Lưu trữ theo thẻ: Hải Ninh

Hình ảnh nhạy cảm trên facebook và rủi ro

Hiện nay có một số các cô gái trẻ trong độ tuổi trên dưới 20 thi nhau đăng những hình ảnh mát mẻ trên trang Facebook cá nhân của họ. Số lượng các cô gái này tuy chưa nhiều nhưng nó đang dần trở thành một xu hướng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chính các cô gái đó và giới trẻ hiện nay.

Anh Matthew Johnson, 30 tuổi, sinh sống ở Sài Gòn trong vòng hơn 5 năm và mới quay trở lại Washington, D.C. để làm việc được một năm nay. Vì từng là một người được nhiều người biết đến ở Sài Gòn, danh sách bạn bè của anh trên Facebook gồm khá nhiều các cô gái trẻ trung, xinh xắn. Anh cho biết hàng ngày mở Facebook để trò chuyện với bạn cũ ở Sài Gòn, thỉnh thoảng anh lại thấy những hình ảnh của các cô gái khoe cơ thể. Anh Johnson kể với phóng viên RFA trong một cuộc trò chuyện trên Facebook như sau:

Matthew Johnson: Trang Facebook của tôi nhiều khi trông giống như một trang web khiêu dâm hạng nhẹ. Đàn ông ai mà chẳng thích nhìn những hình ảnh như thế kia nhưng tôi cũng hơi băn khoăn, liệu đăng ảnh như vậy có hơi quá đà hay không?

Anh Johnson cho hay tuy không có quá nhiều cô gái đăng ảnh mát mẻ như vậy nhưng anh nhận thấy xu hướng này đang ngày càng có chiều hướng tăng lên. Anh Johnson nói các cô gái đăng ảnh đủ kiểu, nằm ngủ trên giường, hở mông hở ngực rồi mắt liếc tình tứ hoặc mặt buồn như đang thương nhớ ai. Theo anh nói, dù rằng trong tất cả các bức ảnh, những bộ phận nhạy cảm không bị lộ ra nhưng nó cũng khiến người ta, đặc biệt là đàn ông, tò mò và kích thích.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vn-wm-sent-pic-on-fbk-01182015053248.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Báo chí vẫn là công cụ của đảng

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI Đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025 là một vấn đề trong chương trình thảo luận. Theo đó, báo chí Việt Nam tiếp tục được nhấn mạnh là công cụ tuyên truyền của đảng, và không cho phép các nhóm lợi ích chi phối báo chí

Căn bản vẫn là độc tài, độc quyền về báo chí

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, cho biết đây là lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản bàn đến quy hoạch cho báo chí. Tuy nhiên, theo nhận định thì những luận điểm trong đề án này không hề khác biệt so với những quan điểm vốn có của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông trong nước.

Nhận định về điều này, tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định:

Phạm Chí Dũng: Họ vẫn nói như trước và từ bao nhiêu năm rồi. Thực chất là không để tư nhân hoá báo chí, vì họ rất sợ tư nhân hoá sẽ dẫn đến đa chiều, đa diện, và dẫn đến đa nguyên, đa đảng. cho nên, một nền chuyên chính báo chí hữu sản chứ không phải một nền chuyên chính báo chí kiểu vô sản là cái mà họ đang cần và họ luôn giữ độc tài, độc quyền về báo chí. Chừng nào họ không ở chân tường thì họ chưa buông báo chí đâu.

Đề án về quy hoạch báo chí cho rằng các cơ quan truyền thông của Việt Nam chưa được tổ chức hợp lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, hoạt động và đi vào hướng giật gân, câu khách.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pres-remai-tool-for-party-01182015121133.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Phụ nữ và thảm nạn hiếp dâm ở Ấn Độ

Một vấn đề nhức nhối ở Ấn Độ hiện nay là tình trạng hãm hiếp phụ nữ diễn ra như cơm bữa. Báo chí liên tục đưa tin các vụ cưỡng đoạt trên xe buýt, trên taxi, hãm hiếp tập thể với phụ nữ Ấn và cả nữ du khách nước ngoài. Hải Ninh tìm hiểu về tình trạng này và những liên hệ tới tình hình ở Việt Nam trong tạp chí phụ nữ hôm nay.

Đó là âm thanh của một cuộc biểu tình phản đối việc nữ diễn viên bị hiếp dâm tập thể ở giữa thủ đô New Dehli. Những năm gần đây, tình trạng hiếp dâm tập thể diễn ra thường xuyên và trở thành một ung nhọt trong một quốc gia ở Nam Á này.

Abhinay Dey, phó tổng biên tập tờ Times of India, cũng phải thừa nhận tình trạng hiếp dâm tới mức đáng sợ ở Ấn Độ ngày nay. Ông trả lời phỏng vấn của phóng viên RFA qua Facebook như sau:

Abhinay Dey: Đúng là tình trạng ở đây vô cùng đáng sợ hãi, có lẽ nhìn từ bên ngoài thì tình hình còn khủng khiếp hơn. Các câu chuyện này vẽ lên một bức tranh xấu xí về xã hội Ấn Độ tuy nhiên điều đó là cần thiết. Du khách nước ngoài cần cẩn thận khi đi du lịch một mình.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/womn-n-rap-in-india-01112015090253.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Những phụ nữ tiêu biểu của năm 2014

Xin mời quý vị đến với tạp chí phụ nữ đầu tiên của năm 2015. Trong tạp chí lần này, Hải Ninh sẽ gửi đến quý vị những hình ảnh phụ nữ tiêu biểu của năm qua.

Thế giới năm 2014 đã phải trải qua hàng loạt các sự kiện chấn động. Từ những vụ máy bay rơi, kinh tế chao đảo vì giá dầu sụt giảm, hay dịch bệnh quái ác Ebola khiến châu Phi đau đớn và gây hoảng loạn trên nhiều quốc gia. Trong những sự kiện tăm tối đó, hình ảnh những người phụ nữ can đảm và đầy nghị lực là một điểm sáng hy vọng về tương lai. Tạp chí phụ nữ tuần này xin được gửi đến quý vị một số chân dung những phụ nữ như vậy.

Những nữ y tá Ebola

Khi nhắc đến những nhân vật tiêu biểu của năm, chúng ta không thể nào bỏ qua những nữ y tá đang ngày ngày phải đối mặt với dịch bệnh Ebola quái ác. Tạp chí Time của Mỹ vừa bình chọn những nhân viên y tế chăm sóc cho người bị nhiễm bệnh Ebola là nhân vật của năm 2014.

Hàng thập kỷ nay, Ebola là nỗi ám ảnh ở các khu làng châu Phi. Ebola giống như một con ác thú vài năm lại tỉnh giấc một lần, đòi vật tế thần và sau đó lui vào hang ổ của nó. Nó chỉ xuất hiện ở phương Tây trong những cơn ác mộng hay những bộ phim kinh dị của Hollywood. Tuy nhiên, 2014 là năm mà căn bệnh này biến thành đại dịch, nó lan tới các khu vực ổ chuột của ba nước Tây Phi là Liberia, Guinea và Sierra Leone, nó sang tới Nigeria, Mali, Tây Ban Nha, Đức và đến tận nước Mỹ. Nó đổ xuống đầu những nhân viên y tế một trách nhiệm nặng nề với số lượng bệnh nhân khổng lồ. Hồi tháng 10 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỷ lệ tử vọng vì Ebola là 70%.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/womn-of-the-year-14-01032015175513.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Những hiểu lầm về người đồng tính nữ

Nhiều người ở Việt Nam vẫn cho rằng đồng tính có nghĩa là một loại bệnh lây lan, là xấu xa, là đua đòi. Để thay đổi được điều này không phải chỉ một sớm một chiều. Trong tạp chí phụ nữ tuần này, Hải Ninh sẽ cùng quý vị tìm hiểu thêm về những hiểu lầm và định kiến đối với giới đồng tính nữ ở Việt Nam.

Cách đây khoảng 4-5 năm, mỗi khi người đồng tính xuất hiện trên báo chí, đa phần những bài báo đó chứa đựng những thông tin xấu. Yến Trang, một nhà hoạt động cho phong trào cổ vũ quyền cho người đồng tính Viet Pride, cho biết:

Yến Trang: Trên báo có những vụ án giết người, cướp của, vũ trường, bà, rất tiêu cực và đặc biệt đối tượng là nhóm đồng tính. Nhóm đối tượng đó còn nổi tiếng trong vấn đề tình dục, mại dâm, được đưa lên báo và bị chỉ trích nhiều. Mại dâm, tệ nạn xã hội, ăn chơi lừa đảo, ghen tuông dẫn đến sát lại lẫn nhau. Mọi người nói đồng tính hư như vậy thì bố mẹ càng không thích con mình bị như vậy.

Bệnh lây lan

Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất đối với người đồng tính đó là đây là một căn bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Chẳng hạn như khi tin ông tân đại sứ Mỹ là người đồng tính tới Việt Nam được đưa ra, nhiều bình luận ở trên mạng tỏ ra lo ngại rằng ông ấy sẽ mang theo “dịch bệnh đồng tính” phát tán khắp nơi.

Một bạn gái xin được gọi với biệt danh là Yuki, 23 tuổi, nhận định:

Yuki: Hiểu lầm lớn nhất là sự ghê sợ vô hình dành cho giới LGBT. Ai mà nói tôi là LGBT, lập tức bị phản ứng lại là ghê quá đi, biến thái quá đi, ở gần bị lây đó. Đó là nỗi sợ vô hình, trong khi em nghĩ chính họ cũng không thể nào hiểu được nỗi sợ của họ và họ cũng không biết chính xác nó là cái gì.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/obsta-agn-vn-lesbi-12282014073120.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Thế giới người đồng tính nữ ở việt Nam

Khác với những người đồng tính nam trong xã hội Việt Nam, giới đồng tính nữ không vấp phải quá nhiều trở ngại cũng như định kiến của xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần phải làm nhiều điều để những người trong giới LGBTQ (gọi tắt của những người đồng giới, song giới, chuyển giới) có được những quyền bình đẳng cơ bản. Trong tạp chí phụ nữ tuần này, Hải Ninh sẽ tìm hiểu về thế giới của những người nữ đồng tính ở Việt Nam.

Hoang mang khi có những tình cảm khác lạ và mạnh mẽ với một bạn gái học cùng trường trung học cơ sở ở Sài Gòn, Lam Nguyên đành trút hết tâm sự vào một cuốn nhật ký. Nguyên cho biết, nhật ký này ghi lại những cảm xúc với người bạn gái, và cũng phải dài tới khoảng hai chục trang.

Vào thời điểm đó, phong trào LGBTQ ở Việt Nam còn chưa được biết đến, Lam Nguyên bối rối không hiểu chuyện gì đã xảy ra với bản thân. Tuy nhiên, với bản tính mạnh mẽ, cô không dày vò, day dứt bản thân quá nhiều. Lam Nguyên tâm sự:

Lam Nguyên: Em nghĩ là em đã may mắn hơn nhiều người ở chỗ là em không quá dằn vặt bản thân và sau một khoảng thời gian ngắn là em đã dễ dàng chấp nhận là bản thân mình là như vậy. Em cũng chấp nhận tình cảm của mình thôi, mặc dù chưa nói cho ai biết, đến tận bây giờ em vẫn chưa công khai xu hướng tình dục của bản thân.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vn-lesbians-12212014070105.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Xem bói lấy chồng

Lấy chồng là một trong những mốc lớn trong đời của một người phụ nữ. Xem bói tình duyên vì thế là chuyện mà phần lớn các cô gái đến tuổi cập kê ở Việt Nam đều nghĩ tới hoặc ít nhất một lần từng thử trong đời. Nhiều người chỉ xem bói cho vui tuy nhiên cũng có người đưa ra những quyết định trọng đại sau lần đi gặp thầy bói. Tạp chí phụ nữ lần này sẽ hỏi chuyện những cô gái như vậy để tìm hiểu việc xem bói lấy chồng của phụ nữ Việt Nam.

Kim Hoà, 24 tuổi, quê ở Vĩnh Long, đang sống cùng chồng ở thành phố Daegu, ở miền nam Hàn Quốc. Cô sang đất nước lạnh giá này từ tháng 4 năm nay. Cô cho biết trước khi đi xem mặt người chồng hiện tại, cô đã đi xem bói để xem đã “đến duyên” lấy chồng chưa.

Hoà kể lại:

Kim Hoà: Lúc đó, người ta nói, tả chồng em tướng cao to. Nói chồng em trán cao nè, miệng không duyên. Bà nói gia đình chồng em thì có mẹ chồng em thôi, bố chồng em thì không thấy, giống như là đã mất hay gì rồi. Nên khi em đi lên (Sài Gòn) em gặp chồng em đó, thì em nghe người ta giới thiệu. Lúc đầu em nhìn chồng em em thấy cũng ngạc nhiên lắm, vì cũng giống như lời bà thầy bói nói. Sau đó, bà mới nói bà ấy nhìn mình và bà ấy nói bà ấy chịu mình, chồng em cũng nói nó chịu em. Người ta đồng ý chịu mình thì người ta mới kể hoàn cảnh gia đình người ta. Lúc đó, mẹ em kể là có chỉ có hai mẹ con sống với nhau thôi, ba chồng thì đã mất mười mấy năm rồi.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/married-throug-horoscp-12132014175745.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Cô gái Mỹ gốc Việt đoạt giải hoa hậu bang Nebraska

Cô gái Việt trẻ, nữ phóng viên xinh đẹp của kênh truyền hình NBC ở bang Nebraska, vừa được trao vương miện Hoa hậu bang Nebraska 2015. Tạp chí phụ nữ tuần này sẽ giới thiệu chân dung của Cung Hoàng Kim, người đẹp gốc Việt 23 tuổi.

Cung Hoàng Kim ngồi sụp xuống đất thổn thức khi kết quả cuộc thi Hoa hậu Nebraska 2015 được công bố đêm 26/11 vừa qua. Cô không tin nổi vương miện hoa hậu đã thuộc về mình. Hoàng Kim nhớ lại:

Hoàng Kim: Lúc Hoàng Kim đứng dậy, cô Á hậu thứ nhất ôm lấy Hoàng Kim chúc mừng. Sau đó, Hoàng Kim quay lại và thấy cô đương kim hoa hậu cầm vương miện. Lúc này, Hoàng Kim mới thấm thía rằng mình đoạt giải.

Đây là danh hiệu cao nhất trong quãng thời gian gần 10 năm tham gia các cuộc thi người đẹp của cô gái gốc Việt này. Sau đây, cô sẽ đại diện cho bang Nebraska và tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm 2015.

Hoàng Kim sinh ra và lớn lên ở bang Texas. Cô bắt đầu tham gia các cuộc thi sắc đẹp từ năm 14 tuổi. Khi đó, cô còn đang theo đuổi môn trượt băng nghệ thuật. Duyên nợ của cô với các cuộc thi sắc đẹp cũng đến rất tình cờ. Năm cô 14 tuổi, cô nhận được thư mời tham dự cuộc thi National Miss American của bang Texas dành cho các nữ thiếu niên. Cô bé Hoàng Kim lúc đó còn hay ngượng ngùng, được bạn bè động viên, Hoàng Kim liền xin bố mẹ cho đi thi để thử sức.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vn-won-miss-nebraska-12072014093418.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Mạng lưới Xã hội Dân sự VN gởi thông điệp nhân ngày Nhân quyền Quốc tế

Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền mùng 10 tháng Mười Hai, 24 tổ chức Xã Hội Dân Sự Việt Nam đã đứng chung trong bản thông điệp gửi toàn thế giới, phản đối mọi hành vi xâm phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trên luật pháp cũng như trong hành xử. Ngay sau khi bản thông diệp được công bố, Hải Ninh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do đã có một cuộc trao đổi với Cô Nguyễn Hoàng Vy, người đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam ký tên trong thông điệp nhân quyền 2014.

Hải Ninh: Được biết là những tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam vừa đưa ra một thông điệp nhân ngày nhân quyền thế giới, chị có thể tóm tắt nội dung của thông điệp này hay không?

Hoàng Vy: Nội dung của thông điệp mà tổ chức xã hội nhân sự đưa ra dịp kỉ niệm ngày quốc tế nhân quyền gồm có 5 nội dung chính.

Thứ nhất là phản đối hành vi xâm phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trên pháp luật cũng như trên hành xử. Thứ hai, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam sửa lại Hiến pháp và luật lệ theo đúng tinh thần của bản tuyên ngôn luật pháp nhân quyền. Thứ ba, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm. Thứ tư, yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt việc sử dụng bạo lực để chống lại các nhà hoạt động cho nhân quyền. Thứ năm, yêu cầu nhà cầm quyền phải tôn trọng những quyền tự do căn bản của con người.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-cso-cal-for-hr-12012014114659.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Phẩu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam

Đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên. Đây là câu nói của một nữ ca sĩ đã trải qua vô số các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nhằm thay đổi dung nhan. Thành công trong công việc cũng như tình yêu của cô ca sĩ này khiến nhiều phụ nữ Việt Nam mờ mắt. Ngày càng nhiều người không ngại đau đớn và tốn kém đã tìm đến các thẩm mỹ viện, mong thay đổi dung nhan và gián tiếp là số phận của bản thân. Hải Ninh tìm hiểu trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam hiện nay qua tạp chí phụ nữ tuần này.

Mặc cho bố mẹ phản đối, Thu Trang, 22 tuổi, quyết đi phẫu thuật thẩm mỹ nhằm tạo chiếc mũi thon và cao, thay vì chiếc mũi bị cho là “quá tẹt” của cô. Cô kể:

Thu Trang: Em nhìn thấy mọi người, em thấy em xấu quá. Khi em đi xem phim hay ra ngoài, em biết em có khuyết điểm mũi nên em chỉ nhìn vào mũi người ta thôi. Em thấy người ta đẹp, em muốn đi làm.

Đó là chuyện xảy ra 5 năm trước đây khi Trang vừa mới kết thúc năm học thứ nhất ở đại học tại Hà Nội. Do bố mẹ không ủng hộ, Trang đi làm thêm tại một nhà hàng trong hai tháng để kiếm tiền sửa mũi. Cô mất 12 triệu đồng để làm được chiếc mũi xinh đẹp như hiện giờ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Trang chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Cô cho biết chuyện phẫu thuật thẩm mỹ tại đây là thường ngày ở huyện. Trong đám bạn của cô ít có người nào chưa từng qua một lần dao kéo. Người thì sửa mũi, người thì sửa ngực, người thì độn cằm hay cắt mí. Cô nói:

Thu Trang: Sài Gòn người ta làm ngực nhiều. Hà Nội bây giờ người ta cũng làm ngực nhiều nhưng mà Sài Gòn nhiều hơn. Sài Gòn văn hóa cũng cởi mở hơn, văn hóa Âu hơn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vn-womn-n-cosmati-surg-11302014055025.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.