Lưu trữ theo thẻ: Gia Minh

Đức Hồng Y Fernando Filoni thăm Việt Nam

Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc của Tòa thánh Vatican, Hồng Y Fernando Filoni, đang có chuyến thăm Việt Nam.

Nhân dịp này Gia Minh có cuộc nói chuyện với Tổng giám mục Phao  lô Bùi Văn Đọc, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam về vấn đề liên quan.

Quan tâm rất đặc biệt đối với VN

Trước hết Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc nói về ý nghĩa của chuyến viếng thăm này:

TGM Phao lô Bùi Văn Đọc: Tòa Thánh có sự quan tâm rất đặc biệt (đối với Việt Nam): thứ nhất việc cất nhắc Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn lên hồng y cũng vì hồng y Phạm Minh Mẫn tại Sài Gòn hết tuổi bầu Giáo Hoàng rồi, nên Việt Nam phải có tiếng nói ví dụ trong trường hợp có bầu Giáo Hoàng – chưa biết thế nào nhưng nếu có bầu Giáo Hoàng thì Việt Nam cũng phải có tiếng nói; đối với Tòa thành Vatican thì Việt Nam là một giáo hội có tầm quan trọng lớn ở Đông Nam Á này. Giáo hội Việt Nam là giáo hội rất hăng say, hoạt động, nhiệt tình, rất tốt đẹp – nói chung là như vậy. Cái nhìn của Tòa thánh Vatican tích cực về Giáo hội Việt Nam lắm. Chắc chắn phải có hồng y thôi nên kỳ vừa rồi đặt hồng y Nhơn là đúng đắn và xứng đáng. Tòa thánh lưu ý như vậy rồi.

Không những lưu ý điều đó mà Tòa thánh rất sẵn sàng và rất vui đến với giáo dân Việt Nam khi chúng tôi mời. Thậm chí như Đức Thánh Cha nếu có cơ hội Ngài cũng sẽ qua thôi. Nếu trong tương lai sắp tới được mời thì Ngài sẵn sàng qua như đã Phi Luật Tân, Sri Lanka. Qua Á châu Ngài rất vui sướng. Như ở Phi Luật Tân, mưa gió quá sức, nhưng dân chúng rất vui và Ngài cũng rất vui. Đó là một biến cố rất lớn và theo tôi nghĩ nếu Việt Nam được như thế cũng rất vui và Ngài cũng rất sẵn sàng.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vatican-s-prefect-of-the-congretion-visits-vn-gm-01212015083741.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Ngành tư pháp Việt Nam và những bức bách cần cải tổ

Tình trạng án oan khá nhiều với những vụ tử hình lâu nay được gia đình nạn nhân kêu oan đang là những bức bách đòi hỏi phải cải tổ ngành tư pháp Việt Nam. Thực tiễn thế nào? Và công cuộc cải cách tư pháp có dễ dàng thực hiện hay không?

Thực tế

Gia đình hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải đang hằng ngày chờ đợi các cấp cao nhất có biện pháp giải oan cho người thân của họ. Tuy nhiên, theo trình bày của gia đình thì sau nhiều năm kêu oan đến nay họ vẫn chưa chính thức nhận được phúc đáp nào từ cơ quan chức năng.

Bà Nguyễn thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải vào ngày 20 tháng 1 cho biết:

Chưa, gia đình không biết gì hết, có nộp đơn xin gặp cháu nhưng ở trên không cho phép. Tòa án Long An có thông báo cho biết họ không có thẩm quyền giải quyết vấn đề đó.

Trường hợp của tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng được người cha là ông Nguyễn Trường Chinh cho hay:

“Đến nay chưa có cơ quan nào trả lời bằng văn bản cả. Trên thông tin đại chúng, trên báo nói rà soát lại nhưng chính thức chưa có bằng chứng gì cho gia đình thấy rà soát lại cả. Gia đình không có văn bản nào là vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng được rà soát ra sao. Chưa có gì hết!”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/urgency-of-judiciary-reform-gm-01202015152425.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Phát triển bền vững sông Mekong và sự can dự của Trung Quốc

Một tháng trước đây, tại thủ đô Bangkok- Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Sông Mekong lần thứ năm đã diễn ra. Thủ tướng các nước tham dự ra Tuyên bố chung với cam kết phát triển bền vững bao trùm khu vực Tiểu vùng Sông Mekong.

Tuyên bố mới có gì đáng lưu ý và những chương trình lớn liên quan khu vực như thế có thể góp phần giải quyết các tác động bất lợi trong nhiều lĩnh vực, nhất là môi trường sống cho dân chúng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và dọc sông Mê kong hay không?

Tuyên bố chung mới

Tuyên bố chung do sáu quốc gia thuộc cơ chế Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng , viết theo tiếng Anh là Greater Mekong Subregion- GMS, gồm Việt Nam, Kampuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc được đưa ra sau hai ngày họp.

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân thuộc Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai- Cửu Long Úc châu, người lâu nay quan tâm đến tình hình dòng sông Cửu Long chảy qua sáu nước có nhận định về một số điểm đáng chú ý của Tuyên bố chung mà 6 nước đưa ra vào ngày 20 tháng 12 vừa qua như sau:

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến các thử thách mà những quốc gia trong GMS phải đối đầu. Đây là điều mà tôi không thấy thủ tướng nước nào trong GMS đưa ra hết. Đây có thể là kinh nghiệm riêng của Việt Nam trong bang giao kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua….

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mekong-river-greater-subregion-environment-gm-01202015093955.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang lại bị đánh trọng thương

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, phụ trách Hội thánh Mennonite Độc lập, tại Sài Gòn vào ngày 18 tháng 1 vừa qua lại bị hành hung thương nặng.

Đây không phải lần đầu ông này bị những thành phần theo dõi ông tấn công bằng bạo lực như thế. Nguyên nhân vì đâu?

Bị đánh trọng thuơng

Mục sư Nguyễn Hồng Quang hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Hòan Mỹ, Sài Gòn để chờ phẩu thuật chỉnh sửa xương mũi bị gãy và chẩn đóan bị tụ máu trong bụng. Tình trạng này xảy đến cho bản thân ông lần này vì vào ngày 18 tháng giêng, một đồng đạo Mennonite đến thăm ông là mục sư Hùynh Thúc Khải bị đánh sau khi từ nhà ông ở phường Thạnh Lộc, quận 12 ra về. Mục sư Nguyễn Hồng Quang ra can thiệp nhưng lại là đối tượng bị hành hung nặng hơn khách là mục sư Hùynh Thúc Khải.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang kể lại khi đang nằm trên giường bệnh:

Khu vực của tôi họ lập ‘chốt bảo vệ’. Tại đó có lực lượng an ninh, công an chìm, hễ ai ra, vào thì họ gọi điện và có người đón đánh, chặn. Mục sư Khải thấy tôi bệnh mà không ai ra vào đến thăm đuợc, bản thân ông bị tật nguyền nên ông đi. Khi ra khỏi nhà tôi chừng vài trăm mét, mục sư Khải bị đánh rớt kiếng, văng vô bờ rào, nên tôi đến đỡ mục sư Khải lên và kiếm cái kiếng. Họ tăng cuờng thêm 5 nguời nữa đến đánh. Có một công an mặc sắc phục chứng kiến, ông ta đến dựng xe nhìn rồi đi. Ông ta đi rồi có thêm 5 nguời đến đánh nữa. Tôi ra phường Thạnh Lộc trình báo. Nguời công an tại đó nói tôi lau hết máu rồi trình báo. Tôi nói sự việc xảy ra trên địa bàn của anh thì phải lập biên bản. Một công nhân làm việc gần đó thấy tôi và giúp đưa đi bệnh vịên Gò Vấp; tại đó họ thấy tôi mửa ra máu quá nên chuyển viện.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/menno-pastor-sever-beaten-01192015060516.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nhu cầu tâm linh và lời hứa suông của chính quyền

Kon Tum thuộc vùng Tây Nguyên với nhiều người sắc tộc thiểu số sinh sống. Vùng đất này cũng là nơi mà trước đây nhiều giáo sĩ Công giáo đến để truyền đạo và nhiều người địa phương đã tin theo trong đó có những người thiểu số sắc tộc Chẻ, Sedang. Tuy nhiên do chiến tranh, sau năm 1975 nhiều người phải đi tứ tán và trong những năm gần đây một số trở về cũng như có người từ vùng đất khác đến lập nghiệp làm ăn. Số người Công giáo hiện có mặt tại ba xã Dak Mon, Dak Ang, Dak Long, huyện Dak Glei thuộc giáo xứ Dak Jak được cho biết lên đến hơn 5 ngàn người.

Một giáo dân cho biết tình hình nhà thờ mà giáo dân dựng lên để thờ tự trong những năm qua như sau:

“Nguyên gốc từ sau năm 75 người ta đã có nhóm giáo xứ này rồi. Đến bây giờ Nhà thờ chưa có, chẳng qua là cái nhà tạm thôi; người ta làm một nhà đơn giản với cột tròn nho nhỏ bằng cổ tay, cổ chân thôi; chứ không phải cái nhà.”

Trước nhu cầu của hơn 5 ngàn giáo dân Công giáo tại ba xã vùng xa như thế, Tòa Giám mục Kon tum cử linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ về phụ trách giáo xứ từ năm 2011. Ông cho biết về tình hình hiện nay về ngôi nhà thờ tạm của giáo xứ mà ông đang phụ trách:

“‘Cái nhà’ của chúng tôi được dựng lên vào cuối tháng tư năm 2013. Nhà dựng cột tròn, đơn sơ thôi, lợp tôn. Chúng tôi có lễ đài, sau lễ đài có thân vách với trang trí, còn ba phía trống hết không có chỗ nào có thân vách. Diện tích được 1.000 mét vuông kể cả lễ đài luôn. Từ tháng 5 năm 2013, chính quyền huyện Dak Glei và chính quyền tỉnh Kon Tum ra quyết định tháo dỡ, và giằng co cho đến bây giờ. Hiện giờ, nhà nguyện/nhà thờ tạm của chúng tôi vẫn còn đứng đó. Bao nhiêu năm nay phải đứng dưới nắng, dưới mưa nên phải dựng tạm nhà đó dù nhiều lần xin phép mà chính quyền không cho.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/church-to-torn-down-in-dak-mon-p-ii-gm-01142015142928.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Lệnh dỡ nhà thờ giáo xứ Dak Jak

Gần 6000 giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum trong những ngày này đang tập trung cầu nguyện để giữ lại ngôi nhà thờ tạm mà họ dựng lên để thờ phụng trong mấy năm qua, nhưng bị chính quyền địa phương buộc phải tháo dỡ mà hạn chót được nói là ngày 17 tháng giêng này.

Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh trình bày.

Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh: Vấn đề có hai phía: phía chúng tôi gặp những khó khăn như vậy, phía Nhà nước thì anh em tôi xác định đã hơn một lần nói với chính quyền địa phương là tôi xác tín cán bộ địa phương rất thương chúng tôi, rất hiểu nhu cầu của chúng tôi; nhưng ở trong một chế độ như thế này, với thể chế như thế này thì họ không làm khác được bởi vì đụng đến nồi cơm, địa vị, quyền lợi của họ. Họ không làm khác được vì nó cứ chằng chéo như vậy. Chính những vị cao cấp cũng nói rằng với hệ thống như hiện nay những cá nhân nói chuyện với chúng tôi đều nói họ hiểu, thông cảm với chúng tôi nhưng không thể giải quyết được vì có luật như vậy, chằng chéo như vậy thì chịu thôi. Bây giờ chỉ có đổi thôi, thay đổi luật như thế nào. Chỉ có chừng đó thôi.

Gia Minh: Chính những người trong cuộc nói với Đức Giám mục cần phải thay đổi những luật như thế và hệ thống như thế?

Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh: Họ không nói ra nhưng họ nói như thế này ‘xin quí vị thông cảm với chúng tôi, rất hiểu nhu cầu của quí vị, nhưng ở trên chỉ đạo xuống nên phải làm thôi’. Họ rất thông cảm với chúng tôi, tôi xác định lại như vậy.

Thế nhưng điều quan trọng đối với tôi trong tư cách giám mục: tôi vẫn tự nói với mình và nói với anh em tôi là chúng tôi phải điều chỉnh lại cuộc sống của chúng tôi làm sao để người ta thương mình. Tôi vẫn tự hỏi tại sao chúng tôi có niềm tin tôn giáo tuyệt vời ‘mến Chúa, yêu người’; chúng tôi vẫn thường tự hào là người có đạo, người công dân tốt nhất, là người hiếu thảo nhất nếu như chúng tôi sống đúng Lời Chúa dạy. Mà như vậy nay vẫn có người anh em chưa hiểu chúng tôi, chúng tôi tự trách chúng tôi, điều chỉnh lại cuộc sống chúng tôi bằng cách chúng tôi sẽ xử sự với những chuyện như thế này rất hài hòa bằng cách rất bình thản và chúng tôi phải nói thật điều chúng tôi suy nghĩ, chúng tôi không giả dối, không tự lừa dối nhau hay lừa dối ai cả…

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intervw-bishop-hduc-oanh-01142015083247.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nên hay không nên sử dụng thực phẩm biến đổi gien

Cây trồng biến đổi gien từng được cho là một trong những tiến bộ khoa học của công nghệ sinh học trong nông nghiệp; tuy nhiên cho đến nay vẫn có những ý kiến phản đối các loại cây biến đổi gien với lập luận sẽ dẫn đến độc quyền thống trị giống, bên cạnh đó là những tác hại có thể gây nên cho con người sau khi sử dụng những loại thực phẩm làm từ cây biến đổi gien như thế.

Thực tiễn nhận thức

Những người ủng hộ cây trồng biến đổi gien cho rằng số bác bỏ công nghệ này là những nhóm lợi ích về thuốc trừ sâu, trừ bệnh … không muốn có những sản phẩm cây trồng biến đổi gien có thể chống chọi sâu bệnh không cần phải phun thuốc trừ sâu …, và như thế sẽ rất có lợi cho con người.

Những người ủng hộ trong đó có cả những nhà nông học có tiếng như giáo sư Võ Tòng Xuân tại Việt Nam cũng cho rằng thực tế cho thấy lâu nay cả con người và những loài vật nuôi ăn các sản phẩm đậu nành, bắp…  biến đổi gien nhập từ Hoa Kỳ mà vẫn không thấy có dấu hiệu tật bệnh gì.

Một nông dân tại Đồng Tháp cho biết ý kiến bản thân về cây trồng biến đổi gien như sau:

Có lần tờ Kinh tế Sài Gòn có đăng loạt bài về cây trồng biến đổi gien. Tôi có nêu câu hỏi: vấn đề biến đổi gien thì các nước cũng áp dụng nhiều rồi, người ta cũng có những công trình nghiên cứu, Việt Nam cần xem những loại biến đổi gien như bắp có hại không, hại như thế nào. Nếu không hại thì mình đem về trồng chứ có gì đâu. Hoặc trong điều kiện kinh tế của mình thì có thể ‘hy sinh mặt này để lấy mặt kia’, chứ không nhất thiết phải như các nước giàu. Mình phải chấp nhận chút đỉnh nhưng phải nằm trong giới hạn nào đó. Còn thực ra nông dân không biết gì về biến đổi gien đâu, không ai nói gì về điều đó.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/modif-agr-prod-real-n-concer-01132015123402.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Tù nhân chính trị Ngô Hào bị chuyển trại

Tù nhân chính trị Ngô Hào lâu nay bị giam giữ ở Phú Yên, tỉnh quê nhà của ông, tuy nhiên thông tin mới nhất cho biết ông này bị chuyển ra Quảng Nam.

Chuyển trại

Biện pháp chuyển tù nhân chính trị từ nơi giam giữ gần nhà đến địa phương xa hơn được cơ quan chức năng Việt Nam áp dụng lâu nay. Lần này được thực hiện với tù nhân chính trị Ngô Hào ở Phú Yên.

Bà Nguyễn thị Kim Lan, vợ ông Ngô Hào cho biết vào ngày 11 tháng giêng vừa qua, ông này gọi điện về nhà và vắn tắt thông báo cho gia đình biết tin ông phải chuyển trại ra Quảng Nam nên gia đình đang phải chuẩn bị để vào ngày 15 tháng giêng này ra trại An Điềm ở Quảng Nam để thăm ông. Bà Kim Lan nói với Đài Á Châu Tự Do vào tối ngày 13 tháng giêng như sau:

“Anh gọi về chỉ nói đổi trại rồi, ra ngoài Quảng Nam. Anh chỉ nói vài lời ngắn thôi chứ không được nói nhiều. Nghe tin như vậy, tôi và con trai tôi vào ngày thứ năm này sẽ đi ra ngoài đó để xem thử tình hình thế nào”.

Ông Ngô Hào năm nay đã gần 70 tuổi bị bắt vào ngày 8 tháng 2 năm 2013 và sau đó bị đưa ra tòa xét xử về tội mà cơ quan chức năng cáo buộc ông là ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam và bị tuyên án 15 năm tù.

Dù kêu oan nhưng tòa phúc thẩm vào ngày 23 tháng 12 năm 2013 vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên vào ngày 11 tháng 9 trước đó.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/senior-political-prisoner-moved-t-qnam-gm-01132015142620.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Lao tù có thể “cải tạo” người bất đồng chính kiến hay không?

Cựu trung tá Trần Anh Kim, tù nhân chính trị vừa mãn án 5 năm 6 tháng tù vào tối ngày 7 tháng giêng vừa qua. Sau khi ra tù, ông Trần Anh Kim có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do.

Làm sao để tồn tại?

Trước hết ông cho biết một cách để có thể tồn tại suốt ngần ấy năm trong nhà tù.

Trần Anh Kim: Vào trong trại để đối lại với họ mình cứ đúng theo pháp luật mà làm thôi. Nhẹ nhàng, tình cảm thôi, mình không làm gì vượt ngoài khuôn khổ tổ chức cả, cho nên từ giám thị, quản giáo trở xuống họ cũng rất tôn trọng. Ví dụ như ở các cuộc họp… họ cứ mời tôi phát biểu trước. Kể cả tôi phát biểu rất căng nhưng cuối cùng họ vẫn thấy cái lý của mình. Đó là cách của tôi.

Gia Minh: Ông đã đi qua các trại như Trại Tạm giam Thái Bình, trại ba Sao- Nam à, Trại 6 xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An. Tại những trại đó ông có gặp những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác không?

Trần Anh Kim: Vào Trại Nam Hà, tôi và Túc cùng ăn, cùng ở với nhau. Còn ở chung thì có anh Tính, rồi Hùng, bác Sơn rồi cả Quỳnh nữa. Anh em ở Nam Hà thường xuyên gặp nhau. Còn vào Trại 6 thì có tôi, Hải Điếu Cày, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Bá Đăng.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/imprisonment-cannot-defeat-dissident-tak-said-gm-01102015112329.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Các tổ chức XHDSVN gởi kiến nghị đến Hội nghị XHDS ASEAN 2015

Các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại Việt Nam mới có kiến nghị gửi đến Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN 2015 Kuala Lumpur.

‘Xã hội Dân sự’ Nhà nước: cơ quan ngoại vi của Đảng

Bản kiến nghị do 19 nhóm Xã hội Dân sự hiện hoạt động tại Việt Nam cùng ký tên cho biết sự ra đời của họ trong thời gian qua, đồng thời chỉ rõ những tổ chức như VUFO, GREENID, VPDF, CRSCH… mà chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức xã hội dân sự ASEAN là do nhà cầm quyền Hà Nội lập nên và tài trợ.

Do là ‘công cụ’ của chính quyền Hà Nội nên những tổ chức được gọi là xã hội dân sự như thế đã không phản ánh trung thực tình tình Việt Nam trong dự thảo về Tuyên bố chung của các tổ chức Xã hội Dân sự ASEAN 2015.

Cô Huỳnh Thục Vy, thuộc Hội Phụ nữ Nhân quyền một trong 19 nhóm tham gia ký kiến nghị, trình bày lại vấn đề và thực tế các xã hội dân sự độc lập không do Nhà nước lập nên không có tiếng nói ra sao:

“Từ trước đến nay đã hơn 10 năm rồi, trong sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào diễn đàn dân sự ASEAN chỉ toàn những tổ chức xã hội dân sự do chế độ cộng sản Việt Nam dựng lên. Theo chúng tôi tất cả những tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp này đều nằm dưới trướng của tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, mà Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam chỉ là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy cái mà người ta gọi là tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam tham gia vào Diễn đàn Xã hội Dân sự ASEAN chỉ là những cơ chế nối dài của đàng cộng sản. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có được cơ hội được góp tiếng nói của mình cho tất cả các tổ chức xã hội dân sự ở ASEAN biết được sự hiện diện, tồn tại, sự phát triển và những khó khăn của chúng tôi. Chúng tôi gửi đến cho diễn đàn này một lá thư và cũng không quên góp ý vào bản tuyên bố chung của họ. Trong bản tuyên bố chung này chúng tôi thấy có những điểm thiếu mà chúng tôi muốn góp ý vào. Trong đó chúng tôi có góp ý vào chính thể đa nguyên, về bảo vệ nhân quyền, về những điều luật mà chính quyền Việt Nam đã lấy ra để đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng vì có được cơ hội này, vì từ trước đến nay họ ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’. Các tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của đảng cộng sản Việt nam đã làm việc với các tổ chức xã hội dân sự khác trong khu vực mà không có sự góp ý nào từ các tổ chức xã hội dân sự thực sự như chúng tôi.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-civ-soci-send-comm-to-asean-c-soci-for-gm-01072015122649.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.