Lưu trữ theo thẻ: Việt Long

Mỹ đã xâm nhập internet Bắc Hàn trước vụ Sony bị tấn công

Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã xâm nhập và “nằm vùng” trong hệ thống internet nội bộ của Bình Nhưỡng từ năm 2010, và chính nhờ đó mà Hoa Kỳ mạnh tiếng tố cáo Bắc Hàn chính là thủ phạm phá hoại hệ thống mạng của hãng Sony Pictures.

Tài liệu mới được giải mật của NSA tiết lộ điều này. NSA đã “luồn” vào trong các hệ thống mạng của Trung Quốc, là con đường nối Bắc Hàn với thế giới bên ngoài, chui qua những mối nối kết ở Malaysia mà hackers Bắc Hàn ưa thích, và xâm nhập thẳng vào hệ thống của Bình Nhưỡng với sự giúp đõ của Nam Hàn và các đồng minh khác.

Từ mối lo ngại về khả năng lớn mạnh nhanh chóng của Bắc Hàn, một chương trình bí mật của NSA đã tìm cách đặt nhu liệu gián điệp để theo dõi hoạt động của tất cả mọi máy vi tính và các hệ thống mạng do lực lượng hacker Bắc Hàn sử dụng.

Nam Hàn ước lượng đơn vị hacker này có quân số khoảng 6 ngàn người, hầu hết do cơ qua tình báo chính của Bắc Hàn, gọi là Tổng cục Do thám, và đơn vị bí mật 121 chỉ huy, với cơ sở lớn tại Trung Quốc.

Chính những chứng cớ do những “đài báo động sớm” bằng nhu liệu nằm vùng theo dõi hoạt động của Bắc Hàn đã thuyết phục được Tổng thống Obama lên án chính chủ tịch Kim Jong-Un đã ra lệnh phá hoại mạng internet của Sony Pictures. Tổng thống Mỹ vốn thận trọng và chưa từng chính thức kết án nước nào khác tấn công mạng vào Hoa Kỳ, nhưng lần này, theo một sĩ quan cao cấp của Mỹ cho biết, Tổng thống Obama không còn nghi ngại điều gì khi lên án và tăng gia cấm vận Bắc Hàn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nsa-had-tapped-nkorean-network-before-sony-attack-01192015012814.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Charlie Hebdo: ranh giới mong manh

Trận khủng bố với ba vụ liên tiếp vừa xảy ra tại Pháp trong tuần qua, mục tiêu chính là tòa soạn và ban biên tập tuần báo Charlie, nơi 10 nhà báo và  2 cảnh sát viên bị 2 tên khủng bố sát hại. Sau đó một cặp đôi sát thủ giết một cảnh sát viên để phân tán cuộc truy tầm, rồi bắt con tin tại một chợ Do Thái để đòi tự do cho hai tên khủng bố tấn công tòa báo Charlie Hebdo. Thêm 4 người con tin gốc Do Thái thiệt mạng. Ba tên khủng bố bị bắn hạ, một tên chạy thoát qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi qua Syria, vùng hoạt động của quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Châm biếm khủng bố hay đả kích đạo Hồi?

Nguyên do trực tiếp thì hiển nhiên là do quân khủng bố Hồi giáo cực đoan trả thù tuần báo trào phúng Charlie vì báo đã nhiều lần vẽ tranh châm biếm vị giáo chủ Hồi giáo, tiên tri Muhammad. Nhưng vì sao tờ báo cứ tiếp tục làm như vậy nhiều lần dù đã bị hăm dọa, cảnh cáo bằng bom xăng, biểu tình chống đối và bị kiện ra tòa?

Báo Charlie Hebdo năm 2006 đã bị người Hồi giáo biểu tình chống đối, Giáo hội Hồi giáo tại Pháp Grande Mosquée de Paris, Liên đoàn Hồi giáo thế giới, và Liên Hiệp các tổ chức Hồi giáo ở Pháp kiện ra tòa sau khi báo đăng hình biếm họa tiên tri Muhammad cùng với 12 tranh biếm họa về đạo Hồi của tờ báo Đan mạch Jyllands-Posten, cộng thêm tranh của họ.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-deadly-thin-line-01152015130528.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nguy Cơ Giảm Phát tại Trung Quốc

Việt-Long:  Trong loạt bài tổng kết về năm 2014 và dự báo kinh tế năm 2015 mà ông kết thúc hôm Thứ Tư 24 tháng trước, ông nói rằng kinh tế toàn cầu năm 2015 bị đứt neo và có thể đối mặt với nạm giảm phát. Thế rồi hôm mùng chín vừa qua, Cục Thống kê của Trung Quốc cho biết cả chí số giá tiêu dùng lẫn chỉ số hàng công nghiệp đều giảm trong tháng 12 và người ta nói đến nguy cơ giảm phát của kinh tế Trung Quốc. Tuần trước ông  phân tích viễn ảnh kinh tế u ám của Châu Âu, chưa nói gì đến nguy cơ khủng bố Hồi giáo. Bây giờ trong chương trình hôm nay, xin đề nghị ông trình bày về nguy cơ giảm phát ở Trung Quốc. Trước hết, ông vui lòng nhắc giúp định nghĩa của giảm phát. Giảm phát là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết tôi cũng muốn nói về định nghĩa và ngôn từ để mình cùng hiểu là đang nói về chuyện gì.

– Chúng ta đều có nghe nói đến nạn lạm phát vì Việt Nam đã từng bị tai họa này vào những năm 1985-1986 khi vật giá leo thang đến 700% vì những sai lầm về chính sách thời đó. Lạm phát là khi đồng tiền bị mất giá khi giá hàng hóa gia tăng mạnh. Lý do thì có nhiều loại, và người ta thường đo lường mức lạm phát ấy ở chỉ số giá tiêu dùng, viết tắt là CPI, tức là giá cả của các sản phẩm hoàn tất được bán cho nhà tiêu thụ sau cùng. Một cách cụ thể thì người ta so sánh dị biệt của giá tiêu dùng giữa hai thời điểm và có thể từ đó quy ra toàn năm thì có tỷ lệ lạm phát. Nếu kinh tế tăng trưởng hài hòa thì một tỷ lệ lạm phát chừng 2% một năm được coi là điều tốt đẹp.

–  Khi mức lạm phát lại không tăng mà giảm dần thì ta gặp hiện tượng chuyển tiếp mà tôi xin gọi là “thiểu phát”, tức là có lạm phát mà ít hơn, chậm hơn. Đấy là cách dịch chữ “disinflation” khá thông dụng. Bây giờ, nếu giá tiêu dùng không tăng chậm mà còn sụt thì ta có nạn giảm phát, là “deflation”, nguy kịch hơn nạn thiểu phát. Giảm phát là khi giá hàng sụt giảm, dù hàng đã hạ giá mà vẫn ế và dẫn đến hậu quả là hàng sản xuất sẽ giảm. Khi sản lượng giảm thì lợi tức sụt theo và thất nghiệp tăng. Thế giới cứ quen nhìn vào nạn lạm phát mà ít thấy ra một nguy cơ trái ngược là giảm phát, với hậu quả thật ra còn tai hại hơn lạm phát vì mọi người đều nghèo đi, cả nhà sản xuất lẫn giới tiêu thụ, cả khách nợ lẫn chủ nợ. Trong vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933, chính là nạn giảm phát sau đó mới gây ra lầm than và là một nguyên nhân dẫn tới đại chiến.

– Nói vắn tắt cho thính giả của chúng ta dễ nhớ là khi số cầu cao mạnh hơn số cung thì kinh tế bị lạm phát. Ngược lại, khi cung lại cao hơn cầu thì đấy là giảm phát. Từ lạm phát kinh tế có thể bị thiểu phát rồi mới trôi vào giảm phát.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/deflation-in-china-01132015145559.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bức tranh kinh tế – đối sách của Nga

Bước sang năm mới hầu hết các nển kinh tế trên thế giới đều được dự đoán sẽ chậm phát triển hoặc suy thoái, vì nhiều lý do, trong khi giá dầu tiếp tục hạ và không có triển vọng đứng giá trong năm nay.

Thiệt thòi nhất vẫn là Nga và những nước đang phát triển dựa vào dầu thô làm nguồn thu nhập chủ yếu hay nguồn thu chính cho nền kinh tế. Tại Hoa Kỳ giá chứng khoán Dow Jones mất 461 điểm sau hai ngày thứ hai, thứ ba. Qua sáng thứ năm mới hồi phục lại được số điểm đã mất. Châu Âu rơi vào giảm phát, tiền Euro mất giá. Bức tranh kinh tế thế giới sẽ mang màu sắc nào?

Từ ngày thứ tư khi Dow Jones mới lấy lại được 130 điểm giới chuyên môn đã dự đoán thị trường New York sẽ hồi phục nhanh chóng và hồi phục mạnh.  Do đó thị trường này khi mất giá không phải vì giá dầu thô xuống dốc mà còn vì nhiều yếu tố khác, như tình  hình kinh tế châu Âu, gây ảnh hưởng khá mạnh. Tóm lại giá dầu xuống dốc liên tục tuy có tạm thời gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế ở một số quốc gia nhưng làm lợi cho những nước có nhu cầu nhiên liệu rất cao, đặc biệt là vùng Đông Á- Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc. Giá dầu thô không phải là yếu tố chính và lâu dài khiến kinh tế trì trệ, mà còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng mạnh hơn.

Kỳ thảo luận bàn tròn về thời sự thế giới hôm 17 tháng 12 có nói giá dầu xuống đã gây đình trệ sản xuất cho ngành sản xuất dầu đá phiến ở nội địa Hoa Kỳ, gây thất nghiệp cùng một số hệ quả tương quan. Tuy nhiên giá xăng giảm lại giúp dân Mỹ bớt được tiền xăng, là một trong những mối tiêu thụ quan trọng trong kinh tế gia đình.  Họ sẽ dùng khoản tiết kiệm bất ngờ đó để tăng mức tiêu thụ vào những mối cần thiết khác, và kinh tế Mỹ hễ tiêu thụ gia tăng là lại có thêm động lực phát triển. Thêm vào đó nhiên liệu rẻ tất nhiên cũng đem lại lợi nhuận gấp bội cho những ngành giao thông vận tải và các ngành sản xuất cũng như các ngành thương mại tại Hoa Kỳ, giảm giá thành, tăng mức bán.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/low-oil-price-and-the-image-of-world-economy–and-russia-s-counter-measures-01082015155743.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nguy Cơ Euro

Ngay trong mấy ngày đầu năm mới thì đồng bạc Âu châu tuột giá mạnh so với nhiều ngoại tệ đến độ làm các thị trường chứng khoán đều bị chấn động. Nguyên nhân lại là nhiều tin tức bất lợi về tình hình chính trị của cả khối Liên hiệp Âu châu. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, trong loạt tổng kết về kinh tế thế giới năm 2014 và dự báo về viễn ảnh 2015, ông nhiều lần nói đến những biến động đột ngột mà không bất ngờ của các thị trường toàn cầu kể từ năm nay. Thế rồi hàng loạt tin tức vừa kinh tế vừa chính trị tại nhiều nơi đã khiến các thị trường chứng khoán quốc tế sụt giá mạnh ngay trong ngày đầu tuần. Trong số những tin này, có vụ đồng Euro bị tuộc giá. Kỳ này, chúng ta đặc biệt tìm hiểu về Âu châu vì dù sao đây cũng là khối kinh tế có sản lượng cao nhất địa cầu vì quy tụ 28 quốc gia trong một khu vực trọng yếu của thế giới. Như mọi khi, xin đề nghị ông trình bày cho bối cảnh.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Liên hiệp Âu châu là tổ chức có 28 quốc gia thành viên tại miền Tây của cả đại lục địa Âu-Á, bên trong có 19 nước dùng một đồng tiền thống nhất là đồng Euro, quốc gia sau cùng vừa gia nhập khối Euro hôm đầu năm là Lithuania, ở ven biển Baltic. Từ năm 2010, khối Euro bị khủng hoảng và cho tới nay vẫn chưa ra khỏi những khó khăn chồng chất khiến người ta lo ngại cho tương lai kinh tế của Liên Âu. Chính là sự trì trệ của kinh tế Âu châu cũng góp phần làm sụt giá dầu thô vì người ta dự đoán là năm nay số cầu ở nơi đây sẽ giảm. Thế rồi ngay từ đầu năm, một số tin tức thật ra chính trị chứ không phải là kinh tế xuất phát từ Âu châu mới khiến thế giới càng hoài nghi tương lai của đồng Euro lẫn khả năng hồi phục của Liên Âu.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/the-euro-crash-01072015105636.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

2015 – Thế Giới Đứt Neo và Giảm Phát

Chấm dứt loạt tổng kết về kinh tế năm 2014, kỳ này, Diễn đàn Kinh tế sẽ nói về chân trời 2015. Tổng hợp những dự báo của quốc tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa đưa ra viễn ảnh đáng ngại của kinh tế toàn cầu tử năm tới, với hai điểm nổi bật là sự hỗn loạn của các thị trường tài chính như bị đứt neo và nguy cơ giảm phát toàn cầu, bắt đầu từ Trung Quốc.

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Từ đã lâu trên diễn đàn này, ông thường nói kinh tế là môn học u ám vì ta chỉ đế ý đến kinh tế học vào lúc khó khăn. Cũng vì thế mà thính giả của chúng ta thấy ông có xu hướng cảnh báo trước những khó khăn hầu người ta có thể tránh được. Sau ba bài trong loạt tổng kết và những dự báo trước đó về giá dầu thô, hay đồng Mỹ kim và về nguy cơ chiến tranh ngoại hối giữa nhiều quốc gia, xin đề nghị ông trình bày cho viễn ảnh của năm 2015.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết là về bối cảnh. Để quý thính giả mường tượng ra cơ sở suy luận của tiết mục chuyên đề này thì chúng ta phải theo dõi nhiều nguồn tin và tiếp cận công trình nghiên cứu của nhiều nơi thì hiểu ra và rút tỉa được vài kết luận về sự vận hành của kinh tế. Kế tiếp là trình bày một sự thể chuyên môn và phức tạp như vậy một cách đơn giản. Lý do là truyền thông đại chúng có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho đám đông với ngôn từ thông dụng để đa số nghe thấy thì hiểu liền và suy đoán ra hoàn cảnh của mình.

– Chuyện thứ hai là khi tổng kết để dự báo thì tiết mục của chúng ta phải mở tầm quan sát về thời gian, cụ thể là ít nhất trở ngược lên biến động từ sáu năm trước, và về không gian là hiểu ra tác động biện chứng của nhiều nền kinh tế khác nhau chứ không chỉ ngó vào Châu Á hay Việt Nam. Một quy tắc chỉ đạo ở đây là càng mở rộng tầm quan sát thì khả năng dự báo rủi ro sẽ càng cao, thí dụ như nói về kinh tế Đông Á thì ta không thể quên được hậu quả của vụ khủng hoảng kinh tế của Liên bang Nga, như nước Nga đã từng bị khủng hoảng năm 1998 vì chấn động từ Đông Á. Nếu thính giả  hiểu ra những khó khăn của việc thu thập tin tức để giải trình thì sẽ thông cảm cho việc chúng ta còn phải nhắc lại nhiều lần những gì đã trình bày.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/unanchored-deflation-12232014090812.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

“Chiến tranh dầu hoả”? Ai thắng ai bại?

Trong khi cả thế giới trông đợi và tin chắc Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu hỏa, OPEC, sẽ ghìm đà xuất khẩu dầu khí để vực giá dầu lên giữa thời kỳ xuống giá mạnh, thì tại hội nghị Vienna hôm 27 tháng 11, ngày Thanksgiving của Mỹ, Á Rập Saudi bất ngờ bác bỏ đề nghị của các nước trong OPEC và không giảm mức xuất khẩu, cố tình dìm giá dầu xuống thêm nữa. Nhìn qua báo chí quốc tế ta thấy những tít như :”Chiến tranh dầu hỏa giữa Á Rập Saudi với Iran và Nga”, “Liệu Á Rập Saudi có làm kỹ nghệ dầu hỏa của Mỹ mất ngôi hoàng đế không?”, rồi thì “Nga đã thua trận chiến kinh tế với phương Tây”, và lại còn “Giá dầu lao xuống vực có phải là hình thức chiến tranh bí mật của Mỹ đánh Nga không?”. Ý kiến nào là đúng?

Thực ra lối chạy tít của báo chí ngày nay thường làm nổi bật những điều được khán thính giả quan tâm để thu hút sự chú ý. Điều đáng lưu ý trong vấn đề này là không phải chỉ một mình nước Nga bị đẩy tới bờ vực khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, mà cả những nước OPEC cũng lao đao chực ngã nhào khi giá dầu xuống mất hơn một nửa. Iran, Venezuela, Libya, Algeria đều hoảng hốt vội vã tìm đường thoát. Thêm vào danh sách vừa kể còn có cả Hoa Kỳ, khi một số công ty khai thác dầu hỏa đá phiến nội địa đã phải hoạt động cầm chừng, công nhân bị nghỉ việc tạm, sau một thời gian đã thật năng động để sản xuất ồ ạt, được coi là qua mặt cả Á Rập Saudi về sản lượng. Trong tháng 11 khi dầu bắt đầu xuống giá giới chuyên môn và báo chí Mỹ đã kêu oai oái, đòi Tổng thống Obama phải gọi là “có biện pháp” với Á Rập Saudi. Như vậy có thể nói chiến dịch dìm giá dầu xuống vực là “cuộc chiến tranh bí mật” của Mỹ để đưa Nga vào khủng hoảng tiền tệ và kinh tế được chăng?

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/oil-war–winner-and-loser-12192014000515.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mối nguy Mỹ kim lên giá

Nửa đêm rạng sáng Thứ Ba 16, Liên bang Nga bất ngờ nâng lãi suất ở mức rất cao là từ 10,5% lên 17% để chặn đà tuột dốc quá nặng của đồng Rúp. Vậy mà khi thị trường tài chính mở cửa tại New York báy tiếng sau, đồng bạc Nga tiếp tục mất giá. Một vụ khủng hoảng ngoại hối vừa xảy ra trước mắt chúng ta và có thể là bước đầu của cơn chấn động cho các nước đang phát triển. Một trong nhiều nguyên do chính là việc Mỹ kim lên giá làm dầu thô mất giá còn nặng hơn nữa. Giữa loạt tổng kết về kinh tế năm 2014 và dự đoán cho năm 2015, tiết mục Diễn đàn Kinh tế sẽ phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc Mỹ kim lên giá qua phần trao đổi cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây:

Tiền Mỹ tăng giá, giá dầu sụt nặng hơn

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong nhiều chương trình liên tiếp từ đầu tháng, tiết mục chuyên đề về kinh tế của chúng ta đang làm loạt tổng kết về năm 2014 để dự báo cho năm 2015. Với độc giả của chúng ta thì cách nay hai tháng, ông phân tích việc Mỹ kim lên giá so với các ngoại tệ khác và nói rằng việc đó có  thể dẫn đến nhiều biến động cho các nền kinh tế đang phát triển. Quả nhiên là chúng ta thấy ngay một vụ khủng hoảng về ngoại hối khi vào đêm Thứ Ba Liên bang Nga đột ngột tăng lãi suất để vực giá đồng Rúp mà tiền Nga tiếp tục rớt giá khi các thị trường mở cửa. Để tiếp tục loạt bài tổng kết, xin đề nghị ông phân tích cho độc giả của chúng ta thấy nhiều khía cạnh khác nhau của việc Mỹ kim lên giá, với phần kết luận tập trung vào Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cuối năm nay, ta đang thấy hai biến động tiên báo nguy cơ khủng hoảng cho các nền kinh tế đang phát triển vào năm tới. Trước hết là việc dầu thô sụt giá nặng vì lý do cung cầu, trong sáu tháng mất gần phân nửa và gây họa cho các nước xuất khẩu dầu, trong đó có Việt Nam. Nhồi vào đấy là việc Mỹ kim lên giá mạnh so với các ngoại tệ khác, và vì Mỹ kim là ngoại tệ chính để tính giá dầu, khi tiền Mỹ tăng giá thì lại càng làm giá dầu sụt nặng hơn.

Là quốc gia lấy dầu khí làm lực đẩy cho nền kinh tế lạc hậu, Nga bị suy trầm kinh tế, nguồn thu sa sút và đồng bạc mất giá đi cùng nạn tẩu tán tài sản vì các đại gia lật đật ôm tiền tháo chạy. Hậu quả là tiền sụt giá hơn phân nửa khiến chính quyền mất gần trăm tỷ đô la trong dự trữ để can thiệp vào thị trường ngoại hối hầu bảo vệ đồng Rúp mà không xong. Biện pháp tăng lãi suất đến 6,5% là mức chỉ thấy năm 1998 khi chấn động từ Đông Á khiến Liên bang Nga bị khủng hoảng tài chính và vỡ nợ. Bây giờ thì chỉ còn biện pháp kiểm soát ngoại hối là cấm trao đổi mua bán ngoại tệ mà thôi. Đầu năm nay, Nga gây ra vụ khủng hoảng Ukraine khi chiếm bán đảo Crimea, đến cuối năm, họ bị khủng hoảng vì tác động của thị trường hơn là vì phản ứng của Tây phương.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/dollary-rally-immersing-emerging-markets-nxn-12172014111552.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

CIA: công trạng hay tội phạm?

Ủy ban Tình báo Thượng Viện Hoa Kỳ phổ biến một bản báo cáo, đưa ra ánh sáng những hành động bị coi là phi pháp, tàn nhẫn của CIA đối với những kẻ khủng bố thuộc tổ chức khủng bố toàn cầu Al Qaeda.

Bản báo cáo chỉ trích CIA đã không trình bày đầy đủ mức độ tàn bạo của các cuộc thẩm vấnvới các thanh tra, với quốc hội và hành pháp .

Nghị sĩ Diane Feinstein, Chủ tịch Ủy ban, nói trước Thượng Viện rằng kỹ thuật của CIA “trong một số trường hợp đã lên tới mức “tra tấn”.”

Điều gì biện minh cho những hành động đó? Tại sao một quốc gia tự hào đi hàng đầu tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của tất cả loài người lại có thể có những hành động vô nhân đạo, phản nhân quyền ?

Trước khi diễn ra kế hoạch thẩm vấn này của CIA, các luật sư của CIA đã viết trong một tài liệu luân lưu nội bộ rằng nếu phương pháp thẩm vấn cứu được nhiều sinh mạng con người thì sẽ dễ dàng bào chữa trước cáo buộc tra tấn.

Về bối cảnh, CIA đã làm như vậy từ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi quân khủng bố lao những chiếc máy bay chở hành khách vào hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mạiTthế giới tại New York, vào Lầu năm góc và một chiếc bay về Washington nhưng rơi ở Pensylvania; trận khủng bố giết chết tổng cộng 2996 người ở ba nơi. Quân khủng bố reo mừng “chiến thắng” và huênh hoang tuyên bố tiếp tục tiến hành các âm mưu khủng bố tàn bạo và tinh vi hơn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/senate-torture-report-12112014121853.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Toàn cầu dị biệt

Tiếp tục loạt tổng kết về kinh tế toàn cầu trong năm 2014 đang kết thúc và cho năm 2015 sắp tới, Diễn đàn Kinh tế nhấn mạnh đến nhiều hoàn cảnh khác biệt của từng khối kinh tế trên thế giới. Xin quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây về đề tài này.

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, qua chương trình tuần trước của tiết mục chuyên đề này, ông có nói đến những chuyển động lớn của kinh tế thế giới trong năm tới và nhấn mạnh tới việc Mỹ kim lên giá, dầu thô xuống giá và những biến động trái chiều của các nhóm kinh tế, với viễn ảnh đáng ngại là trận chiến về ngoại hối. Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông phân tích thêm về hoàn cảnh của các nhóm kinh tế đó, dĩ nhiên là bên trong có cả kinh tế của Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ đã lâu rồi và cụ thể là suốt năm nay, ai theo dõi tình hình kinh tế thế giới đều có thể thấy ra một số chuyển động lớn sau đây. Thứ nhất là nền kinh tế Hoa Kỳ đã hồi phục mạnh nhất trong nhóm quốc gia đã công nghiệp hóa là Âu-Mỹ-Nhật. Thứ hai là nền kinh tế hạng nhì thế giới về sản lượng là Trung Quốc đang bước qua giai đoạn tăng trưởng thấp hơn với khá nhiều bất trắc ở bên trong vì nhu cầu cải cách để chuyển hướng hầu tránh khỏi khủng hoảng. Thứ ba là kinh tế Nhật Bản chưa ra khỏi nạn suy trầm và còn gặp nhiều rủi ro hơn khi cần cải tổ theo chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe. Thứ tư là kinh tế Âu Châu và riêng khối Euro còn bị nguy cơ khủng hoảng nữa sau khi đã lại bị suy trầm. Và cuối cùng là các nền kinh tế mà chúng ta gọi là “đang lên” với số phận khác biệt khi là quốc gia bán hay mua nguyên nhiên vật liệu và giữ vị trí gì trong luồng trao đổi của thế giới.

Trong nhóm này, tôi nghĩ rằng cũng có cả Liên bang Nga là quốc gia cung cấp năng lượng và nay đang bị suy trầm khi dầu thô sụt giá. Đấy là về đại thể ngày càng rõ nét hơn khi chúng ta bóc những tờ lịch cuối năm.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/global-divergence-nxn-vl-12102014141547.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.