định là chấm dứt việc ràng giá đồng Phật lăng Thụy Sĩ vào đồng Euro theo tỷ giá một đồng 20, và hạ lãi suất dưới số âm thêm 75 điểm. Quyết định ấy gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu, và chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa thì gọi Thụy Sĩ là nạn nhân đầu tiên của trận chiến về ngoại hối trong năm 2015. Vì sao như vậy?

Gây ảnh hưởng lớn

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong một chương trình vào cuối Tháng 11 năm ngoái, ông nói đến viễn ảnh năm tới là những trận chiến về ngoại tệ khiến một xứ như Trung Quốc cũng có thể rúng động. Tuần qua thì một xứ rất giàu mà nhỏ là Thụy Sĩ ở giữa Âu Châu đột ngột thông báo quyết định hạ lãi suất đến không bảy phần trăm dưới số không, tức là lãi suất âm, và không tiếp tục giữ đồng Phật lăng Thụy Sĩ, một loại ngoại mạnh của thế giới, ở mức trần là một đồng sẽ ăn tối đa là một Euro 22 xu. Quyết định khó hiểu ấy làm mọi thị trường tài chính trên thế giới đều bị chấn động. Thưa ông, Thụy Sĩ chỉ là một quốc gia rất nhỏ mà vì sao biến cố này của họ lại gây ảnh hưởng lớn như vậy và chuyện ấy có liên hệ gì đến điều mà ông gọi là Trận chiến Ngoại hối không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng dù có bị trách cứ vì gây biến động toàn cầu, Thụy Sĩ là một nạn nhân đầu tiên của trận chiến ngoại hối này, theo sau là các nhà đầu tư Thụy Sĩ và các nước Đông Âu đang làm ăn gắn bó với họ, như Hungary hay Ba Lan. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của biến cố trước khi nhìn ra một xứ khác cũng có thể bị lôi vào cuộc là Trung Quốc.

Thụy Sĩ là một nước nhỏ có hơn tám triệu dân nhưng có mức sống thuộc loại cao nhất địa cầu và từ lâu đã là một trung tâm tài chính của thế giới. Đồng Phật lăng Thụy Sĩ, có ký hiệu CHF, là ngoại tệ mạnh được thế giới ưa chuộng như một cách bảo vệ giá trị tài sản. Do vị trí địa dư và vai trò tài chính, Thụy Sĩ cũng là bản lề của nghiệp vụ đầu tư từ các nước Đông Âu với Âu Châu. Thế rồi, khi khối Euro bị khủng hoảng năm 2010 làm tiền Âu sụt giá, người ta bán tháo đồng Euro để mua tiền Thụy Sĩ khiến đồng Phật lăng hay đồng Franc Thụy Sĩ lên giá.

Việc đồng bạc lên giá như vậy khiến cho một quốc gia nhỏ bé sống nhờ xuất khẩu như Thụy Sĩ bị thiệt hại nặng. Vì vậy, từ năm 2011 xứ này định ra hối suất tối đa của đồng bạc so với Euro và tung tiền mua Euro để bán tiền Franc hầu đồng bạc không cao quá một Euro 22 xu. Nhưng sau đó, khối Euro tiếp tục bị khủng hoảng và Thụy Sĩ càng là nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư khiến họ tốn rất nhiều để giữ giá đồng Franc dưới mức trần đó. Quyết định ấy của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ là một cách bứt neo để thả nổi đồng Franc chứ không ràng giá vào tiền Âu nữa.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/the-currency-war-nxn-01212015113422.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nguy Cơ Giảm Phát tại Trung Quốc

Việt-Long:  Trong loạt bài tổng kết về năm 2014 và dự báo kinh tế năm 2015 mà ông kết thúc hôm Thứ Tư 24 tháng trước, ông nói rằng kinh tế toàn cầu năm 2015 bị đứt neo và có thể đối mặt với nạm giảm phát. Thế rồi hôm mùng chín vừa qua, Cục Thống kê của Trung Quốc cho biết cả chí số giá tiêu dùng lẫn chỉ số hàng công nghiệp đều giảm trong tháng 12 và người ta nói đến nguy cơ giảm phát của kinh tế Trung Quốc. Tuần trước ông  phân tích viễn ảnh kinh tế u ám của Châu Âu, chưa nói gì đến nguy cơ khủng bố Hồi giáo. Bây giờ trong chương trình hôm nay, xin đề nghị ông trình bày về nguy cơ giảm phát ở Trung Quốc. Trước hết, ông vui lòng nhắc giúp định nghĩa của giảm phát. Giảm phát là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết tôi cũng muốn nói về định nghĩa và ngôn từ để mình cùng hiểu là đang nói về chuyện gì.

– Chúng ta đều có nghe nói đến nạn lạm phát vì Việt Nam đã từng bị tai họa này vào những năm 1985-1986 khi vật giá leo thang đến 700% vì những sai lầm về chính sách thời đó. Lạm phát là khi đồng tiền bị mất giá khi giá hàng hóa gia tăng mạnh. Lý do thì có nhiều loại, và người ta thường đo lường mức lạm phát ấy ở chỉ số giá tiêu dùng, viết tắt là CPI, tức là giá cả của các sản phẩm hoàn tất được bán cho nhà tiêu thụ sau cùng. Một cách cụ thể thì người ta so sánh dị biệt của giá tiêu dùng giữa hai thời điểm và có thể từ đó quy ra toàn năm thì có tỷ lệ lạm phát. Nếu kinh tế tăng trưởng hài hòa thì một tỷ lệ lạm phát chừng 2% một năm được coi là điều tốt đẹp.

–  Khi mức lạm phát lại không tăng mà giảm dần thì ta gặp hiện tượng chuyển tiếp mà tôi xin gọi là “thiểu phát”, tức là có lạm phát mà ít hơn, chậm hơn. Đấy là cách dịch chữ “disinflation” khá thông dụng. Bây giờ, nếu giá tiêu dùng không tăng chậm mà còn sụt thì ta có nạn giảm phát, là “deflation”, nguy kịch hơn nạn thiểu phát. Giảm phát là khi giá hàng sụt giảm, dù hàng đã hạ giá mà vẫn ế và dẫn đến hậu quả là hàng sản xuất sẽ giảm. Khi sản lượng giảm thì lợi tức sụt theo và thất nghiệp tăng. Thế giới cứ quen nhìn vào nạn lạm phát mà ít thấy ra một nguy cơ trái ngược là giảm phát, với hậu quả thật ra còn tai hại hơn lạm phát vì mọi người đều nghèo đi, cả nhà sản xuất lẫn giới tiêu thụ, cả khách nợ lẫn chủ nợ. Trong vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933, chính là nạn giảm phát sau đó mới gây ra lầm than và là một nguyên nhân dẫn tới đại chiến.

– Nói vắn tắt cho thính giả của chúng ta dễ nhớ là khi số cầu cao mạnh hơn số cung thì kinh tế bị lạm phát. Ngược lại, khi cung lại cao hơn cầu thì đấy là giảm phát. Từ lạm phát kinh tế có thể bị thiểu phát rồi mới trôi vào giảm phát.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/deflation-in-china-01132015145559.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nguy Cơ Euro

Ngay trong mấy ngày đầu năm mới thì đồng bạc Âu châu tuột giá mạnh so với nhiều ngoại tệ đến độ làm các thị trường chứng khoán đều bị chấn động. Nguyên nhân lại là nhiều tin tức bất lợi về tình hình chính trị của cả khối Liên hiệp Âu châu. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, trong loạt tổng kết về kinh tế thế giới năm 2014 và dự báo về viễn ảnh 2015, ông nhiều lần nói đến những biến động đột ngột mà không bất ngờ của các thị trường toàn cầu kể từ năm nay. Thế rồi hàng loạt tin tức vừa kinh tế vừa chính trị tại nhiều nơi đã khiến các thị trường chứng khoán quốc tế sụt giá mạnh ngay trong ngày đầu tuần. Trong số những tin này, có vụ đồng Euro bị tuộc giá. Kỳ này, chúng ta đặc biệt tìm hiểu về Âu châu vì dù sao đây cũng là khối kinh tế có sản lượng cao nhất địa cầu vì quy tụ 28 quốc gia trong một khu vực trọng yếu của thế giới. Như mọi khi, xin đề nghị ông trình bày cho bối cảnh.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Liên hiệp Âu châu là tổ chức có 28 quốc gia thành viên tại miền Tây của cả đại lục địa Âu-Á, bên trong có 19 nước dùng một đồng tiền thống nhất là đồng Euro, quốc gia sau cùng vừa gia nhập khối Euro hôm đầu năm là Lithuania, ở ven biển Baltic. Từ năm 2010, khối Euro bị khủng hoảng và cho tới nay vẫn chưa ra khỏi những khó khăn chồng chất khiến người ta lo ngại cho tương lai kinh tế của Liên Âu. Chính là sự trì trệ của kinh tế Âu châu cũng góp phần làm sụt giá dầu thô vì người ta dự đoán là năm nay số cầu ở nơi đây sẽ giảm. Thế rồi ngay từ đầu năm, một số tin tức thật ra chính trị chứ không phải là kinh tế xuất phát từ Âu châu mới khiến thế giới càng hoài nghi tương lai của đồng Euro lẫn khả năng hồi phục của Liên Âu.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/the-euro-crash-01072015105636.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Trung Quốc 2015: Địa ốc tuột dốc

Ngày nay, thế giới đã công nhận rằng đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không thể khả quan như xưa. Nhưng bên dưới tình trạng suy trầm trì trệ ấy còn có nhiều vấn đề khác nữa mà người ta cần nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế sẽ khởi đầu cho năm 2015 qua việc phân tích những vấn đề này. Xin quý vị theo dõi phần trao đổi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

Chiến dịch bài trừ buôn lậu nông sản

Vũ Hoàng: Xin kính chào tái ngộ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau loạt tổng kết cho 2014 và dự báo cho năm mới, kỳ này xin đề nghị ông phân tích cho tình hình kinh tế Trung Quốc trong năm 2015. Theo giới quan sát quốc tế thì kinh tế Trung Quốc khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 7% cho năm 2015, nhưng ngoài ra, xứ này còn có những vấn đề gì khác nữa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, chúng ta nên đọc vài tin nhỏ mà kém vui vì chúng liên hệ đến kinh tế Việt Nam. Hôm 30, tại Việt Nam, Trung tâm Tư vấn của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa ra một báo cáo có tính khuyến nghị, rằng Việt Nam cần giới hạn dần và chấm dứt việc trao đổi qua biên giới với Trung Quốc để chỉ còn cơ chế xuất nhập khẩu thông thường mà thôi. Việc mua bán qua biên giới, hay mậu biên hoặc xuất nhập khẩu tiểu ngạch, là hiện tượng quá phổ biến, gây thất thu về thuế khóa và đào sâu tình trạng nhập siêu quá nặng của kinh tế Việt Nam với Trung Quốc. Trong năm qua, số nhập siêu này lên tới gần 30 tỷ đô la, tăng gần 22% so với năm ngoái.

Trước đó hai ngày, tờ The Wall Street Journal bên Mỹ lại có cái tin mang tính chất bổ sung. Đó là nạn nhập lậu khá phổ biến tại Trung Quốc. Nhưng chuyện ly kỳ họ nói tới không là nhập lậu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng mà là nhập gạo từ Việt Nam. Con số gây giật mình là số gạo lậu từ ta bán cho Tầu trong 11 tháng đầu năm lên ít nhất là một triệu 200 nghìn tấn, bằng một phần tư của số gạo tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Việt Nam đứng đầu trong các nước bán gạo cho Tầu và cung cấp hơn phân nửa số gạo nhập khẩu chính thức vào xứ láng giềng này. Vì giá gạo bên Tầu quá cao, lên tới khoảng 643 đô la một tấn so với giá 498 đô la của Việt Nam, nên trong luồng giao dịch gọi là mậu biên này mới có tình trạng buôn lậu.

Những tin đó từ Việt Nam và bên Mỹ xác nhận điều mà Cục Hải quan Toàn quốc nhắc đền từ đầu tháng 11. Đó là thi hành quyết định của Hội nghị Ban chấp hành kỳ bốn vừa qua, Quốc vụ viện là Hội đồng Bộ trưởng của Trung Quốc phát động chiến dịch bài trừ buôn lậu nông sản và ma túy gọi là Lục Phong, làm gió xanh lục.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/cn-housing-market-going-south-nxn-12312014122110.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

2015 – Thế Giới Đứt Neo và Giảm Phát

Chấm dứt loạt tổng kết về kinh tế năm 2014, kỳ này, Diễn đàn Kinh tế sẽ nói về chân trời 2015. Tổng hợp những dự báo của quốc tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa đưa ra viễn ảnh đáng ngại của kinh tế toàn cầu tử năm tới, với hai điểm nổi bật là sự hỗn loạn của các thị trường tài chính như bị đứt neo và nguy cơ giảm phát toàn cầu, bắt đầu từ Trung Quốc.

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Từ đã lâu trên diễn đàn này, ông thường nói kinh tế là môn học u ám vì ta chỉ đế ý đến kinh tế học vào lúc khó khăn. Cũng vì thế mà thính giả của chúng ta thấy ông có xu hướng cảnh báo trước những khó khăn hầu người ta có thể tránh được. Sau ba bài trong loạt tổng kết và những dự báo trước đó về giá dầu thô, hay đồng Mỹ kim và về nguy cơ chiến tranh ngoại hối giữa nhiều quốc gia, xin đề nghị ông trình bày cho viễn ảnh của năm 2015.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết là về bối cảnh. Để quý thính giả mường tượng ra cơ sở suy luận của tiết mục chuyên đề này thì chúng ta phải theo dõi nhiều nguồn tin và tiếp cận công trình nghiên cứu của nhiều nơi thì hiểu ra và rút tỉa được vài kết luận về sự vận hành của kinh tế. Kế tiếp là trình bày một sự thể chuyên môn và phức tạp như vậy một cách đơn giản. Lý do là truyền thông đại chúng có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho đám đông với ngôn từ thông dụng để đa số nghe thấy thì hiểu liền và suy đoán ra hoàn cảnh của mình.

– Chuyện thứ hai là khi tổng kết để dự báo thì tiết mục của chúng ta phải mở tầm quan sát về thời gian, cụ thể là ít nhất trở ngược lên biến động từ sáu năm trước, và về không gian là hiểu ra tác động biện chứng của nhiều nền kinh tế khác nhau chứ không chỉ ngó vào Châu Á hay Việt Nam. Một quy tắc chỉ đạo ở đây là càng mở rộng tầm quan sát thì khả năng dự báo rủi ro sẽ càng cao, thí dụ như nói về kinh tế Đông Á thì ta không thể quên được hậu quả của vụ khủng hoảng kinh tế của Liên bang Nga, như nước Nga đã từng bị khủng hoảng năm 1998 vì chấn động từ Đông Á. Nếu thính giả  hiểu ra những khó khăn của việc thu thập tin tức để giải trình thì sẽ thông cảm cho việc chúng ta còn phải nhắc lại nhiều lần những gì đã trình bày.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/unanchored-deflation-12232014090812.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mối nguy Mỹ kim lên giá

Nửa đêm rạng sáng Thứ Ba 16, Liên bang Nga bất ngờ nâng lãi suất ở mức rất cao là từ 10,5% lên 17% để chặn đà tuột dốc quá nặng của đồng Rúp. Vậy mà khi thị trường tài chính mở cửa tại New York báy tiếng sau, đồng bạc Nga tiếp tục mất giá. Một vụ khủng hoảng ngoại hối vừa xảy ra trước mắt chúng ta và có thể là bước đầu của cơn chấn động cho các nước đang phát triển. Một trong nhiều nguyên do chính là việc Mỹ kim lên giá làm dầu thô mất giá còn nặng hơn nữa. Giữa loạt tổng kết về kinh tế năm 2014 và dự đoán cho năm 2015, tiết mục Diễn đàn Kinh tế sẽ phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc Mỹ kim lên giá qua phần trao đổi cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây:

Tiền Mỹ tăng giá, giá dầu sụt nặng hơn

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong nhiều chương trình liên tiếp từ đầu tháng, tiết mục chuyên đề về kinh tế của chúng ta đang làm loạt tổng kết về năm 2014 để dự báo cho năm 2015. Với độc giả của chúng ta thì cách nay hai tháng, ông phân tích việc Mỹ kim lên giá so với các ngoại tệ khác và nói rằng việc đó có  thể dẫn đến nhiều biến động cho các nền kinh tế đang phát triển. Quả nhiên là chúng ta thấy ngay một vụ khủng hoảng về ngoại hối khi vào đêm Thứ Ba Liên bang Nga đột ngột tăng lãi suất để vực giá đồng Rúp mà tiền Nga tiếp tục rớt giá khi các thị trường mở cửa. Để tiếp tục loạt bài tổng kết, xin đề nghị ông phân tích cho độc giả của chúng ta thấy nhiều khía cạnh khác nhau của việc Mỹ kim lên giá, với phần kết luận tập trung vào Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cuối năm nay, ta đang thấy hai biến động tiên báo nguy cơ khủng hoảng cho các nền kinh tế đang phát triển vào năm tới. Trước hết là việc dầu thô sụt giá nặng vì lý do cung cầu, trong sáu tháng mất gần phân nửa và gây họa cho các nước xuất khẩu dầu, trong đó có Việt Nam. Nhồi vào đấy là việc Mỹ kim lên giá mạnh so với các ngoại tệ khác, và vì Mỹ kim là ngoại tệ chính để tính giá dầu, khi tiền Mỹ tăng giá thì lại càng làm giá dầu sụt nặng hơn.

Là quốc gia lấy dầu khí làm lực đẩy cho nền kinh tế lạc hậu, Nga bị suy trầm kinh tế, nguồn thu sa sút và đồng bạc mất giá đi cùng nạn tẩu tán tài sản vì các đại gia lật đật ôm tiền tháo chạy. Hậu quả là tiền sụt giá hơn phân nửa khiến chính quyền mất gần trăm tỷ đô la trong dự trữ để can thiệp vào thị trường ngoại hối hầu bảo vệ đồng Rúp mà không xong. Biện pháp tăng lãi suất đến 6,5% là mức chỉ thấy năm 1998 khi chấn động từ Đông Á khiến Liên bang Nga bị khủng hoảng tài chính và vỡ nợ. Bây giờ thì chỉ còn biện pháp kiểm soát ngoại hối là cấm trao đổi mua bán ngoại tệ mà thôi. Đầu năm nay, Nga gây ra vụ khủng hoảng Ukraine khi chiếm bán đảo Crimea, đến cuối năm, họ bị khủng hoảng vì tác động của thị trường hơn là vì phản ứng của Tây phương.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/dollary-rally-immersing-emerging-markets-nxn-12172014111552.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Tổng kết 2014 – Bối cảnh 2015

Chúng ta đang bước vào tháng cuối của một năm 2014 có quá nhiều biến động kinh tế lẫn an ninh và chính trị toàn cầu, với hiệu ứng tác động vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, mục Diễn đàn Kinh tế làm một tổng kết sơ khởi về những chuyển động lớn trong năm nay và từ đó dự báo các vấn đề sẽ tác động vào kinh tế của các nước trong năm tới. Xin quý thính giả theo dõi cách Kính Hòa nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về đề tài này.

Kính Hòa: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cứ đến cuối năm, người ta hay kiểm lại tình hình trong năm để phần nào dự đoán những triển vọng hay vấn đề của năm tới và để rút tỉa kinh nghiệm. Trong địa hạt kinh tế, là tiết mục chuyên đề của chương trình này, xin đề nghị ông làm một việc tổng kết về năm 2014 và đưa ra một số dự đoán cho năm tới có được không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đây là ý kiến rất hay vì trong mọi sinh hoạt của con người, cái gì xảy ra hôm nay là hậu quả của nhiều sự việc đã có từ hôm trước và chuỗi tác động ấy lại có tính chất thường trực về thời gian. Huống hồ thế giới đã tiến vào tình trạng hội nhập toàn cầu khiến cho một chuyện gì xảy ra ở đây vào năm nay có thể ảnh hướng đến nơi khác trong năm tới. Nếu có khả năng kiểm điểm quá khứ và hiện tại một cách tương đối chính xác thì ta dễ nhìn ra những chuyển động có thể chi phối sinh hoạt của mình trong tương lai.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/background-for-2015-challenges-nxn-12032014083450.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Trận chiến ngoại tệ sắp tới

Trong khi đồng Mỹ Kim cứ lên giá liên tục so với các ngoại tệ chính yếu khác thì đồng Yen của nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới là Nhật Bản lại sụt giá mạnh và còn có thể sụt nữa. Vì sao lại như vậy và hậu quả cho các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ là gì? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu nguyên do và ảnh hưởng của sự chuyển động ấy qua phần phân tích cùa chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Xin quý thính giả theo dõi cách Việt Long nêu vấn đề như sau đây.

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Cách đây một tháng, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra một dự báo bi quan về tình hình kinh tế toàn cầu, thì trên diễn đàn này ông nói đến việc Mỹ Kim lên giá so với các ngoại tệ khác và nhấn mạnh là thế giới sẽ gặp nhiều biến động về ngoại hối. Từ mấy ngày qua, người ta lại thấy đồng Yen của Nhật sụt giá mạnh so với tiền Mỹ và nhiều loại ngoại tệ khác. Nhật Bản có sản lượng kinh tế đứng hàng thứ ba của thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc và là một quốc gia xuất cảng rất mạnh. Khi tiền Nhật sụt giá như vậy thì ảnh hưởng sẽ ra sao cho các nền kinh tế khác? Chúng tôi nêu vấn đề trong mục đích tìm hiểu về những biến động ngoại hối mà ông đã nhắc đến từ tháng trước.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng hôm Thứ Ba 17 vừa qua, Thủ tướng Nhật là ông Shinzo Abe loan báo quyết định giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử sớm vào ngày 14 tháng tới. Việc ấy xảy ra sau khi có thống kê xác nhận kinh tế Nhật lại bị suy trầm nữa trong Quý Ba vừa kết thúc vào Tháng Chín. Trước đó, vào ngày 31 Tháng 10, Ngân hàng Trung ương Nhật cũng quyết định sẽ lại bơm thêm tiền theo phương pháp gọi là “gia tăng mức lưu hoạt có hạn định” hay “quantitative easing” gọi tắt là QE với số lượng cực lớn, dự trù là tương đương với hơn 700 tỷ đô la mỗi năm, cho đến khi kinh tế ra khỏi suy trầm hoặc lạm phát lên tới 2% thì mới ngưng.

Những biến cố dồn dập ấy giải thích vì sao tiền Nhật mất giá so với các ngoại tệ khác như Mỹ Kim hay đồng Euro của Âu Châu. Nếu nhìn trong dài hạn thì việc đồng Yen mất giá là sự chuyển động dễ hiểu với hậu quả có thể là một trận chiến về ngoại tệ giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới khiến nhiều quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, sẽ lâm vào khó khăn trong các năm tới.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/the-coming-currency-war-vl-nxn-11252014141408.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Á Châu trước hai viễn kiến Đông Tây

Trong thượng đỉnh APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương năm nay các nước Á Châu thấy hai cường quốc ở hai bờ Thái Bình Dương đề nghị hai viễn kiến có vẻ tương đồng mà lại đối nghịch. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những lợi hại của hai đề nghị này cho các nước Á Châu. Xin quý vị theo dõi cách Vũ Hoàng đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, đằng sau ngôn từ ngoại giao của lãnh đạo 21 quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương khi họ gặp nhau tại Hội nghị cấp cao là Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, mọi người đều thấy các nước Á Châu đang được hai cường quốc ở hai bờ Đông Tây của Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc mời chào vào hai dự án hội nhập kinh tế. Kỳ này, xin đề nghị ông phân tích cho hai đề nghị có vẻ là kinh tế đó mà thực chất vẫn liên hệ đến cả lĩnh vực an ninh và chính trị của các nước trong khu vực.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng về bối cảnh sâu xa thì ta cần nhớ lại vài sự kiện trước khi đi vào hai viễn kiến Mỹ-Tầu được Hoa Kỳ và Trung Quốc chiêu dụ các nước châu Á.

Trước hết, các nước đều có thể đồng ý với nhau rằng tự do thương mại theo quy luật thị trường là có lợi cho đôi bên trong việc giao dịch mua bán và đầu tư với nhau. Tuy nhiên, đi vào áp dụng thì từng nước phải đồng ý về quy tắc tự do đồng đều qua tiến trình đàm phán. Lý tưởng tự do mậu dịch toàn cầu dẫn tới sự hình thành của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO mà về sau cả Trung Quốc và Việt Nam đều gia nhập. Nhưng thực tế của thương thảo về quyền lợi và tương nhượng chung khiến vòng đàm phán gọi là Doha của WTO, được đề xướng từ Tháng 10 năm 2001, vẫn bế tắc sau 13 năm. Vì thế, các nước mới tìm qua ngả thương thuyết tay đôi hay giữa từng nhóm quốc gia trong từng khu vực với nhau rồi mở dần cho các nước khác tham dự.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/conflicting-visions-for-asians-nxn-11122014140243.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nguy cơ giảm phát

Không chỉ tại Nhật Bản và Âu Châu, nhiều khối kinh tế trên thế giới đang bắt đầu nói đến một nguy cơ khác, là nạn giảm phát, một hiện tượng trái ngược với lạm phát với ảnh hưởng tệ hại không kém.

Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ tìm hiểu về hiện tượng đó qua những phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Từ vài tuần nay, dường như giới quan sát kinh tế bỡ ngỡ vì cùng lúc lại xảy ra nhiều hiện tượng trái ngược mà thính giả của chúng ta cần được giải thích. Thưa ông, trước hết là việc dầu thô sụt giá mạnh trên thế giới, trong vài tuần đã giảm khoảng 30 đô la một thùng. Khi năng lượng hạ giá thì phí tổn sản xuất cũng giảm nên có thể là điều tốt cho giới tiêu thụ vì họ thừa tiền mua cái khác và giúp cho sản xuất kinh tế. Nhưng không chỉ có dầu thô sụt giá mà nhiều mặt hàng khác cũng thế nên người ta bắt đầu nói đến một mối nguy khác, đó là nạn thiểu phát hay giảm phát, là điều đã xảy ra cho kinh tế Nhật Bản và đang xảy ra tại nhiều nước Âu Châu. Vì vậy, kỳ này xin đề nghị ông giải thích cho hiện tượng đó là gì.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, ta nên chú ý tới định nghĩa, xem một hiện tượng nào đó là cái gì và trong phạm vi đó thì còn phải nhớ rằng ngôn từ của chúng ta có giới hạn nên thường xuyên phải tìm ra những từ mới, trước đây chưa hoặc là ít dùng. Tôi xin đề nghị vài định nghĩa như sau:

Trong một giai đoạn khá lâu tới mấy chục năm, ta nghe nói đến “lạm phát” là khi vật giá gia tăng vì có quá nhiều tiền để mua quá ít hàng. Tại Việt Nam, giới lãnh đạo kinh tế thời đó không có kiến thức tối thiểu về kinh tế học nên lý luận rằng “lạm phát là hiện tượng đặc thù của tư bản chủ nghĩa” chứ kinh tế xã hội chủ nghĩa không bị lạm phát. Sự hiểu lầm này vẫn chưa chấm dứt cho đến khi Việt Nam bị khủng hoảng vì lạm phát tới 700% sau những sai lầm về chính sách “giá lương tiền” vào các năm 1986-1987. Hai chục năm sau, Việt Nam lại có lần bị lạm phát nữa khi vật giá gia tăng quá 20% vào năm 2008 vì sai lầm trong quản lý vĩ mô. Nói chung, nỗi e sợ về nạn lạm phát là hiện tượng phổ biến đã từng làm nhiều chế độ sụp đổ khiến người ta quên mất một hiện tượng trái ngược. Đó là “giảm phát”, một mối nguy cũng đã từng xảy ra.

Về định nghĩa, “giảm phát” hay “deflation” là khi hàng hóa giảm giá mà vẫn bán không chạy và là biểu hiện của nạn suy thoái kinh tế với tình trạng thất nghiệp cao và doanh nghiệp phá sản.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/deflation-risks-vh-nxn-10292014140318.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.