ừ đầu năm Quý Tỵ đến nay, ông Huệ đã thay đổi vị trí công tác sang chức vụ Trưởng ban kinh tế trung ương, không còn nắm quyền điều hành trực tiếp Bộ tài chính và tham gia ý kiến đối với việc quyết định giá xăng dầu tăng hay giảm.
Sau phát ngôn được lòng dân vào cuối năm 2011, ông đột nhiên trở nên lặng lẽ hơn rất nhiều trong suốt năm 2012. Cũng trong thời gian đó, cùng với sự kín tiếng của ông, giá xăng dầu cũng đã có cơ hội nhảy lên đến 6 lần.
Tất cả đều mở đường cho một chiến dịch tăng giá mới
Đọc tiếp Tăng giá xăng: Sự tồn vong của chế độ! →
Vào những ngày cuối quý 1/2013, trong bối cảnh giá dầu quốc tế đã giảm đến 5%, còn nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phát ra tín hiệu rõ ràng nào về “thoát đáy”, ít nhất 100.000 doanh nghiệp mất lối thoát sau hai năm suy thoái liên tiếp và nỗi lo thất nghiệp đã tăng vọt đến 32% so với 20% trong năm 2012, những người từng bị chỉ mặt điểm tên là “nhóm lợi ích xăng dầu” lại quyết định tăng thêm 1.400 đồng/lít, đưa mức giá của mặt hàng chiến lược quốc gia này “vươn lên một tầm cao mới” trong trang sử thoái trào kinh tế trầm kha ở Việt Nam.
Đọc tiếp Khi giá xăng bất chấp nhân dân →
Nhìn lại toàn bộ biến động giảm lãi suất huy động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ đầu năm 2012 đến nay, có thể thấy rõ sự bất nhất đầy ẩn ý của một nền kinh tế thị trường còn trong thai kỳ đầu tiên, một thai kỳ dường như được phóng to bởi “Chủ nghĩa tư bản man dã” – theo một ý niệm của giáo hoàng quá cố Jean Paul II.
Đọc tiếp Giảm lãi suất để cứu ai? →
Chứng nhận hình ảnh những công an viên và dân phòng nghênh ngang hoạt náo trước tượng chúa Jesus trong nhà thờ, khối tín đồ Công giáo thành kính mới có thể nhận chân vì sao chính nhóm nhân viên công vụ nhiệt thành ấy, chứ không phải ai khác, mới vươn tới xác tín “lòng tin chở được núi lớn” nhanh chóng đến thế.
Đọc tiếp Hoang tưởng quyền lực →
Tình trạng “giả số liệu” ở Việt Nam chỉ thuần túy do căn bệnh thành tích chỉ nghĩa đã “thành quen”, hay còn bởi thái độ bất chấp hiện tồn và bỏ mặc cả một nền quốc kế dân sinh cũng đã “thành quen” nốt?
Đọc tiếp Báo cáo láo thành quen… →
Phản ứng xã hội sẽ không quá khó để biến thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được nó. Nếu đến một thời điểm nào đó, nhân dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”, liệu tình hình và thế cuộc sẽ ra sao?
Đọc tiếp Vĩnh Yên: Phản ứng xã hội đã chạm vào “giới hạn sợ hãi” →
Tại đất nước chỉ bị cách biệt Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, nếu quả thực đảng cầm quyền đã xác định cần phải thay đổi, nới rộng dân chủ và chia sẻ quyền lực chính trị, thì sự chia rẽ của những người đối lập, dù mới chỉ là mầm mống, không những làm ảnh hưởng đến tương lai của đảng đối lập mà nguy hiểm hơn cả là sẽ đẩy dân tộc vào một ngã rẽ chia rẽ mới.
Đọc tiếp Myanmar: Hậu quả nào nếu phe đối lập tự chia rẽ? →
Vào cuối năm ngoái, sau khi có thông tin hãng tư vấn bất động sản CBRE đưa ra một công bố về tình trạng tồn kho hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở Hà Nội và TP.HCM, vài ba chuyên gia kinh tế trong nước lại khởi sự một triết lý mới “Cứu bất động sản cũng chính là cứu nền kinh tế”.
Trước đó, chưa một ai trong giới quan chức dám nói thẳng về một chủ đề đại ngôn như thế.
Đọc tiếp Việt Nam: Bất động sản sẽ cứu cánh nền kinh tế? →
phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích