Lưu trữ theo thẻ: Trân Văn

Việt Nam đang cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc


2012-06-22

Cuối tháng trước, trên trang web của Chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, có một bài viết bằng tiếng Anh, khẳng định, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam đã từng có hai quốc gia riêng biệt

RFA file

Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc

Đọc tiếp Việt Nam đang cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc

Công giáo Việt Nam, công lý và đối thoại (phần 2)


2011-06-01

Trong bài trước, quý vị đã nghe phần đầu cuộc trò chuyện giữa RFA với Giám mục Nguyễn Thái Hợp, về mục tiêu và đường hướng hoạt động của UBCLHB trong bối cảnh xã hội Việt Nam như hiện nay.

Photo courtesy of conglyvahoabinh.org

Toàn cảnh Lễ ra mắt Ủy ban Công Lý và Hòa Bình tại Hội trường G.B. Phạm Minh Mẫn của Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn hôm 27/5/2011

Đọc tiếp Công giáo Việt Nam, công lý và đối thoại (phần 2)

Phải thực thi hay chỉ “biểu diễn công lý”(phần 2)

2010-12-29

Trong lần phát thanh trước, qúy vị đã nghe bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy – một trong hai nữ sinh được xem là nạn nhân của vụ án “mua dâm người chưa thành niên”, xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang – bày tỏ những băn khoăn về một số điểm bất thường, đã thể hiện cả trong Kết luận điều tra lẫn Cáo trạng, sau khi vụ án này phải điều tra lại từ đầu theo lệnh của Tòa án tỉnh Hà Giang.

Source vtc.vn

Bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy

Mời qúy vị nghe tiếp cuộc trò chuyện giữa Trân Văn với bà Nguyễn Thị Thơm về những điểm bất thường khác trong suốt tiến trình điều tra lại vụ án…
Luật sư: Vì có công nên không có chỗ
Trân Văn: Thưa chị, lần chị gặp cháu gần nhất cách nay bao lâu ạ?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Lần gặp gần nhất là hôm mùng 4 tháng 12 vừa rồi anh ạ.
Trân Văn: Từ khi Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu cho đến ngày 4 tháng 12 vừa rồi thì chị được gặp cháu tất cả mấy lần?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Tôi được gặp hai lần anh ạ.
Trân Văn: Thưa chị, trong cuộc gặp giữa chị với cháu ngày 4 tháng 12 thì có điều gì đáng chú ý không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Mẹ con sáu tháng mới được gặp nhau một lần. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là nhìn thấy cháu rất gầy. Nó chỉ khóc, nó bảo là con ốm suốt, con chẳng ăn được gì mà thuốc thì không có.

Mẹ con sáu tháng mới được gặp nhau một lần. Điều đầu tiên đập vào mắt
tôi là nhìn thấy cháu rất gầy. Nó chỉ khóc, nó bảo là con ốm suốt, con
chẳng ăn được gì mà thuốc thì không có.

Bà Nguyễn Thị Thơm
Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy
Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy.Source vtc.vn

Mẹ con gặp nhau thì tôi cũng chỉ biết khóc thôi. Tôi cũng không biết là… không hiểu là như thế nào… Cũng không thể nói được nhiều… Con tôi nó chỉ khóc và nó chỉ nói là: Mẹ ơi! Thôi mẹ đừng lấy trứng chọi với đá nữa mẹ ạ!… (khóc)…
Tôi cũng… tôi cũng động viên con. Tôi mong muốn là… lúc nào tôi cũng mong muốn là phải có luật sư… Tôi nói với con tôi là: Điều mẹ mong muốn nhất là phải có luật sư để bảo vệ quyền lợi cho con khi ra xét xử!.. Con tôi có nói với tôi là: Mẹ mời luật sư cho con trong giai đoạn xét xử.
Trân Văn: Cho đến nay thì việc cháu từ chối luật sư Trần Đình Triển làm người bào chữa cho mình vẫn còn hiệu lực phải không ạ?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Điều đó tôi không biết. Tôi không được nhìn thấy đơn từ chối luật sư của cháu mà chỉ nghe Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh thông báo là cháu đã từ chối luật sư.
Trân Văn: Thưa chị, cho đến nay, luật sư Trần Đình Triển có tham gia vào vụ án như là một luật sư của cháu không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Bây giờ Tòa án cứ bảo rằng con tôi đủ 18 tuổi rồi nên mời luật sư hay không là quyền của cháu.
Trước đây, tôi đã làm thủ tục để mời anh Triển tham gia vào vụ án. Anh Triển đã được cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho cháu nhưng Công an Điều tra thông báo là cháu có đơn từ chối luật sư. Khi luật sư Triển lên để trực tiếp vào gặp cháu, hỏi xem vì lý do nào mà cháu từ chối luật sư thì Viện Kiểm sát và Công an Điều tra ở tỉnh ngăn cản, nhất quyết là không cho anh Triển vào gặp cháu.

Bây giờ Tòa án cứ bảo rằng con tôi đủ 18 tuổi rồi nên mời luật sư hay không là quyền của cháu. Trước đây, tôi đã làm thủ tục để mời anh Triển tham gia vào vụ án. Anh
Triển đã được cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho cháu nhưng Công an Điều
tra thông báo là cháu có đơn từ chối luật sư.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bây giờ, theo mong muốn của gia đình và cũng là mong muốn của cháu thì tôi lại tiếp tục làm thủ tục mời luật sư Trần Đình Triển bào chữa cho cháu trong giai đoạn xét xử.
Trân Văn: Thưa chị, là một người mẹ, theo dõi các diễn biến vụ án từ khi cháu Thúy bị khởi tố cho đến khi Tòa án huyện Vị Xuyên xử sơ thẩm, rồi sau đó Tòa án tỉnh Hà Giang xử phúc thẩm… theo chị, nếu như trong phiên phúc thẩm mà không có luật sư thì liệu vụ án này nó có trở nên tày hoày như thế không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Chắc chắn là không anh ạ! Nếu như mà không có luật sư thì tôi chắc chắn một điều là con tôi đã nhận được bản án trọn vẹn năm năm tù. Không thể có… Không có những điều để mà hôm nay chúng tôi nói được nỗi lòng của những người mẹ, nói lên được tiếng nói của mình nữa!
Bây giờ tôi không mong là mời luật sư vào để chối, để cãi rằng con tôi không có tội. Điều đấy hoàn toàn không có trong ý nghĩ của tôi. Cái chính và là cái quan trọng nhất đối với tôi là tôi mong có luật sư để lấy lại sự công bằng trong luật pháp và sự nghiêm minh trong pháp luật.
Con tôi nó phạm tội đến mức độ nào thì nó phải chịu tội đến mức độ đấy nhưng phải công bằng. Tất cả những người phạm

Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng  và nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy
(Từ trái)Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy, trước phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Source bee.net.vn

tội đấy cũng phải chịu tội. Ông này, ông kia hay là người cày ruộng thì cũng phải được hưởng cái sự công bằng, cái sự nghiêm minh của luật pháp như nhau.
Trân Văn: Quyết định của Tòa Phúc thẩm về việc hủy án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu có công, có sự đóng góp cùa luật sư nhiều không?

Có rất là nhiều sức ép trong khi bố mẹ thì không được gặp… xã hội thì
không biết nó như thế nào… chỉ trong bốn bức tường, các điều tra viên,
kiểm sát viên và cán bộ quản giáo thôi… Những đứa trẻ còn vị thành niên
chưa hiểu biết nhiều về pháp luật

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Công lớn nhất là của luật sư Trần Đình Triển anh ạ! Và đó còn là công của các nhà báo Việt Nam chân chính đứng về phía những người dân vô tội để nói thay những người dân thấp cổ, bé họng. Chúng tôi nghĩ là mình vẫn còn có thể tin tưởng vào những người mà thật sự có lương tri, lương tâm. Chúng tôi không biết nói như thế nào để bày tỏ, để cám ơn luật sư, tất cả những nhà báo đã lên tiếng để phiên phúc thẩm hủy án.
Trân Văn: Theo chị thì cháu Thúy và cháu Hằng có thấy được vai trò của luật sư không?
Bà Nguyễn Thị Thơm: Về phía cháu Hằng thì em không nói nhưng về phía cháu Thúy thì lúc nào tôi cũng nghĩ là con tôi nó nhận ra vấn đề, hiểu được vấn đề. Thế nhưng còn những điều muốn nói thì nó không thể nói được anh ạ. Có rất là nhiều sức ép trong khi bố mẹ thì không được gặp… xã hội thì không biết nó như thế nào… chỉ trong bốn bức tường, các điều tra viên, kiểm sát viên và cán bộ quản giáo thôi… Những đứa trẻ còn vị thành niên chưa hiểu biết nhiều về pháp luật… hơn một năm nay không có một thông tin nào nên tôi cũng không dám chắc được là nó nghĩ như thế nào (?). Mẹ gặp con thì dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan công an cho nên là có điều muốn nói thì cũng không thể nói được…

các luật sư bào chữa cho hai nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn
Thị Hằng đã công bố một số tài liệu cho thấy, cả hai không chỉ bị cưỡng
ép để phải ăn nằm với hiệu trưởng mà còn được “giới thiệu” để phải ăn
nằm với hàng chục cán bộ, doanh nhân tại Hà Giang. Trong đó có cả chủ
tịch tỉnh

Sơ thẩm lần hai sẽ không khác lần một?

Khi vụ án “mua dâm người chưa thành niên”, xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được Toà án tỉnh Hà Giang đưa ra xử phúc thẩm hồi đầu năm nay, các luật sư bào chữa cho hai nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thị Hằng đã công bố một số tài liệu cho thấy, cả hai không chỉ bị cưỡng ép để phải ăn nằm với hiệu trưởng mà còn được “giới thiệu” để phải ăn nằm với hàng chục cán bộ, doanh nhân tại Hà Giang. Trong đó có cả chủ tịch tỉnh.
Điểm đáng chú ý là thay vì phải điều tra, làm rõ, tất cả những chi tiết, chứng cứ có liên quan thì hệ thống bảo vệ pháp luật tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang lại bỏ chúng ra khỏi hồ sơ vụ án. Trong bản án phúc thẩm, Tòa án tỉnh Hà Giang chính thức xác nhận, toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm có nhiều sai sót.
Còn công chúng thì cho rằng, hai nạn nhận là nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và nữ sinh Nguyễn Thị Hằng đã bị biến thành tội phạm để che đậy cho những tội phạm khác.
Tuy án sơ thẩm đã bị hủy để điều tra lại từ đầu nhưng tiến trình điều tra lại vẫn bộc lộ nhiều dấu hiệu bất thường, kể cả trong Kết luận điều tra lẫn Cáo trạng. Với tiến trình điều tra lại và với Kết luận điều tra lẫn Cáo trạng còn tạo ra nhiều thắc mắc như thế, phiên xử sơ thẩm lần hai sẽ như một phiên xử hay lại giống một vở kịch?

http://www.youtube.com/v/Fza95GkNweY?fs=1&hl=en_US&rel=0

Phải thực thi hay chỉ “biểu diễn công lý” (phần 1)

2010-12-28

Vụ án “mua dâm người chưa thành niên”, xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, xảy ra từ tháng 9 năm 2009, sắp sửa được đưa ra xét xử lần thứ ba.

Photo courtesy of vtc.vn

Vị hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Sầm Đức Xương sau phiên xử ngày 27/01/2010.

Nếu lần xử đầu tiên chỉ có ba bị cáo, gồm hiệu trưởng trường trung học Việt Lâm và hai nữ sinh của trường này thì lần xử thứ hai, có thêm hàng chục nghi can mà đa số là quan chức trong tỉnh. Người ta tin rằng sự dính líu của những nghi can này là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về tố tụng hình sự, khiến Tòa án tỉnh Hà Giang phải tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu.  

Mới đây, theo báo chí Việt Nam, Công an Hà Giang và Viện Kiểm sát Hà Giang đã hoàn tất Kết luận điều tra lần 2 và Cáo trạng lần 2 của vụ án này. Hồ sơ vụ án hiện đang nằm tại Tòa án tỉnh Hà Giang. 
Kết quả điều tra lại vụ án có khác với kết quả điều tra của lần đầu? Trân Văn đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của bí cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, một trong hai nữ sinh được xem như nạn nhân của nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền tại Hà Giang. 

Nhiều “ông” can dự nên không giống ai

Trân Văn: Thưa chị, đến bữa nay, gia đình chị đã nhận được Kết luận điều tra của Công an tỉnh Hà Giang và Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Hà Giang chưa?

Con tôi có tội đến đâu thì nó phải chịu tội đến đấy nhưng phải công
bằng, pháp luật phải nghiêm minh, không thể khác được. Không thể có
người phải chịu tội, người thì không.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: “Tôi có lên Viện Kiểm sát và Công an để hỏi thì họ trả lời là bây giờ, con tôi đủ 18 tuổi rồi nên cháu tự làm và tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó nên tôi không được tiếp xúc với Kết luận điều tra và Cáo trạng.”

Trân Văn: Thưa chị, tuy là gia đình không nhận được Kết luận điều tra và Cáo trạng nhưng chị có biết được nội dung Kết luận điều tra và Cáo trạng không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: “Dạ có ạ!”

Trân Văn: Là một người mẹ theo dõi sát vụ án liên quan đến con mình, chị thấy nội dung của Kết luận điều tra và Cáo trạng như thế nào? Nó có chính xác không và nếu không chính xác thì điều gì làm chị bức xúc nhất?

Bà Nguyễn Thị Thơm: “Tôi chỉ nói qua về Kết luận điều tra của Công an. Có mấy điểm mà tôi không đồng tình.”

Trân Văn: Chị có thể cho thính giả của chúng tôi biết chị không đồng tình ở những điểm nào không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: “Thứ nhất là Kết luận điều tra về hành vi môi giới mại dâm của con tôi thì vẫn như trước. Hầu như là không có gì mới, vẫn chỉ có ba người thôi: ông Xương, con tôi và cháu Hằng.

images256619_250.jpg
Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng sinh năm 1991, trước phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn

Theo Cáo trạng thì con tôi vẫn mắc vào điều 255 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Trong Kết luận điều tra, các bị can như Hằng và Thúy và những đối tượng có liên quan thì người ta tố cáo có hành vi bán dâm cho một số người. Cụ thể, thứ nhất là ông Nguyễn Trường Tô, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Thứ hai là ông Đinh Xuân Hùng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách của tỉnh Hà Giang. Ông Nguyễn Việt Huấn là lái xe của Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Giang. Ông Hoàng Văn Minh là cán bộ Công an như lần trước các cháu đã khai. Ông Tiến cũng là Công an. Ông Linh là giáo viên trường cấp ba Việt Lâm. Ông Cường là Giám đốc Công ty Sơn Thủy. Ông Bích ở Công an tỉnh. Ông Hướng ở Hài quan của khẩu Thanh Thủy. Ông Luyến là Kế toán xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên. Rồi có thêm ông Bài là Chánh Văn phòng UBND huyện Vị Xuyên. Ông Trần Văn Hòa là Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh Hà Giang. Ông Lưu Bá Định là Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên. Ông Đinh Văn Dũng là Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang. Ông Nguyễn Văn Dũng là lái xe Bưu điện tỉnh Hà Giang. Ông Lê Minh Thành là Giám đốc doanh nghiệp…

Đấy! Nghĩa là các cháu tố cáo những ông này nhưng mà sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ thì nói là sau khi xác minh tài liệu trong hồ sơ vụ án nhưng thấy không đủ chứng cứ để chứng minh những ông này đã mua dâm trẻ vị thành niên hoặc là mua dâm các cháu này. Nghĩa là không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các ông này!

Tuy nhiên Công an tỉnh lại làm công văn kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý các đối tượng trên theo quy định.    

Tôi rất bức xúc là khi đã đưa ra để điều tra. Không đủ cơ sở để kết luận các ông này có những hành vi như thế, thế thì vì sao mà Công an tỉnh Hà Giang lại làm văn bản kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý các đối tượng trên? Các đối tượng này… mắc cái gì mà phải xem xét trách nhiệm đối với người ta?

Đã nắm giữ pháp luật thì phải hiểu biết hết về pháp luật chứ làm sao
lại bao biện như thế được? Pháp luật là công bằng thì không có sự thiếu
sót, không có sự hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Một điểm khác, các nội dung vi phạm tố tụng mà các bị can, bị cáo yêu cầu Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiến hành xác minh thì Kết luận điều tra ghi là, đối với những vi phạm tố tụng của Công an huyện Vị Xuyện, Viện Kiểm sát Vị Xuyên, Tòa án huyện Vị Xuyên dẫn đến tình trạng mà Tòa án tỉnh Hà Giang phải hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại từ đầu ấy thì Kết luận điều tra kết luận là không có dấu hiệu vi phạm và cố ý làm sai lệch hồ sơ! Thế thì tại sao Tòa án tỉnh Hà Giang phải hủy án sơ thẩm?

Theo trình tự đấy, Cơ quan Điều tra lại kết luận là do năng lực công tác còn hạn chế, thiếu sót, của các cơ quan tiến hành tố tụng nên đã vi phạm một số qui định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự.

Là cán bộ nắm giữ pháp luật mà lại kết luận là do năng lực công tác còn hạn chế và do thiếu sót. Thiếu sót như thế thì có phải là vi phạm pháp luật không? Có phải vi phạm Luật Tố tụng hình sự không? 

Luật đã qui định rõ ràng như thế! Nếu không vi phạm thì tôi nghĩ rằng làm sao Tòa án tỉnh Hà Giang lại phải trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu?

Tôi rất bức xúc khi mà đã nắm giữ pháp luật để kết tội mấy con người. Người thì hơn mười năm, người thì sáu năm, người thì năm năm mà lại đưa ra một kết luận là do thiếu sót, do hạn chế… Đã nắm giữ pháp luật thì phải hiểu biết hết về pháp luật chứ làm sao lại bao biện như thế được? Pháp luật là công bằng thì không có sự thiếu sót, không có sự hạn chế. Ông phải hiểu biết rõ ràng về pháp luật thì ông mới nắm giữ pháp luật, mới giải quyết được các vấn đề. Do nọ, do kia như thế thì không thể chấp nhận được. Tôi rất là bức xúc.”

Ngày, đêm lẫn lộn

Trân Văn: Thưa chị, khi tiếp xúc với Viện Kiểm sát và với Cảnh sát Điều tra của Công an tỉnh Hà Giang, chị đã nêu những ý kiến này chưa?

Bà Nguyễn Thị Thơm: “Khi tôi qua gặp Viện Kiểm sát thì tôi có nêu mong muốn của tôi là con tôi có tội đến đâu thì nó phải chịu tội đến đấy nhưng phải công bằng, pháp luật phải nghiêm minh, không thể khác được. Không thể có người phải chịu tội, người thì không!

truong-viet-lam250.jpg
Trường THCS thị trấn Việt Lâm, nơi ông Sầm Đức Xương gây tội ác. Photo courtesy of blog.yume.vn

Tôi rất bức xúc chỗ ông Nguyễn Trường Tô. Khi chưa có Kết luận điều tra thì quan hệ với cô Dung, gọi là gái mại dâm và Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải xử lý, phải cách chức, phải khai trừ ra khỏi Đảng, tước hết các quyền, các chức vụ về chính quyền, về Đảng. Thế nhưng khi mà các ông như ông Đinh Xuân Hùng và các ông khác tiếp theo, cũng là cán bộ, cũng là quan chức trong chính quyền, trong Đảng, có vi phạm, các cháu khai ra đã có quan hệ với chúng nó, như thế là vi phạm rồi đúng không anh (?). Thế nhưng lại không xử lý, không có vấn đề gì, vẫn đương chức, đương quyền…

Tôi rất là bức xúc! Mình không còn biết đâu là ban ngày, đâu là ban đêm nữa!

Kết luận thì vẫn cho rằng con tôi môi giới mại dâm, được hưởng lợi từ tất cả những lần môi giới mại dâm cho người ta là 550.000 đồng. Anh… anh thấy có đau đớn không? Mang tiếng là làm môi giới mại dâm mà được hưởng 550.000 đồng. 550.000 đồng thì mua được cái gì? Con tôi phải vào tù hơn một năm nay rồi!”            

Tiến trình điều tra lại vụ án “mua dâm người chưa thành niên”, xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, không chỉ có những điểm bất thường đã thể hiện cả trong Kết luận điều tra lẫn Cáo trạng như bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy đã nêu. Vậy tiến trình đó còn những yếu tố nào đáng chú ý? Đó sẽ là nội dung bài kế tiếp, mời quí vị đón theo dõi…

Vì sao Công an Việt Nam không được mời?


2010-12-04

Cuối tháng trước, hơn 600 cảnh sát của cả liên bang lẫn tiểu bang, chưa kể sự tham gia của nhân viên nhiều cơ quan công quyền tại Úc như: Hải quan, Di trú, Thuế,… đã tiến hành kiểm tra khoảng 60 căn nhà tọa lạc tại tiểu bang Victoria, để bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa.

Photo courtesy of Wikipedia

Cây cần sa

Theo một số cơ quan truyền thông ở Úc, đa số nghi can dính líu đến việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria là người Việt.

Vì sao lại có thực trạng đáng tiếc đó? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường thuật thêm…

Tại sao lại nhắm vào người Việt?

Chiến dịch mà hệ thống bảo vệ pháp luật của Úc cũng như tiểu bang Victoria triển khai hôm 23 tháng 11 để bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa được xem là chưa từng có trong lịch sử. Theo các cơ quan truyền thông Úc, riêng tiểu bang Victoria đã điều động đến 630 cảnh sát, chưa kể lực lượng cảnh sát liên bang, nhân viên Hải quan, nhân viên Di trú, nhân viên cơ quan Thuế,… tham gia chiến dịch này.

Những thông tin ban đầu về chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa còn cho biết, cùng thời điểm này, cảnh sát của New Zealand đã mở một chiến dịch tương tự.

Tại tiểu bang Victoria, đợt khám xét đồng loạt 68 căn nhà ở những khu vực có nhiều người Việt cư ngụ hồi cuối tháng 11 đã giúp hệ thống công quyền Úc loại trừ được khoảng 8.000 cây cần sa đang chờ thu hoạch. Họ còn loan báo đã tịch thu được một lượng lớn thuốc lắc và tiền mặt, tài sản trị giá chừng 22 triệu đô la Úc.

Theo hệ thống truyền thông Úc, cảnh sát Úc xem đây là những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Họ đã theo dõi hoạt động trồng và kinh doanh cần sa suốt hai năm qua và những tổ chức tội phạm này được cho là có “liên hệ chặt chẽ với Việt Nam”. Những nhóm tội phạm vừa kể không chỉ phạm tội tại Úc mà còn hoạt động ở New Zealand, họ đã làm ra và buôn bán lượng cần sa, bạch phiến trị giá chừng 400 triệu đô la rồi chuyển phần lớn số tiền thu được về Việt Nam.

Để có thêm thông tin về diễn biến của chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, chiều 2 tháng 12, chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon – Chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Victoria…

34 bị bắt, một chết và còn có thể bắt thêm

Trân Văn: Thưa ông, kết quả của đợt truy quét cần sa tại bang Victoria như thế nào rồi?

nguyen-van-bon-250.jpg
Ông Nguyễn Văn Bon. Photo courtesy of 8406vic.blogspot.com.

Ông Nguyễn Văn Bon: Theo chúng tôi được biết, những người bị bắt đang chờ ra tòa.

Chúng tôi cũng vừa mới làm việc với Sở Di trú của Úc và được biết là đại đa số nghi can đều tạm cư bất hợp pháp tại Úc. Khi họ đã bị bắt thì công việc cũng đã xong, chúng tôi không theo dõi những người này được xử như thế nào.

Tuy nhiên ngày hôm qua có tin, trong lúc bị giam thì có một nghi can tử nạn. Chúng tôi không biết sự vụ như thế nào. Vấn đề đó còn nằm trong vòng điều tra của cảnh sát cho nên chúng tôi không biết rõ.

Trân Văn: Thưa ông, trong đợt bố ráp này tại tiểu bang Victoria, cảnh sát bắt được bao nhiêu người?

Ông Nguyễn Văn Bon: Cảnh sát bắt được khoảng 34 người. Tuy nhiên cảnh sát vẫn đang điều tra về một số người khác và cũng có thể sẽ bắt thêm nữa.

Đến giờ này, cảnh sát không thông báo cho chúng tôi biết con số chính xác là bao nhiêu.

Trân Văn: Trong số 34 nghi can bị bắt thì có bao nhiêu là người Việt?

Ông Nguyễn Văn Bon: Họ không nói rõ có bao nhiêu là người Việt. Họ chỉ cho biết đại đa số là người Việt tạm cư bất hợp pháp ở đây.

Trân Văn: Ông có biết họ đến Úc bằng cách nào không?

Ông Nguyễn Văn Bon: Úc có nhiều loại visa khác nhau. Hai loại visa mà họ có thể lạm dụng được là visa du lịch để thăm thân nhân, thăm viếng nước Úc và visa du học. Đó là những loại visa mà họ thường sử dụng để đến đây tạm cư bất hợp pháp, làm những chuyện phạm pháp như vậy.

Trân Văn: Trước sự kiện đa số những người trồng cần sa bị cảnh sát địa phương bắt là người Việt thì cộng đồng người Việt sống tại tiểu bang Victoria tại Úc nghĩ gì và phản ứng như thế nào?

Cộng đồng của chúng ta sống tại tiểu bang Victoria rất là không hài
lòng về việc người Việt tới đây dưới hình thức du lịch hoặc là du học
và trồng cần sa hoặc là buôn bán bạch phiến như vậy.

Ông Nguyễn Văn Bon

Ông Nguyễn Văn Bon: Cộng đồng của chúng ta sống tại tiểu bang Victoria rất là không hài lòng về việc người Việt tới đây dưới hình thức du lịch hoặc là du học và trồng cần sa hoặc là buôn bán bạch phiến như vậy. Nó gây một cú sốc.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên tách rời, đây không phải là thành viên trong cộng đồng của chúng ta ở tại Victoria. Có tin cho biết là những người này đến từ Hải Phòng.

Trân Văn: Thưa anh, dù sao đi nữa thì họ cũng là người Việt…

Ông Nguyễn Văn Bon: Chúng tôi không phủ nhận họ là người Việt. Nếu họ làm đúng theo luật pháp, chúng tôi sẵn sàng lên tiếng và có thể hỗ trợ họ. Tuy nhiên, ở xứ sở tự do như thế này, họ đã chọn “tự do phạm pháp” thì phải để nước Úc xử lý họ đúng theo luật pháp của nước Úc.

Trân Văn: Hồi nãy anh có cho biết, dựa trên thông tin của hệ thống truyền thông Úc thì những người bị bắt do trồng cần sa đều là những người tạm cư phải không ạ?

Ông Nguyễn Văn Bon: Đại đa số là những người tạm cư…

Trân Văn: Và đến từ Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Bon: Dạ đúng!

Trân Văn: Tình hình này có xảy ra ở những tiểu bang khác không?

Ông Nguyễn Văn Bon: Chắc anh cũng còn nhớ, trước đây có một vụ rất là lớn, đó là một phi công của Vietnam Airlines đã vận chuyển số tiền mặt từ bốn đến năm triệu. Khi cảnh sát bắt anh chàng phi công này tại Sydney thì anh chàng phi công này mới khai số tiền đó là tiền bán thuốc phiện để mang về Việt Nam.

Chúng tôi nghĩ, điều này chẳng những xảy ra tại các tiểu bang khác mà hiện giờ, nó còn xảy ra tại các nước khác nữa chứ không riêng tại Úc đâu.

Một bên phản đối, một bên im lặng

vietnam-airlines-250.jpg
Máy bay Boeing 767-300 của hãng hàng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài. AFP photo.

Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, ngay sau khi chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria được triển khai, tối 23 tháng 11, với tư cách Chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Victoria, ông Nguyễn Văn Bon đã phải công bố một thư ngỏ, xác nhận, hành vi phạm pháp của một số người Việt trên đất Úc đã hủy hoại thanh danh của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, vốn đã có nhiều đóng góp tích cực cho nước Úc trong suốt 35 năm qua.

Trong thư, ông Bon cho biết, cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản luôn luôn ủng hộ và tiếp tay với cảnh sát trong việc bài trừ tệ nạn ma túy. Đồng thời kêu gọi chính phủ mạnh tay với những kẻ phạm pháp vì cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản không dung dưỡng, thương hại những kẻ trồng cần sa, buôn bán bạch phiến.

Thế còn chính quyền Việt Nam? Suốt mười ngày qua, chính quyền Việt Nam không hề có bất kỳ ý kiến nào về sự kiện vừa đề cập. Kể cả khi hệ thống truyền thông Úc dẫn nhiều nguồn tin, ý kiến cho biết, các tổ chức tội phạm liên quan đến ma túy trên đất Úc có “liên quan chặt chẽ với Việt Nam”.

Có những dấu hiệu cho thấy, trước, trong và sau chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, cảnh sát Úc đã, đang, cũng như sẽ còn phối hợp chặt chẽ với cảnh sát của New Zealand. Tại sao không thấy thông tin nào về sự tham gia của Công an Việt Nam trong chiến dịch này?

Nguyên nhân có thể là từ chính Công an Việt Nam. Chẳng hạn hồi tháng 6 năm 2005, cảnh sát Úc đã từng bắt giữ ông Trần Đình Đang – phi công của Vietnam Airlines vì đã vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô la từ Úc về Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2008, cảnh sát Úc tiếp tục bắt giữ ông Lại Quốc Việt, một phi công khác cũng của Vietnam Airlines vì tham gia vận chuyển trái phép 3,7 triệu đô la ra khỏi Úc.

Tuy những khoản tiền khổng lồ trong những vụ vận chuyển trái phép này đã chính thức được phía Úc xác định là lợi nhuận bất hợp pháp vì thủ đắc từ kinh doanh ma túy, song chưa bao giờ người ta nghe Công an Việt Nam loan báo kết quả điều tra về những vụ rửa tiền ấy tại Việt Nam.

Tuy có “kịch bản” nhưng diễn còn vụng về


2010-11-06

Theo báo chí Việt Nam, Ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật, cư trú tại Hà Nội, một người thường xuyên lên tiếng góp ý với Đảng và chính quyền Việt Nam vừa bị bắt tại TP.HCM, vào chiều 5 tháng 11.

Photo: RFA

Hình chụp LS Cù Huy Hà Vũ lúc bị bắt tại khách sạn do Cơ quan An ninh Điều tra cung cấp cho báo chí

Căn cứ vào những thông tin đã được báo chí Việt Nam loan tải, một số luật sư Việt Nam cho rằng, Công an Việt Nam đã cố tình gài bẫy để bắt ông Vũ, và Trân Văn đã phỏng vấn một nữ luật sư chuyên về tranh tụng hình sự để tìm hiểu kỹ hơn.

Do nữ luật sư này yêu cầu ẩn danh và trả lời các câu hỏi phỏng vấn qua hình thức chat trên Internet nên Ngọc Trân sẽ đọc lại các câu trả lời của bà. Mời quý vị cùng nghe…

Vì sao chỉ “có vẻ bình thường”

Trân Văn: Thưa bà, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vừa bị bắt và một số người cho rằng, việc Công an Việt Nam bắt ông ta là hết sức bất thường. Là một luật sư, theo bà, việc bắt ông ta là bình thường hay bất thường?

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Những thông tin trên báo chí cho thấy, việc ông Vũ bị bắt “có vẻ bình thường”. Ông ta vào TP.HCM, thuê phòng của một khách sạn, Công an kiểm tra hành chính thì phát giác, ngoài ông ta, trong phòng còn có một người phụ nữ. Sau đó ông ta bị tạm giữ vì không chịu ký biên bản vi phạm, có thái độ bất hợp tác và hành hung chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên các tin và hình ảnh mà báo chí đã đưa về vụ bắt giữ ông Vũ lại có nhiều chi tiết cho thấy, “sự việc hình như không phải là vậy”.

Trân Văn: Câu trả lời vừa rồi của bà có hai cụm từ chưa rõ ràng lắm. Đó là “có vẻ bình thường” và “sự việc hình như không phải là vậy”.

Tại sao lại chỉ “có vẻ bình thường” và nếu “sự việc hình như không phải là vậy” thì sự thật thật sự có thể ra sao?

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Tôi nói “có vẻ bình thường” là vì, việc ông Vũ bị bắt, có vẻ không khác lắm với tin tức về các vụ kiểm tra hành chính ở khách sạn này, khách sạn kia, song trong nó lại chứa đựng khá nhiều chi tiết bất thường.

Trân Văn: Ví dụ?

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Tôi sẽ nêu một số ví dụ để anh tự đối chiếu.

Tôi có hai nguồn để anh tự so sánh và rút ra kết luận về sự bất thường, trong việc Công an bắt ông Cù Huy Hà Vũ.

Tôi nói “có vẻ bình thường” là vì, việc ông Vũ bị bắt, có vẻ không khác lắm với tin tức về các vụ kiểm tra hành chính ở khách sạn này, khách sạn kia, song trong nó lại chứa đựng khá nhiều chi tiết bất thường.

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh

Nguồn thứ nhất là tin “Tạm giữ ông Cù Huy Hà Vũ”, được báo điện tử VietNamNet đưa lên web của họ vào tối 5 tháng 11 và nguồn thứ hai là một số qui định pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là Bộ Luật Tố tụng Hình sự.

Hiến pháp Việt Nam minh định, Việt Nam bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Sự minh định này được khẳng định tại điều 8 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Theo đó, muốn khám xét chỗ ở của công dân thì phải có lệnh khám xét. Trong trường hợp kiểm tra hành chính thì phải có Quyết định kiểm tra hành chính.

Tùy tiện xông vào chỗ ở của công dân mà không có lệnh khám xét, hoặc không có quyết định kiểm tra hành chính là phạm tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân”. Theo điều 124 của Bộ Luật Hình sự thì tùy tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội này có thể bị phạt từ 3 tháng đến 5 năm tù.

Trân Văn: Thưa bà, ông Vũ đang ở khách sạn chứ không phải ở tư gia…

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Nhà làm luật dùng từ “chỗ ở” chứ không dùng từ “tư gia”, để khẳng định yếu tố “chỗ ở là nơi bất khả xâm phạm”.

Khi anh vào một khách sạn và được giao chìa khóa phòng nào đó thì kể từ lúc đó, phòng ấy là chỗ ở của anh. Chỗ ở này được luật pháp bảo vệ.

Để anh dễ hình dung, tôi nêu thêm một ví dụ. Anh thuê nhà của tôi. Dù tôi là chủ nhà nhưng vì đã cho anh thuê, tôi muốn vào thì vẫn phải xin phép và chỉ được vào khi anh đồng ý. Điều này mang tính tất nhiên mà ai cũng phải biết.

Trân Văn: Thưa bà, theo VietNamNet thì khi tiến hành kiểm tra hành chính tại khách sạn Mạch Lâm, Công an mới phát giác ông Vũ cư trú trong khách sạn với một phụ nữ.

Tuy tin đã đưa của VietNamNet không có chi tiết nào cho biết Công an có lệnh khám xét, hay Quyết định kiểm tra hành chính khách sạn này hay không, song tin đã đưa cũng không có yếu tố nào cho thấy, Công an đã “Xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Tin thì không nhưng ảnh thì có. VietNamNet là cơ quan truyền thông duy nhất dùng tấm ảnh chụp cảnh ông Vũ đang ở trần để minh họa cho sự kiện ông ta bị bắt.

Điều đó cho thấy ông ta hoàn toàn bất ngờ. Nếu Công an thực hiện đúng thủ tục luật định về kiểm tra hành chính. Có nghĩa là có lệnh, có thông báo thì đương sự sẽ không để Công an chụp ảnh ông ta đang trong tình trạng như vậy.

Trân Văn: Theo bà, Công an đã phạm tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân”?

cu-huy-ha-vu-250.jpg
LS Cù Huy Hà Vũ tại văn phòng của mình. Hình do LS Vũ gởi RFA.

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Thật ra chưa đủ cơ sở để khẳng định đúng là như vậy. Muốn khẳng định, phải tiếp xúc với ông Vũ và các nhân chứng, chẳng hạn như chủ hoặc các nhân viên khách sạn, phải xem hồ sơ…

Ở đây, tôi chỉ phán đoán như vậy vì còn vài chi tiết bất thường khác.

Ví dụ, kiểm tra hành chính vốn là công việc của cảnh sát – lực lượng gìn giữ trật tự trị an. Tin của VietNamNet cũng cho biết rằng, lực lượng kiểm tra hành chính khách sạn Mạch Lâm là Công an phường 11, quận 6.

Xin lưu ý là điều tra, xử lý hình sự luôn có sự phân công, phân nhiệm rất rõ ràng. Giả dụ ông Vũ chống công an phường 11, quận 6 đang thi hành công vụ thì về nguyên tắc, việc điều tra hành vi này sẽ do Cảnh sát Điều tra của Công an quận 11, TP.HCM thụ lý. Thế thì tại sao nơi tạm giữ ông Vũ lại là cơ quan an ninh của Bộ Công an?

Cũng xin nói thêm rằng, ông Vũ là một tiến sĩ luật, tôi tin ông ta rành rẽ luật Việt Nam, nếu như ông ta phản đối việc kiểm tra hành chính, không chịu ký biên bản vi phạm, có thái độ bất hợp tác, vì Công an có dấu hiệu “xâm phạm chỗ ở của công dân” thì không có cơ sở để xem xét hành vi “chống người thi hành công vụ”.

Trân Văn: Thưa bà, theo tin đã đưa có chi tiết là ông Vũ còn hành hung người thi hành công vụ.

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Tôi không tin điều đó. Nếu có điều đó, họ sẽ chụp và cung cấp cho báo chí. Những tấm ảnh như vậy sẽ ngăn chặn đáng kể các chỉ trích về việc tạm giữ ông ta.

Trong vụ tạm giữ ông Vũ, Công an chỉ có thể chụp những tấm ảnh, ghi cảnh ông Vũ đang cởi trần, ở trong phòng với một phụ nữ để cung cấp cho báo chí, nhằm gây ra những ấn tượng xấu về tư cách của ông ta.

“Diễn” còn vụng

Trân Văn: Cám ơn bà đã giải thích về những lý do khiến bà cho rằng vụ tạm giữ ông Cù Huy Hà Vũ chỉ “có vẻ bình thường”. Bây giờ xin bà cho biết, bà dựa vào đâu để nhận định “sự việc hình như không phải là vậy”?

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Nguyên nhân chính dẫn tới việc ông Vũ bị tạm giữ là sự có mặt của một người phụ nữ, trong phòng ông ta đã thuê của khách sạn Mạch Lâm.

Báo điện tử VietNamNet bảo rằng, người phụ nữ này là luật sư thuộc Hội Luật gia TP.HCM. Xin giải thích thêm rằng, Hội Luật gia là một tổ chức xã hội, quy tụ những cá nhân ham thích việc tìm hiểu pháp luật. Thành viên của hội này thường được gọi là luật gia, dù với nhiều thành viên của các Hội Luật gia, hai từ đó trở thành thái quá đối với họ.

Còn luật sư là một nghề và các luật sư thì là thành viên của Đoàn Luật sư ở tỉnh hay thành phố nào đó. Luật sư có thể sinh hoạt trong Hội Luật gia nhưng không có luật sư nào lại “thuộc” Hội Luật gia cả. Không phải tự nhiên mà luật Việt Nam cấm luật gia hành nghề luật sư.

Tiếc là do quá chủ quan và có thể là do chưa hiểu biết thật sự kỹ càng về luật pháp nên kịch bản này thiếu thuyết phục.

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh

Đó là một trong những lý do khiến tôi có cảm giác “sự việc hình như không phải là vậy”. Dù có kịch bản nhưng nó vẫn còn những chi tiết thiếu logic. Một lý do khác khiến tôi có cảm giác này là vì Công an Việt Nam “cởi mở” quá.

Thông thường, Công an phải giữ bí mật về công tác điều tra. Trên thực tế, công an chỉ chia sẻ bí mật điều tra để kiểm soát hoặc chi phối dư luận.

Cung cấp thông tin, hình ảnh về việc tạm giữ ông Vũ để báo chí đồng loạt đưa tin, rõ ràng là điều hết sức bất thường. Xin nhớ ông Vũ chỉ bị tạm giữ và “có thể bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ” thôi.

Điều đó có nghĩa là ông ta vẫn còn đầy đủ các quyền cơ bản của công dân. Thế thì tại sao Công an cũng như báo chí không tôn trọng các quyền nhân thân của ông ta, mà loan báo rộng rãi cả thông tin lẫn hình ảnh, về chuyện “thấy” ông ta trong khách sạn với một người phụ nữ như vậy?

Trân Văn: Cuối cùng, xin bà cho biết nhận định tổng quát của bà về vụ tạm giữ ông Cù Huy Hà Vũ.

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Hình như Công an cần bắt ông ta và vì họ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc bắt những cá nhân, mà hành vi có màu sắc chính trị, nên họ có kịch bản hẳn hoi. Tiếc là do quá chủ quan và có thể là do chưa hiểu biết thật sự kỹ càng về luật pháp nên kịch bản này thiếu thuyết phục.

Trân Văn: Cám ơn luật sư.