Lưu trữ theo thẻ: Trần Đông Đức

Pháp Luân Công đại náo Ba Đình

1517486_654631684575608_780649748_n-305.jpg

Hai học viên Pháp Luân Công trước lăng Hồ chủ tịch hôm 13/1/2014

Photo: facebook nguyendoankien

Một hành động thách thức táo bạo nhất từ trước đến nay – đòi vác búa phá lăng Hồ Chí Minh đúng ngay ngày 3-2-2014, tức là ngày khai sinh ra đảng cộng sản Việt Nam đang được thu lại bằng smartphone và lưu truyền trên mạng.

Tuy hành động “vác búa phá lăng” chưa thành hiện thực nhưng hình ảnh công an áp giải người mặc áo vàng ngay trước khu lăng mộ Hồ Chí Minh ở Ba Đình đã gây nên bao sự hiếu kỳ.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây

Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/blog/trandongduc-blog-020314-02032014154615.html

Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bắt Trộm Chó Ăn Thịt – Lao Động Việt Nam Quỳ Gối Chuộc Tội Ở Đài Loan

Chợ cá trấn Bố Đại huyện Gia Nghĩa – Đài Loan có hai con chó được một tiểu thương nuôi làm chó giữ nhà đã bị năm lao động Việt Nam bắt và giết thịt ăn. Cảnh sát đã đưa năm người lao động Việt Nam về đồn. Đám tiểu thương với tâm tình kích động đã bao vây trụ sở cảnh sát, dọa cho đám người lao động Việt Nam kia một trận. Sau đó năm người này đồng ý quỳ một chân trong suốt hai tiếng đồng hồ để làm lễ chuộc tội với “ vong khuyển”.

Vào ngày hôm qua ngay tại hiện trường án mạng nghi lễ lễ cầu siêu giải thoát cho hai chú chó được tổ chức nhằm giảm bớt sự phẫn nộ của quần chúng.

Đọc tiếp Bắt Trộm Chó Ăn Thịt – Lao Động Việt Nam Quỳ Gối Chuộc Tội Ở Đài Loan

Ân Huệ và Triều Tiên

Trong lúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên có nguy cơ leo thang thì kịch tính về mặt chính trường của hai nước Nam Hàn và Bắc Hàn bắt đầu kéo màn cho tuồng mới.

Xã hội Triều Tiên được tiếng bảo thủ theo tiêu chuẩn Khổng giáo rất nghiêm ngặt thế mà không lý gì tự dưng hai miền Nam – Bắc kình nhau bây giờ bị dẫn dắt bởi một người đàn bà quá chồng và một chú trẻ mặt búng ra sữa.

“Đàn ông đàng hoàng chắc là chết hết rồi”, người chủ tiệm giặt áo quần gốc Hàn ở gần nhà tôi nói như thế. Ông này không ưa bà Park Geun-Hye vì là con gái của nhà độc tài Phác Chính Hy. Cho dù bà được quốc dân Đại Hàn lựa chọn bằng thể chế dân chủ nhưng số người ghét gia đình này cũng lên đến hàng chục triệu. Đối với phía Bắc Hàn thì ông này lại lắc đầu ngao ngán vì ba đời nhà Kim ông nội, Kim bố, và Kim con đã chuyển hệ thống cộng sản chuyên chính thành thể chế truyền ngôi “thiên tử” như thời phong kiến.

Đọc tiếp Ân Huệ và Triều Tiên

Trung Quốc Mộng và Hồng Lâu Mộng

Bài viết của Lê Anh Thư viết về các món ăn trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng. Xét cho cùng ẩm thực trong Hồng Lâu Mộng nhiều phần là ảo. Lê Anh Thư có sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc – Tây Phương sâu sắc. Bài viết thể hiện sở học và cách hành văn của tác giả. Bài viết này cũng đã được đăng trên báo giấy Người Việt Đông Bắc với tựa đề Thức Ăn Trong Hồng Lâu Mộng số 43 phát hành vào ngày 22-3-2013.

Hồng Lâu Mộng thì người ta phân tích đã quá nhiều. Tuy nhiên không nhắc đến hệ thống ẩm thực đồ sộ và độc đáo của Hồng Lâu thì quả là một thiếu sót to nhớn. Tào Tuyết Cần, trước khi trở thành nhà văn, thì vốn là một cậu ấm trong gia đình danh gia vọng tộc. Rất nhiều món ăn kỳ lạ trong Hồng Lâu Mộng được dựng lại theo trí nhớ của họ Tào, về một thời vàng son vinh hiển. Huống hồ, Tào Tuyết Cần còn là một nhà ẩm thực, một danh nhân văn hóa lớn, một người có hiểu biết sâu rộng về thuốc Bắc, thú chơi diều…vv. Những kiến thức phong phú và kỳ lạ của ông đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của Hồng Lâu…

Đọc tiếp Trung Quốc Mộng và Hồng Lâu Mộng

Trung Quốc Bắt Đầu Có Quyền Lực Mềm

Chuyến đi thăm chính thức nước Nga của Tập Cận Bình sau khi nhậm chức quốc gia chủ tịch Trung Quốc đã làm dấy lên phong trào xưng tụng “Đệ Nhất Phu Nhân” cho người phối ngẫu của lãnh tụ tối cao của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc.

Với vị trí là ca sĩ nổi tiếng của nền dân ca Trung Quốc, Bành Lệ Viện có thể là một trong những đệ nhất phu nhân đáng mặt và thành công nhất trên thế giới hiện nay.

Ở Trung Quốc, sau biến cố “đồng chí Giang Thanh”, tức là nữ diễn viên Lam Bình khi được làm người phối ngẫu cho Mao Trạch Đông đã trở thành nhân vật tác yêu tác quái khuynh đảo chính trường. Thế là, thể chế cộng sản Trung Quốc sau này thường không cho phu nhân của lãnh tụ tối cao tỏa sáng nữa.

Đọc tiếp Trung Quốc Bắt Đầu Có Quyền Lực Mềm

Lý luận “chiếc giày vừa chân” của Tập Cận Bình

Dân mạng Trung Quốc đang nóng lên bởi câu nói của Tập Cận Bình tại Mạc Tư Khoa trong chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên với cương vị nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc. Bên cạnh người vợ nổi tiếng khiến dân Trung Quốc đang quan tâm đến thời trang giày dép của Bành Lệ Viện thì người ta đang quan tâm đến một đôi giày khác của Tập Cận Bình.

Khi giảng giải về con đường phát triển quốc gia, Tập Cận Bình nói “giày có vừa chân hay không thì người mang giày mới biết”. Ý nghĩa khái quát của câu nói này vừa thực tế nhưng cũng rất thô bạo hàm hồ. Tập Cận Bình cho rằng chủ trương của Trung Quốc là tôn trọng con đường phát triển của các nước và nhân dân nước đó, giày mang có vừa chân thì người giày mang sẽ biết, con đường phát triển của một quốc gia, chỉ có nhân dân của quốc gia đó biết.

Đọc tiếp Lý luận “chiếc giày vừa chân” của Tập Cận Bình

Xoay quanh trục Trung – Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải làm gì?

Bài của Hu Zi (Hồ Như Ý) đăng trên RFA Blog

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi thắng cử nhiệm kì tiếp theo của của ông Obama là 3 nước Đông Nam Á. Trước khi lên đường, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ là Thomas Donilon phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington D.C về chiến lược của nước Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương:” Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương, lợi ích quốc gia  có liên hệ chặt chẽ không thể tách rời với các nền kinh tế và trật tự chính trị tại Á Châu. Thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ gắn chặt với thành công của Châu Á.” Sự biểu thị của quan chức cấp cao Nhà Trắng lần nữa chứng thực thông điệp quan trọng mà ngoại trưởng Hillary và bộ trưởng quốc phòng Panetta đã nói đến nhiều lần trong 2 năm qua: Nước Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tuy nhiên Donilon trong bài phát biểu đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của khu vực Đông Nam Á và tổ chức ASEAN: “ Chúng tôi không chỉ định vị chiến lược trọng tâm mới ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mà còn điều chỉnh lại chiến lược của mình trong nội bộ khu vực Đông Nam Á… Chúng tôi sẽ dõi theo Đông Nam Á cũng như ASEAN”. Điều này càng thể hiện sự quan tâm của nước Mỹ đối với khu vực này.

Vai trò đặc biệt của ASEAN

Sự quan tâm đặc biệt của nước Mỹ với khu vực này sẽ được giải thích như thế nào? Khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lý đặc thù, nó bao quanh khu vực phía nam của Trung Quốc cũng như ôm trọn biển Nam Trung Hoa ( South China Sea), vùng biển này có vị trí mang tính chiến lược và kinh tế cực kì quan trọng đối với thế giới. Tổng sản lượng kinh tế của các nước thành viên ASEAN biến nó thành nền kinh tế lớn thứ 3 ở Châu Á. Điều này càng thể hiện sức hấp dẫn của khu vực này với nền kinh tế Mỹ.

Sự quan tâm của nước Mỹ đối với khu vực này sẽ không tránh khỏi những va chạm với Trung Quốc. Xét về truyền thống cũng như vị trí địa lý thì Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn đối với khu vực này, cơ hồ như sự phồn vinh của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều liên hệ chặt chẽ tới sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Một trong những nước mà Trung Quốc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Cambodia. Năm 2011, số tiền đầu tư mà Trung Quốc đổ vào quốc gia này nhiều gấp 10 lần số tiền mà nước Mỹ đầu tư vào. Trung Quốc cũng lợi dụng quan hệ phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế của Cam Bốt để tạo ảnh hưởng, dẫn tới hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 của ASEAN cuối cùng không ra được thông cáo chung vì Cam Bốt đã từ chối đưa ra vấn đề tranh chấp căng thẳng trên biển Đông. Có thể nói Cam Bốt đã phát huy tác dụng rất đúng lúc. Thể hiện một cách chính xác là lá bài mà Trung Quốc muốn ở khu vực Đông Nam Á.

Đối diện với thế tấn công từ Mỹ, biểu hiện của Trung Quốc là rất phẫn nộ, nhưng đồng thời cũng hiển thị sự tự tin cần có. Thời báo Hoàn Cầu đã có bài bình luận về chuyến thăm Đông Nam Á của ông Obama: “tuy rằng có hình thành nên một số uy hiếp nhất định, nhưng ông ta không thể thay đổi được thực tế đã hình thành về quan hệ kinh tế và lợi ích đan xen chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN”.

Obama và ÔN Gia Bảo hội đàm tại Pnompenh

Trò chơi khó tìm được điểm cân bằng

Đọc tiếp Xoay quanh trục Trung – Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải làm gì?

Trung Cộng Quốc Mẫu Bành Lệ Viện

Trung Quốc đã chọn xong người kế vị cho lãnh đạo đời thứ năm, có khi được tính là thứ sáu nếu tính luôn cả Hoa Quốc Phong là một thế hệ mang tính trám chỗ giữa Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình được chọn làm người thừa kế. Tập cũng được coi là thế hệ thái tử đảng (con cha cháu ông) đầu tiên sinh sau năm 1949.

Dư luận quần chúng hiếu kỳ hơn về người vợ nổi tiếng của Tập Cận Bình, ca sĩ nhạc dân tộc Bành Lệ Viện (Peng Liyuan). Bành Lệ Viện thuộc hàng mỹ nhân Trung Quốc có tài hát hay múa đẹp theo đúng định nghĩa. Bành đã theo đoàn văn công giải phóng quân từ lúc 18 tuổi và chuyên trị về các làn điệu dân ca – vừa có chất truyền thống nhưng vừa cách tân rất đặc thù của văn hóa cách mạng Trung Quốc.

Đọc tiếp Trung Cộng Quốc Mẫu Bành Lệ Viện

BẠO LỰC, SỨC ĐẨY CỦA NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT? (Phần II)

Tiếp Theo Kỳ Trước

Xin giới thiệu bài viết mang tính thời sự của ông Nguyễn Đức Cung như là một hương vị mới về quan niệm xã hội. Bài viết rất hay và dài, chia làm ba phần

Cách đây không lâu, tôi gặp ông Nguyễn Đức Cung trong một buổi tiệc. Ông là một nhà sử học và nhà hoạt động chính trị ở hải ngoại. Ông cũng là một nhà Hán học, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Ban Sử Địa tại Viện Đại Học Huế năm 1965 và Cao Học Sử năm 1974. Thế hệ Hán học thời xưa còn lại cũng ít. Tôi và bác trao đổi một số câu chuyện về văn hóa dân tộc. Gần đây, tôi cũng hay giới thiệu bài viết của các nhà tân Hán học (học từ bên Trung Quốc về) như Lê Anh Thư, Hồ Như Ý trên blog RFA của mình. Bây giờ xin giới thiệu bài của cựu Hán học vậy. Ông Nguyễn Đức Cung theo đạo Công Giáo nhưng chuộng Nho Khổng.

Ông Nguyễn Đức Cung cũng từng tham gia trong Đại Việt Cách Mạng Đảng, Trung Ương Uỷ Viên, dân biểu tỉnh Quảng Nam dưới chế độ VNCH. Ông đã từng xuất bản các tác phẩm:

Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (nguyên tác chữ Hán của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn), bản dịch Việt Ngữ chung với các ông Trần Vinh Anh, Lê Ngọc Bích và Nguyễn Lý Tưởng, Nhà xuất bản Khai Tri, Sài Gòn, 1974;

Lịch ử Vùng Cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư, Nxb. Nhật Lệ, 1998;

Trong Cõi Vô Thường, thi phẩn, Nxb. Nhật Lệ 1998;

Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, biên khảo sử học, Nxb. Nhật Lệ, 2002;

Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975), Nxb. Nhật Lệ 2006.

Bạo Lực, Sức Đẩy Của Nền Văn Hóa Sự Chết (Phần 2)

Đọc tiếp BẠO LỰC, SỨC ĐẨY CỦA NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT? (Phần II)

Vỡ Trận “Kỹ Nghệ Lấy Tây” ở Little Saigon

Ông Phan Kỳ Nhơn bên cạnh nghị viên Tạ Đức Trí (phải) trong trận biểu tình chống "Kỹ Nghệ Lấy Tây"

Vở kịch "Kỹ Nghệ Lấy Tây" lần đầu tiên đem trình chiếu ở Little Saigon đã thất bại vì không thu hút được người xem.

Với số lượng khán giả quá ít ỏi khiến bước thử nghiệm đưa kịch nói sang Mỹ từ các rạp hát Việt Nam đã mất hẳn động lực.

Báo chí Việt Nam trước đây tỏ ra hào hứng về bước thử nghiệm này nhưng hiện nay không hề nhắc tới sự thất bại sau khi show này công diễn.

Kỹ Nghệ Lấy Tây gặp phải sự trở ngại phẫn lớn là do kịch sĩ Hồng Vân là một đảng viên cộng sản. Đây mới chính là nhân tố quan trọng tạo nên một làn sóng biểu tình mới, chỉ thua vụ Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng ở Little Saigon của mười mấy năm về trước.

Biểu Tình Rầm Rộ

Đọc tiếp Vỡ Trận “Kỹ Nghệ Lấy Tây” ở Little Saigon