Lưu trữ theo thẻ: Quốc Việt

Campuchia đồng ý cho 13 người Thượng được nộp đơn xin tỵ nạn

Sau nhiều lần từ chối không cho các quan chức chuyên trách về tỵ nạn và nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia tiếp cận những người Thượng Tây Nguyên đang ẩn náu trong rừng, nay chính phủ xứ chùa Tháp đã đồng ý cho 13 người Thượng trốn khỏi Việt Nam lên thủ đô Phnom Penh để nộp đơn xin tỵ nạn.

Việc chính phủ Phnom Penh buộc lòng chấp thuận cho Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa 13 người Thượng Tây Nguyên về thủ đô Phnom Penh, sau khi nhóm người này đã tiếp xúc được với quan chức của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào sáng ngày 20/12.

Nhóm người Thượng nói trên đã đào thoát từ tỉnh Gia Lai của Việt Nam sang trốn trong rừng thuộc tỉnh Ratanakiri giáp biên giới của Việt Nam hơn 7 tuần qua.

Trước đó, các quan chức của Liên Hiệp Quốc đã liên tục thất bại trong việc hợp tác với chính quyền tỉnh Ratanakiri để tìm cách tiếp cận và giúp đỡ nhóm này mặc dù có quan chức từ Bộ Nội vụ Campuchia tham gia. Phía Liên Hiệp Quốc tỏ ra quan tâm về số phận của người Thượng Tây Nguyên vì họ tin rằng những người này bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu và đàn áp tôn giáo, đồng thời đang phải trốn tránh gần hai tháng trong rừng; do đó, LHQ phải lén lút tìm cách tiếp xúc với họ.

Vào sáng ngày 20/12, một nhóm người Thượng gồm 8 người đã mạo hiểm ra khỏi rừng rậm để gặp Liên Hiệp Quốc, và yêu cầu cơ quan quốc tế này can thiệp.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/camb-accp-13-vnmon-12212014093911.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

VN yêu cầu hợp tác với Campuchia quản lý người Việt nhập cư

Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu xin hợp tác với chính phủ Campuchia để cùng quản lý những người Việt nhập cư vào xứ này.

Đây là yêu cầu của Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết, Vụ trưởng Vụ An ninh-Quốc phòng Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lúc dẫn đoàn đại biểu sang công tác và làm việc với Tổng cục Cảnh sát quốc gia Campuchia vào ngày 16/12.

Trong buổi làm việc với Tổng cục Cảnh sát quốc gia Campuchia, Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết đánh giá cáo cảnh sát Campuchia hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại xứ này; và hợp tác tốt trong việc trấn áp tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm tại khu vực biên giới giữa hai nước, bao gồm buôn bán vận chuyển ma túy, tội phạm kinh tế và buôn người…

Đối với công tác điều tra dân số đối với người nước ngoài tại Vương quốc Campuchia, trong đó có người Việt đang sinh sống tại nước này, Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết yêu cầu cảnh sát Campuchia trao đổi thông tin, đặc biệt là yêu cầu Bộ Nội vụ Campuchia hợp tác với Bộ Công an Việt Nam để quan lý những người Việt Nam nhập cư.

Kể từ cuộc điều tra dân số được bắt đầu từ tháng 7/2014 đến nay, Tổng cục Di trú của Bộ Nội vụ Campuchia đã bắt giữ 1.200 người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp. Những người này được Tổng cục Di trú của Bộ Nội vụ Campuchia chuẩn bị hồ sơ và liên tục trục xuất về nước.

Trong số những người bị bắt, đã có 993 người Việt Nam. Hầu hết người Việt này vượt biên trái phép sang làm công nhân, buôn bán, mại dâm và làm việc tại một số xí nghiệp bất hợp pháp.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-requires-cambodia-co-manage-immigrants-qv-12192014124839.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Campuchia từ chối trục xuất người Thượng theo yêu cầu của VN?

Bộ Nội vụ Campuchia đã đồng ý hợp tác với các quan chức chuyên trách về người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc để tìm cách gặp người Thượng Tây Nguyên đang ẩn náu trong rừng ở tỉnh Ratanakiri sát biên giới của Việt Nam. Liệu việc Campuchia bác bỏ yêu cầu trục xuất nhóm người Thượng theo lệnh của Việt Nam?

Sau khi thất bại trong việc nỗ lực hợp tác với chính quyền Phnom Penh về việc thỏa thuận tìm cách tiếp cận 16 người Thượng Tây Nguyên mà Việt Nam đều nghị Campuchia trục xuất về nước hồi đầu tháng 12, tuần này, các quan chức của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Campuchia đã tiếp tục thất bại trong việc tìm cách gặp người Thượng mặc dù Bộ Nội vụ xứ chùa Tháp bật đèn xanh trước đó.

Bộ Nội vụ Campuchia đã đồng ý hợp tác với các quan chức của Liên Hiệp Quốc. Song, nhóm công tác của Bộ Nội vụ và các quan chức của Liên Hiệp Quốc đã có mặt tại tỉnh Ratanakiri lần hai, kể từ ngày 11/12 đến nay, nhưng chính quyền địa phương lại tiếp tục từ chối hợp tác để họ vào trong rừng tìm 16 người Thượng đang lẩn trốn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-cambodia-reject-deport-montagnards-to-vn-qv-12132014083942.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Campuchia: Biểu tình lớn Ngày Quốc tế Nhân quyền

Hơn 200 tổ chức bảo vệ nhân quyền Campuchia cùng khoảng 6 ngàn dân chúng địa phương tổ chức biểu tình tuần hành khắp đường phố ở thủ đô Phnom Penh nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12). Mục đình đòi chấm dứt tình trạng những hành vi tội ác đã không bị trừng phạt và có một tòa án độc lập. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Tòa án thiếu độc lập, không tôn trọng nhân quyền đang trở thành một nền văn hóa chính trị đáng sợ ở xứ chùa Tháp.

Những vụ bắt giam các nhà hoạt động chính trị từ đảng đối lập, nhà bất đồng chính kiến, những người dân oan, các nhà hoạt động môi trường, nhân quyền, các nhà báo, các lãnh đạo công đoàn, và xét xử nhầm người hay ép cung đã khiến các tổ chức bảo vệ nhân quyền tại xứ này thường xuyên ra thông báo chỉ trích chính quyền.

Các tổ chức nhân quyền uy tín ở Campuchia, như Liên đoàn thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền Campuchia (LICADHO), Hiệp hội nhân quyền và phát triển Campuchia (ADHOC), và Trung tâm nhân quyền Campuchia (CCHR) cho rằng tội ác không bị trừng phạt vẫn là một tình trạng phổ biến do hệ thống luật pháp của Campuchia còn nhiều khiếm khuyết, và nền tư pháp chưa độc lập.

Trước khi tổ chức kỷ niệm lần thứ 66, Quốc tế Nhân quyền (10/12), các tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động đất, những người bị cưỡng chế nhà đã tuần hành trên đường phố từ nhiều tỉnh khác nhau kéo vào thủ đô Phnom Penh trong thời 5 ngày nhằm phổ biến thông điệp ‘có tòa án độc lập, có sự tôn trọng nhân quyền’, ‘chấm dứt tình trạng những hành vi tội ác không bị trừng phạt’ và ‘tôn trọng nhân quyền, có công lý và hòa bình’.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cam-demand-indep-cour-12102014085302.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Gia đình doanh nhân gốc Việt bị bắt vì liên quan vụ sát hại Đại gia Campuchia?

Gia đình của doanh nhân Campuchia gốc Việt đã bị cảnh sát hình sự Campuchia bao vây biệt thự và bắt giữ vì bị tình nghi có liên quan đến vụ sát hại một đại gia Campuchia nổi tiếng vào cuối tháng qua.

Cảnh sát bắt người vì có ý đồ xấu?

Gia đình của doanh nhân Campuchia gốc Việt bị bắt cùng 14 vệ sĩ tại biệt thự của họ tại xã Chak Angre Krom thuộc quận Meanchey, thủ đô Phnom Penh.

Vụ khám phá, bắt giữ và áp giải khẩn cấp về trụ sở Cảnh sát Phnom Penh này chỉ được thực hiện sau khi cha, mẹ của Đại gia Thong Sarath (tên Việt Nam: Dương Tuấn hay Tuấn Nhỏ), chức vụ Thiếu tướng của Bộ Quốc phòng Campuchia, người gốc Việt Nam, là một trong những doanh nhân nổi tiếng ở xứ Chùa Tháp tổ chức họp báo vài tiếng đồng hồ để cáo buộc Cảnh sát trưởng Phnom Penh có ý đồ xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín gia đình của họ.

Bà Keo Sary, người Campuchia gốc Việt, là mẹ của Đại gia Dương Tuấn nói bằng tiếng Khmer trong buổi họp báo hồi chiều ngày 3/12 rằng việc Trung tướng Chuon Sovann, Cảnh sát trưởng Phnom Penh chỉ đạo cho cảnh sát chặn xe bắt giữ 3 vệ sĩ và áp giải ông Tuấn hồi ngày 1/12 về đồn cảnh sát để điều tra, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, và uy tín làm ăn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-business-arrested-because-relate-murder-qv-12062014095323.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Các tổ chức nhân quyền đòi Campuchia thả nhà sư đốt cờ VN

Tất cả 14 nhà hoạt động đất đai và 3 vị sư Khmer Krom gốc Nam Bộ phản đối Việt Nam liên tục bị chính quyền Phnom Penh bắt giữ và buộc xuất tu với cáo buộc cản trở người thi hành công vụ. Các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế gọi hành động bắt bớ đó mang động cơ chính trị.

Ba nhà sư Khmer Krom từng cầm đầu cuộc biểu tình chống chính phủ Việt Nam và đốt quốc kỳ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại thủ đô Phnom Penh hồi tháng 8 bị chính quyền Phnom Penh bắt giữ và buộc xuất tu vào ngày 11 và 12 tháng 11.

Trong đó sư Sơn Hải, xuất thân từ tỉnh Trà Vinh, là người đốt cờ Việt Nam nhiều lần trong các cuộc biểu tình trước ĐSQVN; và sư Thạch Sang, sư Khit Vannak, từ tỉnh Bạc Liêu sang và nay sống ở Campuchia.

Các vị sư nói trên bị bắt cùng 14 nhà hoạt động đất đai nổi tiếng khi đang biểu tình tuần hành trên đường phố và phản đối việc bắt giữ một số nhà hoạt động đất đai khác bên ngoài tòa án Phnom Penh.

Sau khi bị bắt, các nhà sư gốc Khmer Nam Bộ đã bị chính quyền Phnom Penh buộc xuất tu khẩn cấp, và đưa ra tòa xét xử. Lâu nay chính quyền Việt Nam cũng nhiều lần yêu cầu Campuchia xét xử những nhà sư này một cách nghiêm minh theo pháp luật vì hành vi đốt cờ Việt Nam của họ.

Thẩm phán của tòa án sơ thẩm Phnom Penh ngày 11/11 đã truy tố sư Sơn Hải theo Điều 504 Bộ Luật Hình sự Campuchia. Theo đó, vị sư này bị xử một năm tù, bị phạt 2 triệu Riel (tương đương 10 triệu Đồng) về tội cản trở nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hr-org-call-release-monks-who-burned-vn-flag-qv-12032014113252.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Thượng Tây Nguyên trốn tại Campuchia

Có ít nhất 16 người Thượng vượt suối băng rừng từ Tây Nguyên của Việt Nam sang Campuchia tìm đến trại tiếp nhận người tỵ nạn, để được sự che chở của Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại thủ đô Phnom Penh. Hiện nhóm người này vẫn đang ẩn náu trong rừng của tỉnh Ratanakiri sát biên giới tỉnh Gia Lai.

Nhóm người Thượng sống ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên buộc lòng chạy sang Campuchia cho biết nguyên nhân họ đào thóat sang Campuchia vì họ gặp rắc rối trong vấn đề thờ phượng, tín ngưỡng tôn giao, vấn đề tự do nhân quyền, bị phân biệt đối xử và bị chính quyền địa phương bắt giữ nhiều lần do có quan hệ với những người Thượng hải ngoài đang đấu tranh cho quyền tự do ở Việt Nam.

Tất cả 16 Thượng Tây Nguyên nói trên đã liên tục đào thoát từ tỉnh Gia Lai của Việt Nam kể từ đầu tháng qua. Hiện nhóm người này đang ẩn náu theo từng nhóm khác nhau trong rừng thuộc khu vực tỉnh Ratanakiri của Campuchia.

Nhóm phóng viên của RFA đã vào rừng theo gót chân người dân tộc thiểu số địa phương để tìm hiểu sự thật vào chiều ngày 26/11. Chúng tôi đã gặp một nhóm người Thượng gồm 8 người đang đứng trước tình cảnh nguy hiểm và thiếu lương thực.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/refugee-status-seek-montagnards-hiding-in-cbd-jungle-11282014095357.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Khmer Krom tố Bộ đội Biên phòng Hà Tiên bắt giữ và chiếm đoạt tài sản

Sư sãi Khmer Krom và người dân Campuchia đã bị Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên bắt giam và tịch thu tài sản cá nhân khi làm thủ tục xuất cảnh khỏi Việt Nam cuối tháng qua.

Ngày 3/11 một kiến nghị thư đã được gởi lên Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Campuchia và Bộ Ngoại giao xứ chùa Tháp để xin can thiệp.

Nội dung thư cho biết Công an và Bộ đội Biên phòng Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên – Prek Chak (Việt Nam – Campuchia) đã tự ý cấm xuất cảnh và áp giải 5 vị sư Khmer Krom cùng 11 người khác mang quốc tịch Campuchia về đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên để tra xét hồi ngày 28/10 vừa qua.

Nhóm người này bị Bộ đội Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên giam giữ hơn 10 tiếng đồng hồ để điều tra, khám xét hành lý cá nhân.

Theo bức thư họ kiến nghị Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Campuchia, lực lượng công an Việt Nam đã cáo buộc họ chụp ảnh trái phép, tham gia biểu tình với đảng đối lập để chống phá Việt Nam và tham gia vào các hoạt động của Liên minh Khmer Kampuchia Krom (KKF). Những người kiến nghị còn cho biết công an Việt Nam đã tước đoạt một số tài sản có gái trị gồm 2 chiếc điện thoại iPhone, 6 điện thoại SAMSUNG Galaxy và tiền là 300$.

Vẫn theo nội dung thư, công an biên phòng Hà Tiên còn đòi phạt mỗi người từ 5 triệu đến 15 triệu đồng và cấm tham gia các hoạt động của đảng đối lập và tổ chức Khmer Krom.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/kkrom-denoun-vn-bord-gua-11062014070923.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Công ty Phân bón của VN ở Campuchia bị tố cáo gây ô nhiễm không khí

Khoảng 50 gia đình người dân Campuchia sống ở khu vực xung quanh Công ty Phân bón Quốc tế Năm sao Campuchia thuộc Tập đoàn Quốc tế Năm sao của Việt Nam đã phản ứng với công ty vì những mùi hôi bốc ra từ nhà máy. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Tập đoàn Quốc tế Năm sao của Việt Nam đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất phân bón quốc tế năm sao Campuchia tại xã Samrong Thom, huyện Kean Svay, tỉnh Kandal hồi cuối năm 2012. Đây là nhà máy sản xuất phân bón NPK và hữu cơ vi sinh có quy mô lớn nhất tại xứ chùa Tháp.

Với nhà máy này, người dân Campuchia có thêm hi vọng sẽ giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, giúp Campuchia chủ động được nguồn phân bón trong nước.

Tuy nhiên trong thời gian gần hai năm nay, hầu như nhà máy này chỉ tuyển được các công nhân bốc vác và một số Phó tổ trưởng người địa phương, còn chuyên viên kỹ thuật, thợ có tay nghề là những lao động nhập từ Việt Nam. Còn quá trình sản xuất phân đang từng ngày, từng gây ô nhiễm không khí trầm trọng vì mùi hôi thối bốc ra từ nhà máy.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambo-stin-fr-vn-fert-plan-10292014074342.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.

Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cbd-gov-accuse-vn-occupied-land-qv-10242014113629.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.