Danh mục lưu trữ: TẠP CHÍ – KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Phát triển bền vững sông Mekong và sự can dự của Trung Quốc

Một tháng trước đây, tại thủ đô Bangkok- Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Sông Mekong lần thứ năm đã diễn ra. Thủ tướng các nước tham dự ra Tuyên bố chung với cam kết phát triển bền vững bao trùm khu vực Tiểu vùng Sông Mekong.

Tuyên bố mới có gì đáng lưu ý và những chương trình lớn liên quan khu vực như thế có thể góp phần giải quyết các tác động bất lợi trong nhiều lĩnh vực, nhất là môi trường sống cho dân chúng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và dọc sông Mê kong hay không?

Tuyên bố chung mới

Tuyên bố chung do sáu quốc gia thuộc cơ chế Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng , viết theo tiếng Anh là Greater Mekong Subregion- GMS, gồm Việt Nam, Kampuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc được đưa ra sau hai ngày họp.

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân thuộc Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai- Cửu Long Úc châu, người lâu nay quan tâm đến tình hình dòng sông Cửu Long chảy qua sáu nước có nhận định về một số điểm đáng chú ý của Tuyên bố chung mà 6 nước đưa ra vào ngày 20 tháng 12 vừa qua như sau:

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến các thử thách mà những quốc gia trong GMS phải đối đầu. Đây là điều mà tôi không thấy thủ tướng nước nào trong GMS đưa ra hết. Đây có thể là kinh nghiệm riêng của Việt Nam trong bang giao kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua….

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mekong-river-greater-subregion-environment-gm-01202015093955.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nên hay không nên sử dụng thực phẩm biến đổi gien

Cây trồng biến đổi gien từng được cho là một trong những tiến bộ khoa học của công nghệ sinh học trong nông nghiệp; tuy nhiên cho đến nay vẫn có những ý kiến phản đối các loại cây biến đổi gien với lập luận sẽ dẫn đến độc quyền thống trị giống, bên cạnh đó là những tác hại có thể gây nên cho con người sau khi sử dụng những loại thực phẩm làm từ cây biến đổi gien như thế.

Thực tiễn nhận thức

Những người ủng hộ cây trồng biến đổi gien cho rằng số bác bỏ công nghệ này là những nhóm lợi ích về thuốc trừ sâu, trừ bệnh … không muốn có những sản phẩm cây trồng biến đổi gien có thể chống chọi sâu bệnh không cần phải phun thuốc trừ sâu …, và như thế sẽ rất có lợi cho con người.

Những người ủng hộ trong đó có cả những nhà nông học có tiếng như giáo sư Võ Tòng Xuân tại Việt Nam cũng cho rằng thực tế cho thấy lâu nay cả con người và những loài vật nuôi ăn các sản phẩm đậu nành, bắp…  biến đổi gien nhập từ Hoa Kỳ mà vẫn không thấy có dấu hiệu tật bệnh gì.

Một nông dân tại Đồng Tháp cho biết ý kiến bản thân về cây trồng biến đổi gien như sau:

Có lần tờ Kinh tế Sài Gòn có đăng loạt bài về cây trồng biến đổi gien. Tôi có nêu câu hỏi: vấn đề biến đổi gien thì các nước cũng áp dụng nhiều rồi, người ta cũng có những công trình nghiên cứu, Việt Nam cần xem những loại biến đổi gien như bắp có hại không, hại như thế nào. Nếu không hại thì mình đem về trồng chứ có gì đâu. Hoặc trong điều kiện kinh tế của mình thì có thể ‘hy sinh mặt này để lấy mặt kia’, chứ không nhất thiết phải như các nước giàu. Mình phải chấp nhận chút đỉnh nhưng phải nằm trong giới hạn nào đó. Còn thực ra nông dân không biết gì về biến đổi gien đâu, không ai nói gì về điều đó.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/modif-agr-prod-real-n-concer-01132015123402.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nạn buôn bán động vật hoang dã đã giảm

Tình trạng buôn bán động vật hoang dã vẫn còn là một vấn nạn dù rằng chính quyền khắp nơi trên thế giới và cơ quan chức năng đều nói có những biện pháp được cho là đầy đủ về mặt luật pháp nhằm chấm dứt tình trạng này. Trong thời gian qua có một số tin cả vui lẫn buồn về vấn nạn này.

Tin vui

Nhu cầu về sừng tê giác tại Việt Nam giảm hơn một phần ba, tức hơn 33%, chỉ trong vòng thời gian một năm mà thôi. Đây là kết quả của công trình khảo sát của công ty Nielsen thực hiện theo yêu cầu của Hội Nhân đạo Quốc tế (HIS) và Công ước Quốc tế về Mua bán các loại động- thực vật hoang dã nguy cấp tuyệt chủng (CITES) Việt Nam.

Theo khảo sát của Nielsen thì sau một năm tiến hành chiến dịch thông tin công chúng, chỉ còn chừng 2,6% người dân tại Việt Nam tiếp tục mua bán và sử dụng sừng tê giác; một mức giảm được nhìn nhận là 38%. Một điểm quan trọng khác theo khảo sát là có một mức giảm 25% số người Việt Nam cho rằng sừng tê có giá trị như thần dược chữa được ung thư, thấp khớp…

Chiến dịch tuyên truyền tập trung vào việc bác bỏ những công dụng được truyền miệng về khả năng thần dược của sừng tê giác.

“Có nhiều chuyện hoang đường về tê giác. Một số cho rằng sừng tê giác có công dụng mầu nhiệm có thể giải độc và chữa ung thư nhưng khoa học chứng minh rằng sừng tê giác được cấu tạo từ keratin hoàn toàn giống tóc và móng tay. Không có sự mầu nhiệm nào khi ăn móng tay và tóc. Vì vậy đừng phung phí tiền cho những điều vô bổ và tiếp tay làm tê giác tuyệt chủng. Đừng mua sừng tê giác. Không có người mua, không còn kẻ giết.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/good-bad-news-ab-wildlife-traffick-vn-gm-12302014135051.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Đa dạng hóa nông nghiệp để đối phó với biến đổi khí hậu

Nông nghiệp là lĩnh vực được giới chuyên gia cảnh báo sẽ chịu nhiều tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét và mỗi lúc một trầm trọng hơn trên Trái Đất.

Vậy cần phải có những biện pháp gì để có thể giúp cho ngành này giảm thiểu những tác động bất lợi như thế và phát triển một cách bền vững.

Tác động

Đánh giá mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu- IPCC nêu rõ ‘ Những hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây những tác động ngày càng tăng đối với sức khỏe con người, tình hình an ninh, sinh kế, tình hình nghèo đói với dạng thức và mức độ của những tác động khác nhau khắp nơi ở Châu Á. … Sự gia tăng của lũ lụt, hạn sẽ làm trầm trọng thêm nạn nghèo đói tại nhiều khu vực của Châu.”

Giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, chuyên gia về giống tại Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, cho biết những thay đổi về thời tiết gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như sau:

Tác động của biến đổi khí hậu đó là thay đổi thất thường so với mọi năm. Ví dụ như mực nước lên cao đột ngột, khi thì nước lên rất cao và năm nay thì lại tụt xuống… nói chung là vấn đề nước ngập.

Thứ hai nữa là vấn đề khí hậu nóng. Thường vào tháng này ( tháng 11) nhiệt độ mát hơn nhưng nay vẫn còn nóng. Ngoài ra còn có những cơn mưa rất nặng, thường tháng 11 không còn mưa nữa nhưng bây giờ lại mưa những cơn mưa rất lớn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mak-agric-resil-clim-chang-12232014064153.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nông dân tự chế máy xử lý phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp, không để những loại này bị vương vãi rồi tự hoại gây ô nhiễm môi trường, mà dùng máy tự chế xử lý chúng thành phân hữu cơ vi sinh bón lại cho đất là công trình của một nông dân ở Đà Lạt được giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2014. Vậy công trình đó thế nào? Đây là đề tài của chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Không phải tất cả mọi phần của rau củ đều có thể sử dụng. Đôi khi những phần này khá nhiều hơn là phần mà con người có thể ăn được. Chính những phần loại bỏ này nếu không thu gom, xử lý hết lại gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Tại những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên về rau củ, hoa trái thì đây cũng là một tình trạng phải giải quyết.

Ông Vũ Đình Phúc, người chuyên canh các loại như thế tại Đà Lạt, đã nghĩ đến việc tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp này. Với ý tưởng như thế ông đã bắt tay nghiên cứu, chế tạo ra chiếc máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩn nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất trước hết của gia đình và bà con nông dân.

Ông Vũ Đình Phúc cho biết lại tình hình thực tế đưa ông đến với công việc chế tạo máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh như sau:

“Thứ nhất hàng rau Đà Lạt xuất khẩu đi phần con người ăn được chừng 60-70%, phần còn bỏ lại trên đồng ruộng là chừng 30 đến trên 30%. Như thế theo tôi gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn làm phân hữu cơ, do đó tôi mới nói đến việc bảo vệ môi trường và tái tạo nguồn này để làm phân bón bổ ích cho cây trồng và tôi nảy sinh làm máy này.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/agri-product-lefovers-for-bio-fertilizer-gm-12182014081915.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Hãy cứu lấy trái đất

Các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát thải nhiều gây hiệu ứng nhà kính, cần thỏa thuận với nhau để giảm các loại khí nguy hại khiến Trái Đất ấm nóng lên như lâu nay.

Trước yêu cầu đó, các quốc gia đạt được những gì?

Thỏa thuận giữa Trung Quốc- Hoa Kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp vào tháng 11 vừa qua tại Bắc Kinh công bố kế hoạch cắt giảm phát thải khí carbon của hai quốc gia hiện dẫn đầu thế giới về mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Thống kê cho thấy tổng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm 40% số này của toàn thế giới.

Thỏa thuận giữa hai phía đạt được sau hơn chín tháng đàm phán và đây được cho là thỏa thuận lịch sử như là cách thức thúc đẩy các quốc gia khác trên thế giới cũng có những cắt giảm tương tự. Theo giới chuyên gia thì nếu Bắc Kinh và Washington không thể giải quyết bất đồng trong hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì ít có quốc gia nào sẽ đồng ý với mức cắt giảm bắt buộc và bất cứ những thỏa thuận nào trên thế giới cũng chẳng có thể thực hiện được.

Ngay trước khi tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra tuyên bố về thỏa thuận với phía Trung Quốc trong biện pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một quan chức chính phủ Mỹ phát biểu rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc lâu nay thường được cho là hai phía đối kháng nhau, nên hy vọng thỏa thuận đạt được có thể đưa hai phía tiến vào một giai đoạn hành động đối tác nhiều hơn.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/cnti-save-th-planet-12092014061151.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Cây cổ thụ kêu cứu

Mảng xanh của các đô thị lớn tại Việt Nam là đề tài được bàn luận nhiều hiện nay sau khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội cho đốn hạ nhiều cây cổ thụ lâu năm tại hai nơi này với lý do lấy chỗ cho các công trình hạ tầng.

Nhiều người dân Sài Gòn vừa qua tỏ ra luyến tiếc khi vào ngày 22 tháng 7 cơ quan chức năng tiến hành chặt bỏ toàn bộ cây xanh tại Công viên Lam Sơn trước Nhà Hát Thành phố, trong đó có nhiều cây cổ thụ đường kính 50-60 cm, cao hằng chục mét để thi công nhà ga ngầm thứ nhất của tuyến metro Bến Thành- Suối Tiến.

Và cũng theo kế hoạch làm cầu Thủ Thiêm 2 nối liền quận 1 và quận 2, Sở Giao thông – Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ có 270 cây xanh bị ảnh hưởng bởi dự án đó. Trong số này có 84 cây trên đường Tôn Đức Thắng, mà số cổ thụ với đường kính 80 cm trở lên là 63 cây.

Khu quản lý giao thông đô thị số 2 của thành phố Hồ Chí Minh cũng thông báo kế hoạch đốn bỏ 215 cây xanh tại đường Nguyễn Văn Hưởng, khu Thảo Điền ở quận Hai.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/cal-preserv-greeen-trees-12022014064309.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Báo động tình hình biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng (P2)

Trong chương trình kỳ trước, chúng tôi giới thiệu đến quí thính giả một số điểm đáng chú ý về tầm mức quan trọng của báo cáo do Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu- IPCC công bố hồi đầu tháng 11 vừa qua. Mời quí vị tiếp tục theo dõi vấn đề này trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Thời điểm năm 2015 là mốc thời gian quan trọng đối với những người quan tâm đến tình hình biến đổi khí hậu của thế giới. Tại hội nghị biến đối khí hậu do Liên hiệp quốc chủ trì vào sang năm ở Paris, các quốc gia phải đạt được đồng thuận về một thỏa ước mang tính ràng buộc trong việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm hạn chế nhiệt độ Trái Đất đến cuối thế kỷ này không tăng thêm quá 2 độ C.

Căn cứ để các nhà hoạch định chính sách của mọi quốc gia trên toàn thế giới đi đến cam kết mang tính quyết định như thế là báo cáo thứ năm của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu- IPCC vừa công bố vào đầu tháng 11 vừa qua.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/climate-change-impacts-gm-11252014103817.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Báo động tình hình biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng

Báo cáo tổng hợp về tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới vừa được Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu- IPCC, công bố vào ngày 2 tháng 11 vừa qua.

Báo cáo này có tầm quan trọng ra sao và tình hình liên quan của Việt Nam thế nào?

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang tiếp tục diễn tiến và sẽ mang lại những tác động đáng lo ngại; tuy nhiên vẫn còn thời gian để có thể hạn chế những nguy hại do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.

Đây là thông điệp chính được nêu ra trong báo cáo thứ năm của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu- IPCC vừa được công bố. Báo cáo này là tổng hợp của ba nghiên cứu đánh giá cũng được ủy ban này đưa ra trong thời gian một năm qua.

Chủ tịch của IPCC, tiến sĩ Rajendra Pachauri, ra thông cáo nêu rõ báo cáo thứ năm này cho thấy con người vẫn còn có phương thế nhằm hạn chế lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Còn có nhiều giải pháp cho phép kinh tế và chính bản thân con người phát triển. Tuy vậy, tất cả những việc mà con người cần là ý chí muốn đổi thay mà chúng ta tin rằng ý chí này sẽ được cổ xúy bởi kiến thức và sự hiểu biết về khoa học biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, John Kerry, trong thông cáo đưa ra về báo cáo lần thứ năm của IPCC, cũng cho rằng đây là một cảnh báo sớm nữa. Theo ông Kerry thì phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động của con người đang ở mức cao hơn bao giờ hết, và chúng ta đang chứng kiến ngày càng có nhiều những hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan. Đó có thể là những đợt bão tố, hay những đợt nắng nóng chết người, những trận mưa trút nước xảy ra khắp nơi trên thế giới.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/ipcc-reach-fini-line-11182014061143.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Đừng để chất xám người Việt đi phục vụ nước ngoài

Chế tạo máy, đưa ra qui trình trồng mỳ (sắn), rồi tham gia sửa chữa xe bọc thép đến chế tạo xe bọc thép mới với những tính năng đặc biệt phù hợp với khu vực Đông Nam Á, hai cha con ông Trần Quốc Hải- Trần Quốc Thanh được Vương Quốc Kampuchia trao tặng huân chương Đại tướng quân.

Sự kiện này được truyền thông Việt Nam loan tin khá nhiều và cư dân mạng xôn xao bình luận về việc nguồn chất xám không được trọng dụng để phục vụ đất nước; trong khi đó nước ngoài lại biết trân trọng những đóng góp khoa học như thế.

Trong chương trình Khoa học- Môi trường hôm nay, Gia Minh nói chuyện với ông Trần Quốc Hải. Từ xưởng của gia đình ở ấp 2, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, ‘nhà khoa học chân đất’ Trần Quốc Hải mở đầu câu chuyện với thời điểm nhận được huân chương Đại tướng quân của Kampuchia:

Ông Trần Quốc Hải: Vào ngày 13 tháng 10 năm 2014.

Gia Minh: Được danh hiệu đó do giúp cho Kampuchia những gì?

Ông Trần Quốc Hải: Thứ nhất tôi cơ giới hóa cây mỳ cho Kampuchia, thứ nhì tôi nâng cấp, sửa chữa xe bọc thép cho quân đội Kampuchia và sau cùng là chế tạo một chiếc xe bọc thép với tính năng mới, đặc thù riêng, tác chiến ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Kampuchia.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/vn-invent-awar-by-cambo-11112014060628.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.