Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về


2012-11-10

Trong chương trình văn hóa nghệ thuật kỳ này Khánh Ly đã dành cho Mặc Lâm một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thiết của chị trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm.

hoanghuuquyet blog photo

Khánh Ly-Trịnh Công Sơn, Huế, 1967

Đọc tiếp Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về

Những bài thơ vinh danh Tổ quốc


2012-11-10

Nhà thơ ít nhất một lần trong đời để cảm xúc của mình tản mạn với đất nước trên các góc cạnh quê hương mà họ tiếp cận hàng ngày.

Photo courtesy of Wikipedia

Tượng Thánh Gióng tại ngã 6 Phù Đổng, TP Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp Những bài thơ vinh danh Tổ quốc

Giả thiết về biểu tình Hà Nội, Sài Gòn

Vì sao những cuộc biểu tình tại Hà Nội vẫn tiếp tục diễn ra sau khi biểu tình tại Sài Gòn bị dập tắt? Vì sao dân oan ở các nơi chỉ có thể kéo về Hà Nội để đấu tranh, bày tỏ thái độ và duy trì quá trình đó được lâu dài?

Nếu mới nhìn vào, người ta dễ nhầm lẫn và ngộ nhận rằng chính quyền thành phố Hà Nội chịu để nhân dân phát biểu chính kiến và chấp nhận để người dân đi biểu tình hơn chính quyền Sài Gòn.

Nhưng đó là một sự ngộ nhận.

Thực tế hoàn toàn khác, nếu như biểu tình ở Sài Gòn bị chính quyền đàn áp thì biểu tình ở Hà Nội còn bị đàn áp mạnh tay hơn Sài Gòn. Nhưng hình thức đàn áp hoàn toàn khác nhau bởi các động cơ chính trị: Tố chất vùng miền; Tính ổn định có ràng buộc của công việc, kế sinh nhai và không gian địa lý.

Đọc tiếp Giả thiết về biểu tình Hà Nội, Sài Gòn

Nợ khó đòi.

Quốc hội khóa này hình như quẩn quanh chuyện “nợ xấu” hơi nhiều. Là nhân dân chúng tôi đồng tình với các ông bà đại biểu đã nêu vấn đề này lên. Qua báo chí mặc dù nhiều chuyên gia đã có bài góp ý nhưng hình như quý ông bà đại diện dân vẫn còn rất lúng túng trước hai chữ “nợ xấu”. Nếu không lúng túng và biết rõ hơn nữa cốt lõi vấn đề thì người dân chúng tôi tin rằng sẽ không có cơ hội cho ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố rằng “ông chưa có phương án nào để đối phó với nợ xấu”.
Câu chuyện nợ xấu râm ran từ khi Bầu Kiên bị bắt rồi kéo theo những tai to mặt lớn khác vào vòng điều tra, từ đó người ta biết rằng nền kinh tế hôm nay được xây lên từ tro tàn của một loạt sai lầm từ nền kinh tế bao cấp. Lâu đài phát triển kinh tế hình như đang bị đe dọa khi nợ xấu nằm dưới chiếc móng của lâu đài ấy. Đồng vốn luân chuyển trong thị trường bỗng nhỏ lại vì số tiến thực thụ chỉ có trên giấy tờ chính là lúc nợ xấu bị phanh phui từ nạn nhân hay từ NHNN. Nợ xấu sẽ làm kinh tế suy trầm và kết quả đối phó với nợ xấu ra sao sẽ phản ảnh đến sức khỏe của cả nền kinh tế.
Nợ xấu còn được nhân dân chúng tôi gọi nôm na là “nợ khó đòi” khi con nợ trở nên lì lợm vì mất hẳn khả năng thanh toán. Nhà nước lo nợ xấu sẽ làm nền kinh tế suy sụp, nhân dân chúng tôi lại lo sợ nợ khó đòi sẽ làm suy sụp cả đất nước mà tiếc thay tình trạng ấy đang tới rất gần vì nhân dân chúng tôi có rất nhiều con nợ loại này trong chính phủ.

Đọc tiếp Nợ khó đòi.

Khi ĐB Quốc hội coi tham nhũng như tội phản quốc, điều sẽ khiến đảng khó xử

Kami

Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, không chỉ tại Việt Nam mà tham nhũng là vấn nạn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các nướcđang phát triển như Việt nam, trong một bối cảnh sự giới hạn về minh bạch thông tin cũng như hệ thống pháp luật không chặt chẽ, thì vấn nạn tham nhũng coi đó là một mảnh đất mầu mỡ để phát triển. Ở Việt Nam tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của bộ máy nhà nước, có tác động làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là nền tảng của đạo đức xã hội.
Vì thế, ở Việt nam tham nhũng đã được coi là kẻ thù nội xâm, đồng thời việc chống tham nhũng là một trong những đòi hỏi cấp bách của người dân. Nhưng cho đến nay, hầu như công tác phòng chống tham nhũng của chính quyền không đáp ứng và đạt được những kết quả cần thiết. Người ta cho rằng việc chống tham nhũng ở Việt nam không khác gì việc “Súng nổ rất to nhưng đạn không có đầu đạn”, với lý do đã sai lầm để người đứng đầu cơ quan hành pháp giữ chức vụ đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng. Theo con số thống kê, hiện nay tham nhũng tại Việt Nam không chỉ đã gây sự thiệt hại vô cùng lớn ước lượng 30% – 40% của nguồn vốn đầu tư công, nhưng con số các vụ việc xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý chỉ là những con số đến trên đầu ngón tay. Đặc biệt là những vụ án được xử lý với các bản án nghiêm khắc còn quá hiếm. Bên cạnh các khoản tham nhũng lớn đó là tệ nạn tham nhũng vặt của đa số nhân viên công chức nhà nước đã trở thành luật bất thành văn, từ đó gây nên bao điều nhức nhối cho người dân và đời sống xã hội.

Đọc tiếp Khi ĐB Quốc hội coi tham nhũng như tội phản quốc, điều sẽ khiến đảng khó xử