Lưu trữ theo thẻ: Việt Hùng

Bà Dương Hà vẫn chưa được gặp mặt chồng


2011-05-06

Về trường hợp tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, sau phiên tòa (ngày 4 tháng 4) vừa qua, tính đến nay đã một tháng mà gia đình ông vẫn chưa được gặp mặt.

Photo courtesy of wordpress.com

LS Dương Hà (phải) trong buổi lễ thắp nến cầu nguyện cho TS Cù Huy Hà Vũ tại Giáo xứ Thái Hà ngày 2 tháng 4 vừa qua.

Đọc tiếp Bà Dương Hà vẫn chưa được gặp mặt chồng

Luật vi hiến, người vô tội

2011-04-01

Bày tỏ quan điểm chính trị trong một đất nước mà đảng Cộng Sản được hiến pháp xác lập độc quyền lãnh đạo là việc khiến dễ rơi vào vòng lao lý, bởi điều 88 Bộ luật Hình sự.

Photo: RFA

LS Cù Huy Hà Vũ hôm bị bắt

Đọc tiếp Luật vi hiến, người vô tội

Tùy viên Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam bị ngăn chặn không được gặp LS. Đài


2011-03-18

Ngăn cản việc thăm viếng của các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam với các nhà bất đồng chính kiến là chuyện từng diễn ra ở Việt Nam.

RFA file

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị một tòa án ở Hà Nội tuyên án hồi năm 2007 vì bị cho là đã vi phạm điều khoản 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam

Đọc tiếp Tùy viên Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam bị ngăn chặn không được gặp LS. Đài

Hữu Loan, một nhân cách “vuông chành chạnh”


2011-03-15

Hữu Loan, một tên tuổi lớn của nền thi ca Việt Nam, tạ thế cách nay đã một năm. Nhân ngày giỗ đầu của nhà thơ, bạn văn chương của ông, nhà văn Hoàng Tiến, nói với RFA về điều mà ông gọi là “nhân cách vuông chành chạnh” của Hữu Loan.

RFA photo

Gia quyến nhà thơ Hữu Loan

Đọc tiếp Hữu Loan, một nhân cách “vuông chành chạnh”

Tại sao LS Nguyễn Thị Dương Hà không được phép bào chữa cho TS Cù Huy Hà Vũ

2011-03-12

Về phiên tòa sơ thẩm vụ án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vi phạm Điều 88 “tội” tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 24 tháng 3 tới đây tại Hà Nội.

Photo courtesy of DCVonline

TS Luật Cù Huy Hà Vũ và vợ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ảnh chụp trước đây.

Đọc tiếp Tại sao LS Nguyễn Thị Dương Hà không được phép bào chữa cho TS Cù Huy Hà Vũ

LS Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra tù


2011-03-06

Lên tiếng trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi ra khỏi nhà tù, luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định ông không vi phạm luật pháp Việt Nam”.

AFP Photo/Frank Zeller

Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007.

Đọc tiếp LS Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra tù

Quản ngại sự lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài”


2011-02-25

Liên tiếp trong những ngày qua, không ít các nhà dân chủ tại Sài Gòn đã gặp khó khăn với các cấp chính quyền, thậm chí nửa đêm công an tới kiểm tra hộ khẩu, khám nhà, tịch thu máy tính…

AFP

Công an trên đường phố

Do đâu có những vụ việc này, phải chăng trước những quan ngại sức lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài” từ Trung Đông và Bắc Phi, hay phải chăng vì những cuộc tiếp xúc tới đây của các nhà dân chủ với phái đoàn của ông Phó phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền khi tới Việt Nam? Việt Hùng của Ban Việt Ngữ tìm hiểu vấn đề qua cuộc trao đổi với luật sư Lê Trần Luật và nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển.
Đọc tiếp Quản ngại sự lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài”

Nhận định của TS Cù Huy Chử về vụ án LS Cù Huy Hà Vũ


2011-02-13

Đưa ra nhận định về điều 88 trong vụ án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ “tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”, tiến sĩ Cù Huy Chử cho rằng, vụ án này là một tấm bi hài kịch, tức là đối thoại với những người không cần đối thoại…

Photo: RFA

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Do đâu mà tiến sĩ Cù Huy Chử đã nhận định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn với Việt Hùng của Ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do.

Cũng xin nói thêm về Tiến sĩ Cù Huy Chử. Tiến sĩ Cù Huy Chử từng là cán bộ cao cấp Ban Tuyên huấn Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Lý luận Văn hóa và Phát triển – Phân viện II, Học viện chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Mời quý vị theo dõi.

Việt Hùng: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Chử, cá nhân ông, vừa là chú ruột của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vừa là người được cháu ông chính thức mời trong vai trò bào chữa trong phiên tòa tới đây. Cho đến nay các cấp chính quyền đã cấp giấy phép cho ông với tư cách bào chữa trong vụ án này hay chưa?

TS Cù Huy Chử: Tôi có nhận được giấy của anh Cù Huy Hà Vũ mời tôi làm người bào chữa cho anh ấy, nhưng từ khi anh Vũ gửi và người ta chuyển sang Tòa án Hà Nội, cho tới nay (12-02-2011) Tòa án Hà Nội không hề có trả lời gì đối với tôi cả. Tôi chưa nhận được trả lời gì hết.

Việt Hùng: Nhưng mà hoặc là chưa, hoặc là có, hoặc là không có giấy phép chính thức bào chữa cho cháu ông trong phiên Tòa tới đây, cá nhân ông, ông có tham dự phiên Tòa này hay không?

TS Cù Huy Chử: Điều này tôi xin trả lời với ông là chưa chắc tôi đã tham dự được, lý do vì hiện nay tôi bị ung thư, đi lại rất khó khăn. Bây giờ tôi đi trong nhà cũng đã khó khăn rồi, cho nên đi ra ngoài tôi chỉ đi được vài chục thước thôi chứ đi xa thì tôi không đi được… thành thử không tham gia được là vì sức khỏe thôi chứ không vì lý do nào khác.

Đối thoại với những người không cần đối thoại

nuvuongcongly.net-250.jpg
Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Photo of nuvuongcongly.net

Việt Hùng: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Chử, bằng sự trải nghiệm và thực tế trong thời gian ông còn là cán bộ cao cấp của Ban Tuyên huấn cũng như trường đảng Nguyễn Ái Quốc thì ông nhìn bản luận tội, buộc cháu ông (Cù Huy Hà Vũ) vào Điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa như thế nào?

TS Cù Huy Chử: Về điều này tôi xin trả lời, buộc tội như vậy là quyền của những người bắt anh Hà Vũ, còn anh Vũ có tội hay không thì còn phải chờ xét xử và phải có sự tranh tụng giữa anh Vũ và các luật sư về vụ án đó. Còn bây giờ đứng về phía nhà nước người ta có quyền hành thì người ta có quyền buộc tội, thì cái đó là quyền của họ…

Việt Hùng: Ông nói là quyền của họ, nhưng mà ông theo dõi vụ án này và ông đọc bản luận tội của bên Viện Kiểm sát thì ông đánh giá như thế nào?

TS Cù Huy Chử: Tôi đánh giá về điều này đứng về cơ sở pháp lý là chưa có sức thuyết phục. Khái niệm nhà nước là không đồng nhất với khái niệm của những cá nhân đang điều hành nhà nước. Một bên nhà nước do pháp định tức là do Hiến pháp quy định. Nhà nước là ai? Chứ còn người đứng ra điều hành nhà nước thì không thể đồng nhất với nhà nước là một được.

Tôi lấy ví dụ, vừa rồi cơ quan điều tra công bố tội của anh Vũ, đồng thời tới đây Tòa án xử anh Vũ thì hay nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng mà tôi xin thưa rằng Tòa án không đủ tư cách nhân danh nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để buộc tội một cá nhân nào chống nhà nước. Bởi vì đại diện cho nhà nước không thể là Tòa án được. Đại diện cho nhà nước chỉ có hai người đại diện thôi, một là ông Chủ tịch nước, hai là ông Chủ tịch Quốc Hội. Tôi hiểu là như vậy cho nên vấn đề này cần được tranh tụng.

Trong lời buộc tội có nói chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì người tố cáo tôi không thấy. Tôi đọc trong bản tố cáo của công an thì tôi không thấy người đại diện nhà nước tố cáo. Bởi vì người đại diện cho nhà nước tố cáo là ai? Là như tôi nói là Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc Hội.

Nhưng mà anh Vũ có được đối thoại bao giờ đâu? Kiện Thủ tướng mấy năm
có thấy trả lời đâu? Công khai góp ý kiến cho các cơ quan cũng đâu có
trả lời đâu?

TS Cù Huy Chử

Tôi biết lúc anh Vũ chưa bị bắt đã có lần Viện Kiếm sát Tối cao đã mời anh Vũ lên để giải thích việc anh Vũ kiện Thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng). Sau đó anh Vũ có đề nghị nếu thấy việc làm của tôi phạm pháp thì đề nghị Chủ tịch Quốc hội ra quyết định đó, nhưng cho đến khi anh Vũ bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội cũng không hề lên tiếng. Tóm lại nói một cách cho hài hước, anh Vũ ở trong một tấm bi hài kịch tức là đối thoại với những người không cần đối thoại.

Anh ấy phát biểu những điều gì, nếu tôi là người cầm quyền thì tôi sẽ giải quyết bằng cách mời anh ấy lên để đối thoại. Rồi sau khi đối thoại xong mà anh ấy vẫn còn tiếp tục có hành động chống phá thì khi đó bắt. Nhưng mà anh Vũ có được đối thoại bao giờ đâu? Kiện Thủ tướng mấy năm có thấy trả lời đâu? Công khai góp ý kiến cho các cơ quan cũng đâu có trả lời đâu? Hay việc anh Cù Huy Hà Vũ có ý kiến về ông (tướng an ninh) Vũ Hải Triều thì có thấy trả lời đâu? Không có một cơ quan nhà nước nào trả lời với anh Cù Huy Hà Vũ cả.

Ông biết rằng, thông thường với tư cách là con người khác với loài động vật ở chỗ là con người có ngôn ngữ, có ý thức và có ngôn ngữ, cho nên khi ý thức và ngôn ngữ được phát ngôn ra thì đứng về quyền con người bình thường là cần thiết có sự đối thoại ngược lại. Tức là người phát những thông tin thì đồng thời họ cũng có quyền lợi và nguyện vọng cần được đối thoại ngược trở lại, cần được thông tin trở lại…

Ngay trong gia đình khi cha mẹ mắng con cái thì cha mẹ cũng cần nghe con cái trả lời mình như thế nào? Thế thì ở đây, ngược lại, khi đứa con nói mà cha mẹ không trả lời mà chỉ dùng roi để đánh đập nó thì sự khó chịu cũng vậy thôi. Đó là lẽ bình thường của cuộc sống con người anh ạ.

Nói ra những điều mà người khác không nói ra

vu-ha-250.jpg
Vợ chồng Cù Huy Hà Vũ. Photo courtesy of DCVonline

Việt Hùng: Vâng, chúng tôi xin đặt một câu hỏi và cũng phải xin phép và xin lỗi ông trước. Như ông vừa trình bày, người bị khởi tố trong vụ án này, người hiện đang bị buộc tội là cháu ruột của ông. Bây giờ chúng tôi đặt một câu hỏi, nếu như trong trường hợp mà người đó là người ngoài thì ông có bảo lưu ý kiến mà ông vừa trình bày hay không thưa ông?

TS Cù Huy Chử: Tôi xin thưa với ông như thế này. Ông quên tôi là một trí thức sao? Ông có hiểu ý tôi nói không? Tôi là một trí thức, mà vì vậy tôi trả lời ở đây không phải vì tôi là chú ruột của anh Cù Huy Hà Vũ. Tôi là một trí thức, tôi có nhận thức của tôi chứ! Và để biện hộ cho ý kiến này thì tôi mời ông đọc ở trên mạng Blog của ông Nguyễn Trọng Tạo có bài của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời.

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời ông ấy nói, rất nhiều người nghĩ như Vũ nhưng chỉ có điều khác là Vũ nói ra mà người khác không nói ra. Tất cả những điều Vũ nói rất nhiều người nghĩ. Điều đó để có thể nói một ông Tướng như ông Nguyễn Trọng Vĩnh năm nay 95 tuổi, tức là dày dặn kinh nghiệm hơn tôi rất nhiều, ông Nguyễn Trọng Vĩnh cũng trả lời như thế cơ mà.

Việt Hùng: Thưa ông, từ trước đến nay trong các bản cáo trạng khi buộc tội những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo ít khi đề cập và nhắc cụ thể tới những cơ quan truyền thông quốc tế, nhưng trong bản cáo trạng với cháu ông, Viện Kiểm sát đã nêu đích danh Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) là những cơ quan truyền thông quốc tế mà cháu ông đã bày tỏ ý kiến về thực trạng hiện tình đất nước cũng như công việc mà cháu ông đeo đuổi với mong muốn Viêt Nam có tam quyền phân lập. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời ông ấy nói, rất nhiều người nghĩ như Vũ
nhưng chỉ có điều khác là Vũ nói ra mà người khác không nói ra.

TS Cù Huy Chử

TS Cù Huy Chử: Theo tôi thì cũng như ông đang hỏi tôi và tôi phải trả lời, thế thì những Đài nào đó hỏi anh Vũ thì anh Vũ trả lời thì cũng là chuyện bình thường. Có người hỏi thì phải có người trả lời. Chứ còn trả lời như thế nào thì là quan điểm của người ta chứ làm sao mà mình bắt buộc họ được.

Nếu không hỏi anh Vũ mà hỏi tất cả những người khác thì mỗi người đều có quan điểm riêng của họ và họ có quyền trả lời ý kiến của họ và do đó cho nên tôi cho đây là một thông lệ có tính quốc tế. Ví dụ Đài Á Châu Tự Do hay Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ nếu đã được công luận công nhận là có tiếng nói rõ ràng thì họ có tư cách pháp nhân để họ hỏi.

Và khi họ hỏi một ai đó thì người đó có quyền trả lời theo quan điểm của họ, đó là điều bình thường. Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế công nhận nhiều quyền tự do trong đó có nhân quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận và nhiều quyền khác, cho nên những đài vừa rồi nếu cảm thấy bị xúc phạm danh dự thì tôi nghĩ các đài đó có quyền dựa vào những thông lệ quốc tế và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã công nhận, những công ước mà Việt Nam đã ký, để trên cơ sở đó có cách hành xử phù hợp với pháp luật quốc tế.

Việt Hùng: Với tư cách là chú ruột của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ông có điều gì chia sẻ với quý thính giả đang theo dõi cuộc nói chuyện này?

TS Cù Huy Chử: Tôi mong muốn Tòa án Nhân dân Hà Nội hãy làm việc một cách thiết thực đúng với tiêu chí mà đảng đã đề ra là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội công bằng. Xã hội mà chúng tôi mong muốn một xã hội dân chủ, một xã hội công bằng. Tôi mong rằng, đảng và nhà nước hãy luôn luôn bám sát lấy tiêu chí mà chính đảng đã nêu ra và nhà nước đã nêu ra mà cụ thể nhất là Đại hội XI vừa rồi đã nêu ra kiên quyết thực hiện xây dựng cho được một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và công bằng.

Việt Hùng: Vâng, xin cám ơn Tiến sĩ Cù Huy Chử.

Tình hình TS Cù Huy Hà Vũ hiện nay


2011-02-08

Cô Cù Thị Xuân Bích lên tiếng “báo động” về tình trạng sức khỏe của người anh trai là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, hiện trong Trại tạm giam B14 – Bộ Công an.

Ảnh do ông Vũ cung cấp

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ chụp tháng 10/2010

Cô Cù Thị Xuân Bích cho rằng, anh trai cô không thể bị khởi tố bởi điều 88 “tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”, và không làm điều gì trái với pháp luật.

Tình trạng sức khỏe

Việt Hùng: Xin chào cô Cù Thị Xuân Bích. Theo những tin tức mà chúng tôi ghi nhận được thì anh trai cô trong tình trạng “báo động” về chứng bệnh đau tim tái phát. Xin cô cho biết về tình trạng sức khỏe hiện nay của anh trai cô?

Cô Xuân Bích: Vâng, anh trai tôi Cù Huy Hà Vũ có tiền sử về bệnh tim do đó từ lúc bị bắt giam cho đến nay, nhiều đêm anh Vũ lên cơn đau tim. Với cách chữa trị ở trại giam như hiện nay thì thực sự không có hiệu quả và điều này hiện khiến gia đình tôi rất lo lắng…

Gia đình biết anh bị bệnh tim bẩm sinh nên ngay từ ngày anh bị bắt (05-11-2010) thì ngày hôm sau chị Nguyễn Thị Dương Hà (vợ anh Cù Huy Hà Vũ) và tôi với tư cách là em gái đã viết đơn xin bảo lãnh cho anh Vũ gởi đến Thủ trưởng cơ quan anh ninh điều tra, Bộ Công an là nơi bắt giam anh Vũ.

Với cách chữa trị ở trại giam như hiện nay thì thực sự không có hiệu quả và điều này hiện khiến gia đình tôi rất lo lắng…

Cô Xuân Bích

Ngày (30-12-2010) khi đã có cáo trạng, Viện Kiểm sát Hà Nội đã truy tố anh Vũ thì tôi và chị Dương Hà lại tiếp tục làm đơn bảo lãnh cho anh Vũ gửi Chánh án Tòa án Hà Nội, nhưng cho đến nay không được Tòa án Nhân dân Hà Nội trả lời. Mặc dù ai cũng biết bệnh tim là bệnh hiểm nghèo, nhưng cơ quan an ninh điều tra và Tòa án Nhân dân Hà Nội không ai quan tâm đến tình trạng sức khỏe của anh Cù Huy Hà Vũ mà lẽ ra theo Hiến pháp công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tình trạng sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm.

Việt Hùng: Từ ngày anh trai cô bị bắt cho đến nay gia đình vẫn chưa được thăm gặp…

Cô Xuân Bích: Thưa chưa, với tư cách là người nhà là vợ, con, em gái và chú ruột thì ngay từ ngày (05-11-2010) anh Vũ bị bắt tính đến nay đã hơn 3 tháng, nhưng gia đình tôi đã có rất nhiều đơn thư xin thăm gặp, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Riêng chị Dương Hà vì là luật sư của anh Vũ nên chị được gặp với tư cách là luật sư, nhờ vậy mà chị Hà và luật sư

Trần Đình Triển biết được anh Vũ hay bị đau tim vào ban đêm.
Cho đến giờ phút này các cấp chính quyền hoàn toàn im lặng trước những lời thỉnh cầu của gia đình. Không có sự trả lời gì cả.

Việt Hùng: Lần gặp gần đây nhất luật sư Nguyễn Thị Dương Hà có cho gia đình biết bệnh tim của anh trai cô tái phát ở mức như thế nào hay không?

Cô Xuân Bích: Với điều kiện nhà giam thì làm sao có thể đảm bảo cho bệnh như anh Cù Huy Hà Vũ. Vả lại việc bắt giam và truy tố trái Hiến pháp và Pháp luật thì làm sao anh Vũ không nghĩ ngợi uất ức dẫn đến bệnh tim bị tái phát và thường anh phải sử dụng thuốc của trại. Vào ban đêm thì anh hay bị đau, chị Dương Hà và luật sư Trần Đình Triển đã mang thuốc vào trại nhưng trại từ chối và nói chỉ được dùng thuốc của trại mà thôi.

Việt Hùng: Anh trai cô có cho biết ở trong trại các bác sĩ điều trị bệnh cho anh trai cô như thế nào hay không? 

Cô Xuân Bích: Anh trai tôi có nói ở trong trại cũng cho thuốc. Theo chị Dương Hà nói thì trong trại họ cũng đối xử “đúng mức” với anh tôi.

Việt Hùng: Cách đây không lâu chúng tôi có ghi nhận, anh trai cô đã ủy quyền để cô với tư cách là em gái viết đơn xin bảo lãnh về điều trị tại gia, nhưng không có hồi âm từ các cấp chính quyền?

Cô Xuân Bích: Hoàn toàn không có hồi âm, tôi đã gởi hai lần. Tôi gửi cho Tòa án Nhân dân Hà Nội, tôi gửi cho bên Bộ Công an nhưng không được trả lời.

Việt Hùng: Liệu những lá đơn đó có đến tay được các cấp chính quyền…

Cô Xuân Bích: Tôi làm hết sức mình, tôi gửi thư bảo đảm với tất cả những gì có thể làm theo đúng pháp luật, nhưng hoàn toàn đến giờ gia đình không nhận được sự hồi âm nào cả. 

Khi nào được ra tòa?

Việt Hùng: Theo chỗ chúng tôi ghi nhận, không loại trừ khả năng, cuối tháng 2, đầu tháng 3 tới đây Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ đưa anh trai cô ra xét xử. Về tin này cho đến giờ phút này gia đình đã ghi nhận diễn tiến gì mới hay chưa?

Cô Xuân Bích: Có thể là sau 2 tuần nữa họ sẽ đưa ra xét xử, có thể là lâu hơn. Hiện tại thì chúng tôi chưa rõ ngày giờ cụ thể về phiên xử sẽ diễn ra lúc nào.

Việt Hùng: Về bản cáo trạng, bên Viện Kiểm sát buộc tội anh trai cô vào điều 88 “tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Về phía gia đình, cô nghĩ gì về lời cáo buộc này?

Cô Xuân Bích: Về phía gia đình tôi luôn luôn nghĩ rằng anh trai tôi làm theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Anh tôi là người yêu nước. Ngay bản thân chúng tôi được sinh ra trong một gia đình yêu nước cho nên những việc làm của anh trai tôi thì tôi tin tưởng. Còn ngoài ra có ý kiến gì về cáo trạng thì luật sư của anh trai tôi sẽ trả lời.

Có thể là sau 2 tuần nữa họ sẽ đưa ra xét xử, có thể là lâu hơn. Hiện
tại thì chúng tôi chưa rõ ngày giờ cụ thể về phiên xử sẽ diễn ra lúc
nào.

Cô Xuân Bích

Việt Hùng: Với lời cáo buộc anh trai cô phạm vào điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa thì cô nói gì với quý thính giả cả trong và ngoài nước…

Cô Xuân Bích: Trước tiên tôi xin thay mặt gia đình cảm ơn quý đài, quý thính giả đã quan tâm tới tình trạng sức khỏe của anh trai tôi. Và qua Đài tôi xin cảm ơn với những ai đã ủng hộ cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong thời gian qua. Đặc biệt tôi xin cám ơn sâu sắc tới những quý vị đã gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu giải oan cho anh trai tôi. Một lần nữa tôi xin cảm ơn quý đài đã quan tâm và dành cho tôi cuộc phỏng vấn như thế này, cũng hơi bất ngờ đối với tôi. Tôi nghĩ rằng tôi đã trả lời đúng sự thật, đúng theo tinh thần mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Việt Hùng: Xin cám ơn cô Cù Thị Xuân Bích.

Hội luận chính trị sau Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam


2011-01-24

Đưa ra lời bàn trong cuộc Hội luận chính trị sau Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai vị khách mời là Tiến sĩ Trần Nhơn và cựu Đại tá Phạm Quế Dương

AFP

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần 11 hôm 12/1/2011

Ông Trần Nhơn cho rằng, lỗi không chỉ ở hệ thống, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc đảng “đè đầu cưỡi cổ nhân dân, ăn trên ngồi chốc, đè đầu nhân dân…” đi ngược lại hoàn toàn với tư tưởng Hồ Chí Minh, trong khi ông Phạm Quế Dương lại cho rằng “niềm tin của người dân đối với đảng cộng sản ngày càng mất đi…”.
Tưởng cần nhắc lại, ông Trần Nhơn hiện là đảng viên đảng cộng sản, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi, từng là thường vụ đảng ủy khối cơ quan kinh tế Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam. Ông Phạm Quế Dương, từng là đảng viên nhưng đã trả thẻ đảng, nguyên Tổng biên tập tờ Khoa học và Tổ quốc, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Những ý kiến trong cuộc Hội luận ra sao, mời quý vị theo dõi qua phần điều hợp của Việt Hùng.

Định hướng Xã hội Chủ nghĩa hay Trung Quốc chủ nghĩa?

Việt Hùng: Thay mặt quý thính giả Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin kính chào Tiến sĩ Trần Nhơn và Đại tá Phạm Quế Dương. Câu hỏi đầu tiên về kết quả Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam vừa rồi?
Ông Phạm Quế Dương: Đại hội XI vừa rồi bầu được một Tổng bí thư mà lâu nay mới có được một Tổng bí thư có trình độ văn hóa mà lại là Tiến sĩ. Đấy là một điều tốt, cũng như trong Ban chấp hành Trung ương nhiều lực lượng trẻ có trình độ văn hóa. Thế tuy nhiên, công việc người ta làm như thế nào thì còn phải chờ đợi xem, bởi vì vấn đề đổi mới về kinh tế thì đảng và nhà nước cũng làm được một số việc đáng khen.

Đại hội XI vừa rồi bầu được một Tổng bí thư mà lâu nay mới có được một
Tổng bí thư có trình độ văn hóa mà lại là Tiến sĩ. Đấy là một điều tốt,
cũng như trong Ban chấp hành Trung ương nhiều lực lượng trẻ có trình độ
văn hóa. Thế tuy nhiên, công việc người ta làm như thế nào thì còn phải
chờ đợi xem

Ông Phạm Quế Dương

Nhưng còn đổi mới về chính trị thì vừa qua rất nhiều nhà khoa học như nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương hay nguyên Chủ

Cựu Đại tá Phạm Quế Dương
Cựu Đại tá Phạm Quế Dương. RFA file

tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An cũng phát biểu công khai phải đổi mới chính trị nữa, phải thay đổi cả hệ thống chính trị nữa.
Ông Trần Nhơn: Tôi thì tôi thấy nếu đánh giá một cách khách quan thì cách chuẩn bị về văn kiện đại hội vừa rồi của Trung ương X có những điểm thụt lùi so với những qua Đại hội IX và Đại hội X. Thế nhưng qua đại hội XI vừa rồi không khí cũng trở lại được những điểm “tích cực” của Đại hội X. Như vậy Đại hội XI này cũng ghi nhận được sự tiến bộ…
Ông Phạm Quế Dương: Nói chung tôi cũng tán thành với ý kiến của anh Trần Nhơn. Tất nhiên là còn những trăn trở ví dụ như về chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào? Những cái đó hiện giờ nhân dân vẫn còn rất trăn trở…

Đại hội XI này vẫn chưa đạt được tức là “Nhìn thẳng vào sự thật, phân
tích đúng sự thật và nói rõ sự thật”. 15 chữ đó Đại hội này vẫn còn xa…

Ông Trần Nhơn

Đòi hỏi của nhân dân là đất nước phải tiến bộ bắt kịp được với các nước trên thế giới như trong quan hệ với Hoa Kỳ, trong quan hệ với Trung Quốc, quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên đối với Trung Quốc dân mình còn rất trăn trở xung quanh vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, xung quanh vấn đề biển đông, xung quanh vấn đề Bauxite Tây Nguyên. Ngạn ngữ có câu quy luật tự nó mở đường mà đi, do đó đất nước Việt Nam sớm muộn cũng phải đi theo quy luật của loài người mà thôi.
Ông Trần Nhơn: Tôi xin nói thêm, Đại hội XI diễn ra trong tình hình đất nước có một sự trỗi dậy, bởi vì ý kiến của giới trí thức, của các đảng viên, những nhà khoa học, những nhà quản lý…nên chính những không khí đóng góp ý kiến đó cũng đã tạo cho đại hội có những không khí mới. Thế nhưng điểm lại Đại hội XI này vẫn chưa đạt được tức là “Nhìn thẳng vào sự thật, phân tích đúng sự thật và nói rõ sự thật”. 15 chữ đó Đại hội này vẫn còn xa…
Việt Hùng: Hướng đi trong 5 năm tới của Việt Nam vẫn là định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Trở ngược dòng thời gian, trước đây tướng Trần Độ từng công khai phát biểu “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa là định hướng vào chỗ chết”. Nay trước đại hội ông Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ chính trị cho rằng, cho dù có sửa đổi thế nào đi chăng nữa cũng không ra khỏi lỗi hệ thống! Thưa ông Phạm Quế Dương ông nhìn vấn đề như thế nào?

Đại hội XI vẫn khẳng định về định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm
chủ nghĩa Mác-Lênin. Những cái đó bây giờ thì Liên Xô và các nước Đông
Âu đã sụp đổ rồi. Họ nói là theo xã hội chủ nghĩa, nhưng hình thức
chẳng qua là theo Trung Quốc.

Ông Phạm Quế Dương

Ông Phạm Quế Dương: Tôi rất tán thành những ý kiến như của ông Trần Độ, nói xin lỗi… bởi vì tôi là quân của ông Trần Độ từ những năm 45 – 46 (thế kỷ 20). Ông Trần Độ (khi còn sống) đã có những ý kiến rất sáng suốt nhưng ông ấy đã bị khai trừ khỏi đảng, do đó tôi đã phản ứng trước việc đảng khai trừ ông Trần Độ nên tôi trả lại thẻ đảng.
Vấn đề cơ bản nhất Đại hội XI vẫn khẳng định về định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin. Những cái đó bây giờ thì Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ rồi. Họ nói là theo xã hội chủ nghĩa, nhưng hình thức chẳng qua là theo Trung Quốc. Đó là vấn đề hiện đang còn vướng mắc nhưng rồi sau này sự thật và quy luật sẽ tự mở đường mà đi.

Đảng là đầy tớ của nhân dân hay nhân dân là đầy tớ của đảng

Việt Hùng: Thưa ông Trần Nhơn, xưa ông Trần Độ nói định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng vào chỗ chết. Trước Đại hội XI ông Nguyễn Văn An cho rằng đó là lỗi của hệ thống. Thưa ông Trần Nhơn, cá nhân ông, ông cho rằng “Chôn vùi đảng trị vững bền nước non…”
Ông Trần Nhơn: Tôi thì tôi cho rằng như thế này, đảng trị xuất phát từ chủ nghĩa Lê-nin. Mác không chủ trương đảng trị,

Tiến sĩ Trần Nhơn
Tiến sĩ Trần Nhơn. RFA file

Mác là khuyến khích những người cộng sản cạnh tranh bình đẳng, cạnh tranh với những đảng phái khác để xây dựng một xã hội văn minh. Ông Lê-nin chủ trương đảng trị, đến thời ông Stalin đã nâng cấp thành cá nhân độc tài toàn trị. Chứ còn độc đảng toàn trị là sản phẩm của Lê-nin. Cái đó là lỗi hệ thống, lỗi hệ thống bắt nguồn từ một lỗi cơ bản và lỗi cơ bản là đảng đè đầu cưỡi cổ nhân dân, “ăn trên ngồi chốc”, đè đầu cưỡi cổ nhân dân, đó là hoàn toàn ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh “đảng là đầy tớ của nhân dân”.

Độc đảng toàn trị là sản phẩm của Lê-nin. Cái đó là lỗi hệ thống, lỗi
hệ thống bắt nguồn từ một lỗi cơ bản và lỗi cơ bản là đảng đè đầu cưỡi
cổ nhân dân, “ăn trên ngồi chốc”, đè đầu cưỡi cổ nhân dân

Ông Trần Nhơn

Họ gọi là lỗi hệ thống, nhưng tôi gọi là lỗi hệ thống bắt nguồn từ một lỗi cơ bản. Một lỗi cơ bản “đảng phải là đầy tớ của nhân dân” chứ đảng không có được “ăn trên ngồi chốc” đè đầu cưỡi cổ nhân dân!
Đó là cái lỗi cơ bản, tôi nghĩ rằng người cộng sản có đau lòng nhưng phải nhận thức được điều đó, nhìn thẳng vào sự thật. Ngay trong bài phát biểu của ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời ngày 20 tháng Giêng vừa rồi khi Tuần Việt Nam phỏng vấn thì ông Triết nói “Người cán bộ đảng viên phải luôn gương mẫu chăm lo cho dân thì sự nghiệp này mới vững bền. Nếu để mất lòng dân là mất tất cả…”. Tôi hỏi, tại sao lại chăm lo cho dân, sao lại chăm lo, anh phải là phục vụ dân là đầy tớ của dân. Phải phục vụ dân để dân phát huy sáng tạo ra.
Lỗi cơ bản, lỗi của hệ thống mà nhiều người nói mà ông Nguyễn Văn An đã nhắc thì tôi đã nhắc trong một tài liệu của tôi đó là bắt nguồn từ một lỗi cơ bản.
Việt Hùng: Thưa ông Phạm Quế Dương ông có chia sẻ nhận định mà ông Trần Nhơn vừa trình bày hay không.
Ông Phạm Quế Dương: Nói chung tôi rất tán thành ý kiến của anh Trần Nhơn. Tôi thì tôi nghĩ cũng chỉ đơn giản thôi, điều rất quan trọng là niềm tin của nhân dân đối với đảng Cộng sản Việt Nam thì càng ngày niềm tin càng mất đi. Ngạn ngữ ngày xưa có nói: Mất tiền thì mất ít, mất bạn là mất rất nhiều, mất niềm tin là mất hết!

Ông Triết nói “Người cán bộ đảng viên phải luôn gương mẫu chăm lo cho
dân thì sự nghiệp này mới vững bền. Nếu để mất lòng dân là mất tất
cả…”. Tôi hỏi, tại sao lại chăm lo cho dân, sao lại chăm lo, anh phải
là phục vụ dân là đầy tớ của dân.

Do đó tôi lo cho đảng cộng sản hiện nay, nói xin lỗi, tôi tham gia (vào) đảng cộng sản từ năm 48, tham gia Việt Minh trước Cách mạng tháng 8-1945. Rất là tin, cho nên nếu mà đảng thay đổi, đảng mà tiến lên thì tôi lại xin ra nhập đảng…
Việt Hùng: Cũng liên quan đến vấn đề này, khi nhìn vào kinh nghiệm dân chủ hóa tại Liên Xô và Đông Âu thì ông Nguyễn Văn An cho rằng “sự tan rã của đảng cộng sản Liên Xô và Đông Âu không phải chỉ có người cộng sản phá đảng, phản bội đảng, hay diễn tiến hòa bình mà phần nhiều chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không còn muốn bảo vệ đảng nữa vì thực chất đảng đã thoái hóa, biến chất rồi…”. Theo các ông, nhận định của ông Nguyễn Văn An có phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam hay không? Tiếp tục để mời ông Phạm Quế Dương, người đã theo đảng rồi bỏ đảng…
Ông Phạm Quế Dương: …vấn đề cơ bản nhất là niềm tin. Ví dụ vừa rồi tôi mở cuốn nhật ký của tôi viết năm 1964, tôi còn ghi lại câu:
Nếu là hoa là hoa Hướng dương
Nếu là đá là Đá kim cương
Nếu là chim là chim Bồ câu trắng
Nếu là người là người cộng sản…
Tôi vốn là người tin cộng sản như thế cơ mà. Nhưng đến bây giờ thì mất niềm tin rồi. Dân mình, vì đảng đã tham nhũng quá, hệ thống chính trị lại như thế, Đảng trị, do đó cho nên người dân mất niềm tin. Thậm chí trong dân người ta gọi là “đảng ăn cướp, đản ăn cắp…” thế thôi.

Đảng trị cả nhân dân lẫn đảng viên

Việt Hùng: Đó là ý kiến của ông Phạm Quế Dương, mời ông Trần Nhơn…
Ông Trần Nhơn: Tôi thấy ý kiến của ông Nguyễn Văn An người ta đã nói nhiều, viết nhiều rồi chứ không phải là mới đâu,

Ông Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ chính trị. RFA file
Ông Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ chính trị. RFA file

nhưng đằng này là từ anh Nguyễn Văn An nói ra là quý thôi. Nói được như thế là anh Nguyễn Văn An đã vượt qua được chính mình để nói được điều đó. Đó là thực tế bởi vì tôi đã nói với anh, xuất phát từ mô hình đảng trị Lê-nin, nhưng cái đau đớn nhất của những người cộng sản chân chính, những người cộng sản lương thiện, những người cộng sản tử tế thì rất đau xót thấy một điều này, ngẫm ra một điều này.
Đảng trị là gì? Đảng trị không những trị dân mà còn trị ngay cả những người đồng chí của mình, trị những đồng chí nòng cốt của đảng, là ưu tú của đảng. Cái bi kịch ở Việt Nam chúng tôi bây giờ là nhiều những vị lão thành rất bức xúc về tham nhũng, rất chống tham nhũng, rất chống quan liêu, chống lại sự lệ thuộc Trung Quốc, nhưng mà nói và nhận xét về Lê-nin là các ông ấy giãy nảy lên, vẫn còn sùng bái Lê-nin…

Đảng trị là gì? Đảng trị không những trị dân mà còn trị ngay cả những
người đồng chí của mình, trị những đồng chí nòng cốt của đảng, là ưu tú
của đảng.

Ông Trần Nhơn

Cho nên về nhận thức cần có sự đột phá nhận thức về chủ nghĩa Lê-nin nó là một điều gây tai hại cho nhân dân mà mình phải từ bỏ ngay.
Việt Hùng: Trở lại câu hỏi mà chúng tôi đặt ra, ông Nguyễn Văn An cho rằng sự tan rã của đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, không chỉ có những người cộng sản phá đảng, phản bội đảng hay diễn tiến hòa bình mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ đảng nữa vì thực chất đảng đã thoái hóa biến chất rồi. Câu hỏi chúng tôi đặt ra, những nhận định của ông Nguyễn Văn An có đúng với thực tế Việt Nam hiện nay?
Ông Trần Nhơn: Đó là quy luật chung, quy luật khách quan. Trước đây có cán bộ hỏi ông Hồ Chí Minh là thưa bác, nếu mình xử thế này thì “địch” nó sẽ tuyên truyền, sẽ bôi nhọ chính quyền ta là tham ô, tham nhũng, nhưng ông Hồ bảo là chỉ có những người cộng sản tự bôi nhọ mình chứ không ai bôi nhọ mình, mà mình là người sạch, người cộng sản sạch, người cộng sản chân chính thì không có ai là có thể bôi nhọ mình được.
Tôi nghĩ điều đó cũng rất bình thường và khoa học thôi, chứ còn đó là lẽ đương nhiên. Biết nhận được sai lầm, kiên quết sửa sai lầm, rồi bám lấy dân, để học dân, để nghe dân, cầu thị để mà sửa chữa… nhưng tiếc rằng mô hình đảng trị đã không mở ra được môi trường đó vì cái vũ khí phê bình và tự phê bình chỉ nói như vậy thôi nhưng thực ra là vũ khí giấy.
Việt Hùng: Trở lại với ông Phạm Quế Dương, các nhà lãnh đạo vẫn thường nói “diễn tiến hòa bình”. Câu hỏi đặt ra phải chăng “diễn tiến hòa bình” đang “đe dọa” sự lãnh đạo của đảng trong khi ông Nguyễn Văn An đưa ra nhận định, không “kẻ thù” nào có thể phá được đảng trừ chính những người cộng sản. Thưa ông Phạm Quế Dương, phải chăng không ai “chống” đảng cộng sản bằng chính những người cộng sản?
Ông Phạm Quế Dương: …thì bây giờ tôi xin nói thế này, trên thế giới bài học của Liên Xô có Khru-xốp rồi Gorbachev. Rồi gần đây ở Trung Quốc có Ôn Gia Bảo là Thủ tướng phát biểu một bài rất hay và người Trung Quốc cũng rất ca ngợi.
Đấy là quy luật và Việt Nam cũng phải thế thôi. Trong lịch sử Việt Nam đã từng có ông Hồ Quý Ly, từng có ông Mặc Đăng Dung và quy luật của đảng này nếu suy thoái thì cũng có những người ngay trong đội ngũ cộng sản người ta sẽ như Khru-xốp, như ông Gorbachev…
Việt Hùng: Vâng, đó là ý kiến của ông Phạm Quế Dương, người đã theo đảng rồi bỏ đảng. Vâng thưa ông Trần Nhơn, cá nhân ông hiện ông là đảng viên…

Cái chỗ mà tôi muốn nói với anh là những người cộng sản chân chính,
những người cộng sản tử tế ở Việt Nam bây giờ còn rất nhiều, nhưng vì
tại Việt Nam do điều kiện không có tự do ngôn luận nên người ta không
nói thôi…

Ông Trần Nhơn

Ông Trần Nhơn: Tôi thì tôi xin nói rõ thế này, chỗ anh hỏi tôi và anh Phạm Quế Dương thì tôi phải nói lại chỗ này, theo chỗ tôi biết và hiểu anh Nguyễn Văn An thì anh ấy nói ý như thế này, anh ấy nói, khi uy tín của đảng không còn nữa thì chính những người đảng viên thấy không thiết tha và không bảo vệ đảng nữa, chứ còn chống thì làm sao đảng viên mà có thể chống mà đòi lãnh đạo được.
Người ta chỉ có đóng góp phê bình và cho ý kiến. Còn nếu là đảng viên thường mà nói thì trọng lượng lời nói ít hơn. Nếu mà người nói đó là đảng viên đã kinh qua quá trình công tác, những chức vụ quan trọng và hiểu được, sống trong đảng mà nói được tiếng nói đó thì dễ thuyết phục người nghe hơn, chứ còn anh Nguyễn Văn An không nói có ý những người đảng viên chống đảng.
Theo tôi hiểu thì chính những người đảng viên đấy mà không gương mẫu, không bám dân, không đi sát dân, không coi mình là đầy tớ của dân, đi ngược lại và làm những điều không đúng với đạo đức thì chính những người đảng viên đang chống lại đảng, muốn “ăn trên ngồi chốc” nhân dân thì lộ ra thì mất niềm tin. Cái chỗ mà tôi muốn nói với anh là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản tử tế ở Việt Nam bây giờ còn rất nhiều, nhưng vì tại Việt Nam do điều kiện không có tự do ngôn luận nên người ta không nói thôi…