Lưu trữ theo thẻ: Tường An

Ngày tuần hành cho « Charlie » tại Paris

Ngày Chúa nhật 11 tháng 1, cả nước Pháp đồng loạt xuống đường tuần hành để tưởng nhớ đến những nạn nhận của cuộc khủng bố trong 3 ngày vừa qua. Tại Paris gần 2 triệu người đã tuần hành đến quảng trường République.

Một ngày lịch sử

Paris, một buổi sáng chúa nhật tháng 1 tràn ngập người, ai cũng với biểu ngữ trên tay và nước mắt trong lòng , những giọt lệ dành cho 17 công dân Pháp, trong đó có những nhà vẽ tranh biếm hoạ tài danh vừa qua đời trong vòng 3 ngày qua. Ngoài Tổng thống Pháp Francois Holland, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Anh David Cameron, và gần 50 đại diện các quốc gia đến tham dự. Gần 2 triệu người đã đổ về Paris.  Khắp thủ đô Paris tràn đầy những biểu ngữ với dòng chữ « Je suis Charlie » Những cây bút được dơ cao. Những lá cờ gục đầu tưởng nhớ những nạn nhân đã nằm xuống vì cực đoan tôn giáo.

Một phụ nữ Pháp từ ngoại ô Paris đến tham gia tuần hành cho biết lý do bà tham gia cuộc tuần hành này:

“Tôi đến đây để đồng hành cùng Charlie, ở nước Pháp, dù với bất cứ lý do nào,  không ai có thể bị giết chết vì giá trị của dân chủ và tự do và tự do ngôn luận . Tất cả mọi người cùng tập hợp về đây để lên tiếng và để chính phủ phải làm một cái gì đó.”

Tất cả chúng ta đều bị sốc bởi những gì vừa xảy ra. Cuộc tuần hành này để nói lên điều đó không thể chấp nhận được và để cho mọi người thấy rằng chúng ta không sợ hãi”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/march-for-charlie-01112015164035.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Charlie Hebdo, biến cố làm bàng hoàng nước Pháp

Ngày 7 tháng 1 vừa qua, tại quận 11 Paris, Pháp Quốc, tòa soạn báo Charlie Hebdo bị khủng bố tấn công. Cả nước Pháp bàng hoàng. Thông tín viên Tường An hỏi chuyện một số cư dân tại Pháp về cảm tường của họ.

Vào khoảng 11 giờ 20 ngày 7 tháng 11. Hai tên khủng bố bịt mặt đã tấn công vào tòa soạn tờ báo biếm họa Charlie Hebdo làm 12 người chết và 11 người bị thương. Anh Lê Đức Nghị, cư ngụ tại quận 11 gần tòa soạn báo Charlie Hebdo đã đến hiện trường sau khi đọc được tin trên mạng Twitter. Anh cho biết cảnh tượng lúc đó:

Khi đến nơi thì thấy cảnh sát và bác sĩ đã đến đó rất đông, mặc dù việc xảy ra mới chưa đầy 1 tiếng. Cảnh sát đưa người bị thương ra và chặn hầu hết những tuyến đường vào nhà đó. Tôi đứng cạnh đó để nghe tường thuật từ đài TF1 và các đài truyền hình khác và người dân đứng đó rất là đông, đứng đo một lúc thì nghe thông báo bao nhiều người chết, bao nhiêu người bị thương. Càng ngày thì số người càng tăng lên.”

Đây vụ tấn công kinh hoàng nhất tại Pháp từ mấy chục năm nay. Tổng thống François Hollande đã gọi ngay đâu là một cuộc tấn công của khủng bố và là một hành động “cực kỳ man rợ Thủ tướng Đức Merkel gọi đó là hành độngkinh tởm. Tổng thống Mỹ Obama cho đó là một việc đáng sợ và đng thời hèn nhát” của tổ chức khủng bố. Các nguyên thủ quốc gia từ khắp thế giới đồng lên tiếng về hành động sát nhân này.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/terorism-at-journal-charlie-hebdo-ta-01092015101947.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Thuyền nhân Việt tại Úc được hòa nhập cộng đồng

Gần đây, làn sóng thuyền nhân tầm trú đến xin tị nạn ở Úc đã có phần lắng dịu sau khi “Hiệp định Định cư trong khu vực” ngày 19/7/2013 được ban hành. Một số thuyền nhân Việt Nam còn trong các trại tị nạn lần lượt được hưởng quy chế tạm định cư để hòa nhập với cộng đồng. Cuộc sống của họ hiện giờ và tương lai của họ sẽ ra sao? Một thanh niên chia sẻ với thông tín viên Tường An của đài Á Châu Tự Do cảm giác của anh khi được rời khỏi trại tạm trú Yongah Hill:

“Quả thực khi nhận được quyết định ra khỏi trung tâm tạm giam người tầm trú thì em rất chi là vui, cũng như mọi người rất chi là vui. Bên cạnh đó cũng có những nỗi buồn cho những người ở lại.”

Đó là chia sẻ của anh Paul Nguyễn, một trong khoảng 100 thuyền nhân may mắn của trại Yongah Hill được ra tạm định cư tại Melbounre ngày 15 tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui đó, anh Paul Nguyễn cũng không dấu được sự lo lắng về tương lai:

“Thực ra, bây giờ được ra hòa nhập cũng là một may mắn cho bọn em, nhưng mà họ (chính phủ) chưa có một chính sách nào nhất định cho bọn em nên bọn em rất chi là lo lắng. Mặc dù là mình ở ngoài, hạnh phúc và may mắn hơn những người ở trong trại nhưng mà thực chất thì bọn em cũng không biết tương lai của bọn em sẽ như thế nào.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/boat-people-in-australia-intergrated-society-ta-12202014092009.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Chủ quỵt lương, công nhân bị kẹt ở Malaysia

Đã gần 9 tháng nay, 16 công nhân tàu Phan Khánh tại Melaka, Malaysia không được chủ trả lương đầy đủ và cũng không trở về được Việt Nam theo như yêu cầu.

Không có việc làm, chủ nợ lương

Tàu Phan Khánh với số hiệu SG5722 là một xà lan chở cát. Ngày 12 tháng 2 đầu năm nay, tàu khởi hành từ Biên Hoà với 15 công nhân và 1 tài công ( đa số là người dân tỉnh Kiên Giang) đến bang Johor thuộc Malaysia được một thời gian ngắn, sau đó tàu được chuyển đến Melaka, một thành phố biển thuộc miền Nam Malaysia và nằm yên đó gần 8 tháng nay vì không ký được hợp đồng vận chuyển cát với công ty xây dựng hãng du lịch của Mã Lai ở đây nên công nhân không có việc làm, tàu hết dầu, chủ không trả lương, 12 công nhân trên tàu muốn về lại Việt Nam, còn 4 người khác thì không muốn về. Một công nhân trong nhóm 12 công nhân muốn về cho biết sự việc :

«Chủ kêu tụi em qua đây mần, qua đây mần đi tàu. Ổng nói lương bổng ổng trả mỗi tháng 8 triệu. Tụi em đi 9 tháng nay rồi mà ổng trả tổng cộng là chỉ có 3 tháng mấy thôi. Bây giờ tụi em muốn đòi về nhưng ổng không giải quyết cho tụi em về.»

Do không ký được hợp đồng công trình mới, tàu đậu ở cảng Malaka  càng lâu thì đóng thuế hải quan càng nhiều. Theo công nhân , người chủ đã thiếu 8 tháng thuế hải quan gần 40.000 Ringgit (đơn vị tiền Malaysia). Nợ chồng chất, công việc không có nên chủ cũng không có tiền trả lương. Một công nhân khác nói :

«Từ lúc em qua đến giờ cũng chưa có làm việc gì hết. Lúc em mới qua, ổng nói qua đây đi thì có công trình làm liền , đừng lo, nhưng qua tới giờ cũng không có công trình gì để làm. Ổng làm ăn thất bại ổng không có hợp đồng công trình được , ổng không có tiền trả tụi em, ổng thiếu nợ hải quan, ổng muốn bỏ mấy em. Ổng nói dối tụi em, nói có…có…mà đâu có gì đâu !  Ổng hẹn lần, hẹn lượt, ổng bỏ tụi em chơ vơ, vất vưởng vậy đó !»

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-payment-vns-worker-stay-in-malay-ta-11112014100810.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nước Đức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, phần 2

Chiếc huy chương nào cũng có những mặt phải và mặt trái của nó. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989, Niềm vui thống nhất của  người dân hai miền Đông Tây chưa trọn vẹn thì họ đã phải đối diện với những khó khăn về vật chất khi mà 40 triệu người dân Tây Đức đã phải gánh  thêm trên vai cuộc sống của hơn 18 triệu dân Đông Đức với tất cả những hệ luỵ còn sót lại của 28 năm dưới chế độ Cộng sản và cả những di sản trước đó do chiến tranh để lại.

Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, gần 60 ngàn người Việt đang học tập và lao động ở Đông Đức đứng trước sự chọn lựa: tiếp tục tương lai trên nước Đức tự do nhưng mới mẽ và đầy thách thức hay trở về với chủ nghĩa Cộng sản quen thuộc tại Việt Nam với số tiền trợ giúp của chính quyền mới ? Khoảng 40.000 người Việt đã chọn con đường hồi hương với 3000 Đức Mã. Anh Nguyễn văn Mài, là một công nhân hợp tác lao động ở Đông Đức vào thập niên 80, nay cư ngụ tại Hannover kể lại:

“Khi bức tường Bá Linh đổ, ai có điều kiện thì chạy sang Tây Bá Linh, tôi còn nhớ lúc đó ai qua Tây Bá Linh thì chính quyền mới cho 100 Đức Mã. Một trăm đo Mác lúc đó đối với anh em mình là to lắm. Thế là lúc đó nước Đức đổi tiền theo tiêu chuẩn 1 ăn 1. người Việt mình nói chung lúc đó là vui vẻ. Sau đó nước Đức người ta thấy hoàn cảnh công ăn việc làm khó khăn quá cho nên người ta động viên người Việt nhà mình, nếu ai muốn hồi hương thì người ta sẽ bồi thường 3000 đô Mác cho mỗi người và thế là đại đa số người Việt mình hồi hương”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/germ-after-25ye-p2-11062014081559.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nước Đức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, phần 1

Để kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ. Kính mời quý vị cùng thông tín viên Tường An nhìn lại những thành tựu cũng như những bất cập còn tồn đọng sau 25 năm thống nhất qua những chia sẻ của người Việt sống tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Đêm 13 tháng 8 năm 1961, tại Bá Linh, một bức tường  dài 156 km được dựng lên chia đôi 2 miền ý thức hệ. Bức tường đã giam cầm sự tự do của hơn 3  triệu người dân ròng rã  28 năm.

Mảng tối của hàng triệu  cư dân Đông Đức chỉ thực sự được phơi bày sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989.

25 năm trôi qua,  sau ¼ thế kỷ thống nhất, nước Đức còn, mất những gì, người dân của xứ sở Karl Marx và Einstein này thua thắng ra sao ở buổi chung cuộc ?

Mặc dầu trong một sớm một chiều, 40 triệu người dân Tây Đức đã phải cưu mang thêm 18 triệu người dân Đông Đức, thế nhưng, tinh thần dân tộc đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn ban đầu để vực dậy nền kinh tế và đưa nước Đức thành một quốc gia cường thịnh như hôm nay. Ông Lê Nam Sơn , ngụ tại thành phố Hannover nói :

« Trước đó, cuộc sống bên Tây Đức rất là dễ dàng, thoải mái. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, toàn nước Đức thống nhất thì nói chung cuộc sống không khá như trước. Nhưng để bù lại, cả một nước Tây Đức họ đã vực dậy phần còn lại bên Đông Đức và sánh ngang hàng với các nước Châu Âu. Nhưng người lãnh đạo của nước Đức có cái viễn kiến và họ đã đưa nước Đức lên ngang hàng với các nước Tây Âu, chuyện đó không phải là dễ »

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/germ-after-25ye-p1-11062014104904.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Người Việt tại Ba lan dấn thân vào chính trường

Ngày 16 tháng 11 năm 2014 tới đây sẽ diễn ra một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của cộng đồng người người Việt tại Ba Lan, đó là lần đầu tiên có 7 người Ba Lan gốc Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng các cấp quận, thành phố và tỉnh ở địa phương.Thông tín viên Tường An trao đổi với một vài ứng cử viên cũng như cư dân Ba Lan và gửi về bài tường thuật sau đây.

Với khoảng 40.000 người Việt định cư tại Ba Lan từ gần nửa thế kỷ nay, công đồng người Việt tại đây được coi là một cộng đồng khá khép kín và ít quan tâm đến tình hình chính trị của bản xứ. Sự kiện cùng một lúc 7 người Ba Lan gốc Việt với độ tuổi từ 22 đến ngoài 60 ứng cử vào Hội đồng tự quản địa phương từ cấp quận tới thành phố và tỉnh phải nói là một sự kiện đặc biệt đánh thức sự quan tâm của cộng đồng người Việt tại đây cũng như người dân bản xứ.

Danh sách 7 ứng cử viên Ba Lan gốc Việt gồm 1 ứng cử viên cấp tỉnh, 2 ứng cử viên cấp thành phố và 4 ứng cử viên cấp quận.

Ông Ngô văn Tưởng,  một ứng cử viên tự do,cựu biên tập viên của báo Đàn Chim Việt, ông đã tốt nghiệp đại học đóng tàu, hiện là thông dịch viên hữu thệ, cho biết lý do ông chọn thời điểm này để tranh cử vào Hội đồng thành phố sau hơn 30 năm sống tại Ba Lan :

« Trước hết là mặc dù khoảng thời gian ở lại Ba Lan rất nhiều nhưng thời gian mà tôi có quốc tịch Ba Lan chỉ mới có 7 năm thôi, Ba Lan là một nước có nền dân chủ thực sự và có bầu cử tự do. Khi có quốc tịch Ba Lan thì tôi luôn luôn tích cực để đi bầu và luôn luôn nghĩ rằng có một ngày nào đó thì tôi sẽ đứng ra ứng cử »

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-in-polan-got-in-poli-11022014124034.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA từ Vienna, Áo Quốc

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một cựu tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn được trả tự do ngày 28/6 vừa qua. Sau đó, ngày 3/9 cô đi bị cấm xuất cảnh khi dự định đi thăm Mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh tại Áo.

Nhưng vừa qua, trước chuyến công du Đức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vài ngày, bất ngờ, cô được cơ quan xuất nhập cảnh thông báo là cô đã được phép xuất cảnh sang Áo thăm Mẹ. Ngày 16/6 cô đã đến Vienna.

Trả lời thông tín viên Tường An của đài Á châu Tự do, cô Minh Hạnh chia sẻ cảm xúc của mình khi gặp lại Mẹ:

Minh Hạnh: Kính thưa quý thính giả đài RFA. Cảm giác của Minh Hạnh khi mà cảnh cổng phi trường Áo mở ra. Minh Hạnh vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy Mẹ của mình, chị của mình đang đứng trước mặt mình. Phải nói đây là một điều mà Minh Hạnh từng mơ ước mà nó đã trở thành sự thật, vô cùng hạnh phúc. Minh Hạnh chỉ có thể nói hai chữ “hạnh phúc” mà thôi !

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-do-thi-minh-hanh-vienna-ta-10182014095949.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Nước Đức, 25 năm Tự Do và Thống Nhất

Tuần vừa qua, thành phố Hannover đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ cũng như kỷ niệm 24 năm nước Đức thống nhất.

Đêm 12 rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, những viên đá đầu tiên đã được đặt xuống thành phố Bá linh, từ đó, bức tường ô nhục dựng lên bất chấp sự phản đối của trên 300.000 người dân Tây đức. Máu đã đổ trên bức tường này khi gần 5000 người đã tìm cách vượt qua biên giới, trên 200 người đã ngã xuống để trả giá cho tự do.

Nhưng rồi, 28 năm sau đó, như một phép lạ, đêm 9 tháng 11 rạng sáng 10/11 năm 1989 những viên gạch ô nhục ấy đã được đập vỡ trong niềm hân hoan vô bờ của hai vùng đất nước dẫn theo một loạt tan rã của chủ nghĩa cộng sản ở Đông âu

Bức tường dài 155 km, biểu tượng của sự chia lìa nay chỉ còn là một vành đai xanh cho người đi xe đạp để gợi nhớ lại một  giai đoạn bi thương của lịch sử đã sang trang.

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/germany-25yrs-freedom-unity-ta-10082014131626.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.

Bị hăm dọa đuổi việc vì mướn nhà của Anh Trương Minh Đức

Sau khi tư gia chị Nguyễn Thị Kim Thanh bị hơn 30 công an kiểm tra tối ngày 11/9 và bắt chồng chị là nhà báo Trương Minh Đức đi thì đến hôm nay, các công nhân mướn nhà của chị Thanh lại bị hăm dọa đuổi việc nếu còn tiếp tục mướn phòng của chị Thanh. Chị Thanh nói:

“Nhà em có 2 phòng, người ta đang đi làm thì hôm vừa rồi công an họ vô họ ghi làm ở công ty gì, dây chuyền nào? Ghi rõ ràng như vậy. Hôm qua có 1 cháu tên là Linh, nó ở phòng số 1, ông chủ quản trong công ty mời nó lên để nói là bây giở ở nhà trọ “Đức Thanh” thì phải dọn phòng đi, nếu vẫn còn ở đó thì họ sẽ cắt hợp đồng họ không cho làm nữa. Họ sẽ cho nghỉ 2 ngày để dọn phòng, họ sẽ tính lương hai ngày đó. Họ còn nói rõ là công an trên Huyện nói là nếu mày ở nhà trọ anh Đức chị Thanh thì họ sẽ cắt hợp đồng.”

Quý vị có thể đọc thêm chi tiết bằng cách vào đường link của trang nhà RFA dưới đây:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/threatened-because-rent-house-indelaajpent-journalist-ta-09202014084651.html
Nếu quý vị bên VN, không thể vào được, xin quý vị vào địa chỉ “chauatudo.info”, hoặc “achautudo.info” rồi nhập đường link trang web của ban việt ngữ vào.